Bếp cần có quan hệ phức tạp với nhiều thành phần khác:Nơi ăn nhỏ, có thể gắn liền hay nằm trong bếp; Phòng sinh hoạt chung gia đình; Phòng ăn chính; Nơi ăn ngoài sân (terrace); Lối vào từ sân; Garage để xe.

Bố trí bếp

* Bếp cần có quan hệ với các yếu tố thuộc mội trường thiên nhiên như:

– Chiếu sáng.

– Thông gió.

Ngày nay các trang thiết bị tốt về chiếu sáng, hút khói (quạt, máy hút khói…) đã cho phép bếp không nhất thiết phải gắn với thiên nhiên bên ngoài nhưng khi điều kiện cho phép, vẫn phải tận dụng tối đa mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố thiên nhiên, không chỉ vì nhu cầu sinh lý, vật chất mà còn là vấn đề thẩm mỹ và tâm lý. Tường và vật liệu mặt bàn bếp cần phải là vật liệu đẹp, các thiết bị cũng phải có tính thẩm mỹ cao và sạch sẽ.

281

* Bố cục không gian và thiết bị trong bếp:

– Việc bố trí các quầy trong bếp phải được chú ý sao cho khoảng cách giữa các quầy cũng như khoảng cách giữa các thiết bị là hợp lý để tiện nghi khai thác cho người sử dụng cũng như để các thiết bị không ảnh hưởng nhau (gồm có tủ lạnh, lò nấu, máy giặt, các ngăn kéo tủ chia thức ăn và dụng cụ bát đĩa nồi niêu). Cách bố trí các quầy bếp có thể là kiểu hai bàn song song hay chữ L hay chữ U hay chữ U hẹp, khoảng cách giữa 2 cạnh có thể chỉ 0,9m để với sang hai bên cho tiện lợi.

– Các không gian cao thấp phải được tận dụng làm tủ bếp dưới gầm bàn, tủ treo, kho treo… thậm chí để cả máy giặt để người làm bếp tiện vừa nấu ăn vừa giặt đồ.

– Tam giác và tứ giác làm việc trong bếp nên có các cạnh đều nhau. Bếp gồm 3 thành phần chính là chậu rửa – tủ lạnh – bếp lò hình thành một tam giác làm việc (work triangle), tuy nhiên các cạnh tam giác này không nên quá lớn, ở các phòng bếp sang trọng và lớn, chiều dài cạnh nói trên chỉ để khoảng 3.000 mm. Khi dùng bếp kiểu hòn đảo (island) hay xuất hiện trong các bếp hiện đại sẽ hình thành tứ giác làm việc thay cho tam giác.

images

* Bố trí các thiết bị chính:

– Chậu rửa: là vị trí quan trọng nhất ở bếp, được sử dụng trước khi nấu, trong khi nấu, khi ăn cũng như dọn bàn sau khi ăn. Đó là nơi người nội trợ dùng nhiều nhất trong bếp. Vì vậy vị trí người đứng trước chậu rửa là vị trí phải quan sát được các không gian có quan hệ nhất là bàn ăn (chú ý không được để các tủ treo che khuất) và không gian bên ngoài theo một trong hai phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặc khác nó cần có quan hệ với các bộ phận liên quan bên trong như tủ chén bát, giỏ rác, bếp nấu. Cần chú ý để cánh của các bộ phận này không va vào nhau.

Ở các ngôi nhà có diện tích rộng rãi, người ta còn có thể bố trí riêng chậu rửa cho bộ phận soạn ăn (salad sink). Không gian bên ngoài còn rất cần thiết khi cần gia công thức ăn (rửa rau, làm gà vịt, cá) ở sân ướt phía sau.

– Giỏ rác: ngày nay giỏ rác không chỉ có một, có thể dùng nhiều giỏ rác để phân chia ngay rác ướt, rác khô và loại rác có thể tái sinh.

– Tủ lạnh: Được một số tác giả coi là có tầm quan trọng thứ hai. Khi bố trí một tủ lạnh, cần cân nhắc không gian cần thiết để tiếp cận tủ đồng thời khi mở cánh cửa tủ không bị vướng mắc. Tủ lạnh được dùng tới nhiều, trong khi nấu, sửa soạn, khi ăn, sau khi ăn cũng như dùng tới trong những lúc giải trí, nghỉ ngơi khác. Vì vậy việc bố trí tủ lạnh cần được coi trọng.

– Bếp lò: Ở nước ta bếp lò đã được cải thiện rất nhiều từ khi gas đốt được bán rộng rãi tại Việt Nam. Bếp gas và lò viba ngày càng ưa dùng tại vì tính thiện lợi và sạch sẽ. Bếp phải bố trí phía có tường đặc kín gió (không có cửa sổ) cũng như cần tránh các luồng gió thổi bạt làm tắt các lửa bếp.