Skip to Content

Blog Archives

Diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng nhà ở

Ở các khu qui hoạch mới diện tích lô đất tối thiểu để xây nhà là 36m2, ở các khu đô thị cũ diện tích tối thiểu là 25m2… Đó là một trong những nội dung được đề cập trong qui chuẩn xây dựng VN – qui hoạch xây dựng theo quyết định 04 ngày 3-4-2008 vừa được Bộ Xây dựng ban hành.

Diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng: Lô đất nhỏ nhất là 25m2

Kích thước lô đất qui hoạch xây dựng nhà ở được xác định theo nhu cầu và đối tượng sử dụng và phải phù hợp qui hoạch.

Cụ thể với các khu qui hoạch mới: nếu đường phố có lộ giới từ 20m trở lên diện tích lô đất xây nhà ở gia đình tối thiểu là 45m2. Chiều rộng của lô đất ít nhất 5m, chiều sâu tối thiểu cũng 5m. Trường hợp đường có lộ giới dưới 20m thì diện tích của lô đất tối thiểu là 36m2, chiều rộng và chiều sâu lô đất ít nhất là 4m. Với nhà liên kế hoặc nhà riêng lẻ có hai mặt tiếp giáp đường chính khu vực thì chiều dài tối đa của dãy nhà là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp qui hoạch hoặc đường đi bộ rộng tối thiểu 4m.

Từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đẹp đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ (ranh xác định giữa lô đất và đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật), trừ các trường hợp sau đây: đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà được phép vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m; từ vỉa hè lên cao 1m,

Các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí nhà được vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m. Từ độ cao 3,5m (từ vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ôvăng, bancông, mái đua…) được vượt chỉ giới đường đỏ nhưng còn tùy thuộc chiều rộng lộ giới, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m…

Đối với ban công, mái đua, ôvăng, độ vươn ra được qui định cụ thể như sau: nếu đường có lộ giới dưới 7m thì không được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ; đường từ 7-12m thì các bộ phận trên được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ tối đa 0,9m; đường trên 12m đến 15m vươn tối đa 1,2m; đường lộ giới trên 15m được vươn ra đến 1,4m. Riêng các phần ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt qua chỉ giới đường đỏ.

Đối với các khu đô thị cũ: khi qui hoạch, cải tạo phải dành đất tối đa để bố trí các công trình phúc lợi công cộng. Riêng nhà liên kế hiện có khi cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau: trường hợp lô đất nằm trong dãy phố diện tích tối thiểu để xây nhà liên kế là 25m2/căn và chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 2,5m. Qui chuẩn này áp dụng cho toàn dãy phố.

Trường hợp lô đất đứng riêng lẻ diện tích nhỏ nhất để xây dựng nhà là 50m2/căn, với chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 5m. Nếu nhà bị giải tỏa, phần diện tích còn lại nhỏ hơn các qui chuẩn trên áp dụng theo các qui định liên quan.

xin-phep-xay-dung-1

Chung cư cao cấp: một căn hộ có 1,5 chỗ đậu ôtô

Bãi đậu xe:

Trong các khu đô thị, khi qui hoạch cần chú ý đến các bãi đậu xe. Bãi đậu xe ngầm hoặc nổi được qui hoạch gần các khu trung tâm thương mại, giải trí… và khoảng cách đi bộ tối đa là 500m. Phần diện tích tối thiểu dành cho ôtô con là 25m2/xe, xe máy 3m2, xe đạp 0,9m2, xe buýt 40m2, xe tải 30m2/xe.

Riêng các công trình xây dựng, chỗ đậu ôtô con được qui định như sau: khách sạn từ ba sao trở lên tối thiểu bốn phòng phải có một chỗ đậu xe; văn phòng cao cấp, trụ sở cơ quan đối ngoại, siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm hội nghị triển lãm, trưng bày thì 100m2 sàn sử dụng phải có ít nhất một chỗ đậu xe; với chung cư cao cấp thì một căn hộ phải có ít nhất 1,5 chỗ đậu ôtô con.

Trạm xăng:

Phải đảm bảo các yêu cầu sau: không được làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trạm xăng phải cách lộ giới ít nhất 7m. Đối với những trạm xăng gần các giao lộ thì khoảng cách từ lối vào trạm xăng tới chỉ giới đường đỏ gần nhất (của tuyến đường giao cắt với đường đi qua mặt tiền của công trình trạm xăng) cần đảm bảo ít nhất 50m.

Cách ngoài phạm vi bảo vệ dọc cầu và đường dẫn lên cầu tối thiểu 50m. Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở ít nhất 50m. Ngoài ra trạm xăng còn phải cách nơi tụ họp đông người (chợ, trường học…) ít nhất 100m, cách trạm xăng khác ít nhất 300m, cách các danh lam thắng cảnh 100m…

Phòng cháy chữa cháy:

Tại đô thị phải bố trí mạng lưới các trạm phòng cháy chữa cháy (PCCC) gồm các trạm trung tâm và các trạm khu vực. Bán kính của trạm PCCC trung tâm tối đa là 5km, bán kính trạm PCCC khu vực tối đa 3km. Vị trí đặt trạm PCCC phải thuận tiện các đường giao thông; không tiếp giáp với công trình có đông người, xe cộ ra vào; phải đảm bảo đường cho xe chữa cháy tới lấy nước chữa cháy tại trụ nước chữa cháy, bể dự trữ nước, hồ, ao, sông…

Nghĩa trang:

Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ngoài đô thị, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt… Diện tích mộ chôn cất một lần là 5m2 trở xuống/mộ, mộ cải táng từ 3m2 trở xuống. Nghĩa trang xây mới phải cách khu dân cư tối thiểu là 500m.

Nhà vệ sinh công cộng:

Trên các trục phố chính, khu thương mại, công viên, chợ, bến xe, các trạm xe buýt chính, nơi sinh hoạt công cộng phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Khoảng cách giữa hai nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính từ 1,5km trở lại. Tại các công trình ngầm có đông người cũng phải có buồng vệ sinh công cộng.

Tại sao cần tuân thủ quy định về diện tích xây dựng nhà ở?

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là những quy định về tỷ lệ giữa diện tích xây dựng và diện tích đất xây dựng, được quy định trong các văn bản pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn. Quy định này nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

  • Bảo đảm sự an toàn, ổn định của công trình xây dựng và môi trường xung quanh: Diện tích xây dựng quá lớn sẽ làm tăng tải trọng lên nền móng, dẫn đến nguy cơ sụt lún, đổ vỡ công trình. Ngoài ra, diện tích xây dựng quá lớn cũng làm giảm diện tích cây xanh, sân bãi, không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa của cảnh quan đô thị: Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
  • Bảo đảm quyền lợi của người dân và nhà nước: Quy định giúp đảm bảo quyền lợi của người dân trong việc sử dụng đất, đồng thời cũng là cơ sở để nhà nước quản lý, thu thuế đất đai.
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình
Tuân thủ quy định về diện tích xây nhà đảm bảo tính ổn định của công trình

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là bao nhiêu?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở được quy định cụ thể dựa trên các yếu tố như vị trí đất xây dựng, loại nhà ở và diện tích lô đất xây dựng. Dưới đây là một số quy định cơ bản về diện tích xây dựng nhà ở:

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn

Diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại nông thôn là 25m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại nông thôn là 24m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại nông thôn là 12m2.

Điều này có nghĩa là một căn nhà ở tại nông thôn ít nhất phải có diện tích là 24m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2. Ngoài ra, để xây dựng một căn nhà ở tại nông thôn, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một lô đất có diện tích tối thiểu là 25m2.

==> Tham khảo thêm: Thiết kế mẫu nhà cấp 4 mái Thái

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị

Tại các khu vực đô thị, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ khác so với nông thôn do yêu cầu về đồng bộ, hài hòa và an toàn trong kiến trúc đô thị. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị được quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở tại đô thị là 40m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở tại đô thị là 36m2.
  • Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở tại đô thị là 18m2.

Với các quy định này, một căn nhà ở tại đô thị ít nhất phải có diện tích là 36m2 và bao gồm ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 18m2. Các chủ đầu tư cũng được yêu cầu đảm bảo có lô đất với diện tích tối thiểu là 40m2 để xây dựng một căn nhà ở tại đô thị.

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị
Diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị cần tối thiểu là 40m2 trở lên

Quy định về diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻĐối với những ngôi nhà riêng lẻ, quy định về diện tích xây dựng nhà ở sẽ còn phức tạp hơn do có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến diện tích xây dựng. Theo quy định tại QCVN 01:2008/BXD, diện tích xây dựng nhà ở đối với nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
  • Diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở là 40m2 (đối với nông thôn) hoặc 80m2 (đối với đô thị).Diện tích tối đa của nhà ở riêng lẻ không vượt quá 50% diện tích lô đất.Diện tích tối thiểu của một căn nhà ở là 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng).Diện tích tối thiểu của một căn phòng ở là 12m2.

  • Với các quy định này, một ngôi nhà riêng lẻ sẽ cần có ít nhất diện tích 30m2 (đối với khu vực có chiều cao trên 5 tầng) hoặc 60m2 (đối với khu vực có chiều cao dưới 5 tầng). Tuy nhiên, diện tích này không được vượt quá 50% diện tích lô đất. Ngoài ra, người chủ đầu tư cũng cần đảm bảo có ít nhất một căn phòng với diện tích tối thiểu là 12m2 để đáp ứng nhu cầu về phòng ngủ.

    READ MORE

    Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào?

    Bạn Phan Văn An – Nghệ An hỏi:

    Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào? Tại sao phải thực hiện giám sát tác giả thiết kế? Ai là người giám sát tác giả? Giám sát tác giả thiết kế khác với giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư như thế nào? Trường hợp nhà thầu thiết kế ở xa công trình có thể nhờ tổ chức tư vấn tư vấn khác giám sát tác giả thay được không?

    WEDO xin được phúc đáp!

    – Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào?

    Theo khoản 3 điều 56 của Luật Xây dựng, nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, xây từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện thiết kế xây dựng. Nếu nhà ở có quy mô nhỏ hơn và nằm ngoài khu vực như nêu ở trên thì cá nhân, hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn đối với các công trình lân cận. Nếu là tổ chức thiết kế thì trong bản vẽ phải có dấu của tổ chức và chữ ký của người tham gia thiết kế theo quy định. Nếu là cá nhân hành nghề độc lập thiết kế thì trong bản vẽ phải có chữ ký của thiết kế theo mẫu chữ ký khi đăng ký kinh doanh.

    nha-lo-pho-4

    – Tại sao phải thực hiện giám sát tác giả thiết kế? Ai là người giám sát tác giả

    Theo điều 3 của Luật Xây dựng, giám sát tác giả là hoạt hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt. Như vậy, giám sát tác giả là trách nhiệm của tư vấn thiết kế và thực hiện trong giai đoạn thi công. Tác giả thiết kế xây dựng công trình là người giám sát tác giả.

    – Giám sát tác giả thiết kế khác với giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư như thế nào? Trường hợp nhà thầu thiết kế ở xa công trình có thể nhờ tổ chức tư vấn tư vấn khác giám sát tác giả thay được không?

    + Giám sát tác giả thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình khác nhau về thời gian, nội dung thực hiện và trách nhiệm. Cụ thể đối với giám sát tác giả không yêu cầu thường xuyên có mặt tại công trình, chỉ xem xét thi công có đúng thiết kế không và chỉ chịu trách nhiệm khi có sự cố do lỗi của thiết kế. Giám sát thi công phải có mặt thường xuyên tại công trình, nội dung công việc là phải kiểm tra toàn diện các mặt về các quy định của pháp luật như điều kiện khởi công, năng lực nhà thầu, chứng chỉ vật liệu và giám sát chất lượng thi công, lắp đặt, vật tư vật liệu … Giám sát thi công chịu trách nhiệm toàn diện theo hợp đồng về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

    + Theo khoản 1 điều 22 của Nghị định 209/CP, nhà thầu thiết kế cử người đủ năng lực để thiết thực hiện giám sát tác giả. Vì vây, không thể nhờ tổ chức tư vấn khác giám sát tác giả thay cho nhà thầu thiết kế được. Trường hợp nhà thầu thiết kế ở xa công trình và không có khả năng thực hiện giám sát tác giả thì không nên nhận thầu thiết kế công trình đó.

    READ MORE

    Thủ tục xin cấp phép xây dựng – Đơn xin đăng ký chất lượng môi trường

    WEDO có thể cho tôi biết nội dung hồ sơ xin cấp phép xây dựng và đơn xin đăng ký chất lượng môi trường.

    Hồ Thị Loan Anh

    WEDO trả lời:

    1. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng:

    Bộ Xây dựng

    Số: 09/2005/ TT-BXD

    Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    —    —

    Thông tư

    Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

    – Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và c cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

    – Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

    Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng được quy định tại mục 2 Chương III của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 16/CP) như sau:

    I- Về giấy phép xây dựng công trình được quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

    1. Những công trình khi xây dựng không phải xin giấy phép xây dựng, bao gồm:

    a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bản của c quan nhà nước có thẩm quyền.

    b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.

    c) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt.

    d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    e) Công trình đã có thiết kế c sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế c sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

    g) Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình đã có thiết kế bản vẽ thi công được Sở quy định tại khoản 5 Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

    h) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

    i) Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các công trình: nhà máy xử lý rác thi, b•i chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mưng, … )có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa không vi phạm các khu vực bo tồn di sn văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá.

    k) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

    2. Về giấy phép xây dựng tạm được quy định tại khoản 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

    a) việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

    b) Tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi địa phưng, mỗi khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô công trình được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lãng phí nhưng vẫn phải bo đm an toàn, vệ sinh, môi trường để làm c sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm và xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm.

    c) Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế.

    II- Về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị được quy định tại Điều 18 của NĐ 16/CP:

    Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, thì ngoài những tài liệu được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 của NĐ 16/CP hồ s xin giấy phép xây dựng còn phải có nh chụp hiện trạng công trình cũ và các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và biện pháp phá dỡ (nếu có).

    III- Về hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được quy định tại Điều 19 của NĐ 16/CP:

    1. S đồ mặt bằng xây dựng công trình được quy định tại khoản 3 Điều 19 của NĐ 16/CP phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có).

    2. S đồ mặt bằng do chủ nhà lập hoặc thuê cá nhân lập và được thể hiện theo mẫu tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

    Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ s đồ.

    IV- Tổ chức thực hiện:

    Căn cứ các quy định về giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/CP và Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưng có trách nhiệm ban hành quy trình cấp giấy phép xây dựng, chỉ đạo việc cấp giấy phép xây dựng bo đm nhanh, gọn, chặt chẽ, chính xác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về giấy phép xây dựng.

    V- Hiệu lực thi hành:

    Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng và Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

    Nơi nhận:

    – Ban Bí thư Trung ương Đng (để báo cáo),

    – ủy ban Thường vụ Quốc hội,

    – Thủ tướng, các PTT Chính phủ,

    – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, c quan thuộc CP,

    – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

    – Văn phòng Quốc hội,

    – Văn phòng Chủ tịch nước,

    – Văn phòng TW và các Ban của Đảng,

    – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

    – Toà án nhân dân tối cao,

    – Các Tổng công ty nhà nước,

    – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,

    – Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

    – Công báo,

    – Lưu VP, Vụ XL, các Cục, Vụ.k/t. Bộ trưởng Bộ Xây dựng

    thứ trưởng

    Đã ký

    Nguyễn Văn Liên

    Phụ lục số 1

    (Ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005

    của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

    2. Đơn xin đăng ký đạt chất lượng môi trường:

    Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường

    (Cho các dự án trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư – Phụ lục III của Thông tư số: 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường)

    10

    NỘI DUNG BẢN ĐĂNG KÝ ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

    – Tên dự án:

    – Địa chỉ liên hệ:

    – Số điện thoại:

    – Số Fax:

    1. Mô tả địa điểm dự kiến triển khai các hoạt động của dự án

    – Vị trí

    – Diện tích mặt bằng

    – Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác

    – Hiện trạng sử dụng khu đất.

    – Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước, nhu cầu nước/ngày đêm.

    – Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm.

    – Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của dự án.

    – Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn.

    2. Tóm tắt công nghệ sản xuất (lưu ý: nếu dự án bao gồm cả vùng khai thác và cung cấp nguyên liệu thì phải mô tả rõ các vấn đề liên quan).

    – Tổng vốn đầu tư.

    – Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu (tính chất, nhu cầu hàng năm, nơi cung cấp).- Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu.

    – Công suất.

    – Sơ đồ dây chuyền sản xuất. (lưu ý: mô tả đầy đủ các công đoạn phụ trợ: xử lý nước cấp, máy phát điện, nồi hơi, hệ thống gia nhiệt, hệ thống làm mát thiết bị…)

    – Đặt tính thiết bị

    – Chất lượng sản phẩm

    – Phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

    3. Các nguồn gây ô nhiễm:

    – Khí thải

    + Nguồn phát sinh

    + Tải lượng

    + Nồng độ các chất ô nhiễm

    – Nước thải (Lưu ý: nêu rõ cả các thông số liên quan về nước làm mát nước tuần hoàn trong quá trình sản xuất).

    + Nguồn phát sinh

    + Tải lượng

    + Nồng độ các chất ô nhiễm

    – Chất thải rắn

    + Nguồn phát sinh

    + Tải lượng

    + Nồng độ các chất ô nhiễm

    – Chất thải rắn

    + Nguồn phát sinh

    + Tải lượng

    + Nồng độ các chất ô nhiễm

    – Sự cố do hoạt động của dự án: (cháy nổ, rò rỉ hoá chất, tràn dầu…)

    + Nguyên nhân nảy sinh

    + Quy mô ảnh hưởng

    3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

    – Hệ thống thu gôm và xử lý khí thải

    + Chiều cao ống khói

    + Đặc tính thiết bị xử lý

    + Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý

    + Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)

    + Các chất thải từ quá trình xử lý

    + Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.

    – Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

    + Đường thu gom và thoát nước

    + Kết cấu bể xử lý

    + Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý

    + Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)

    + Các chất thải từ quan kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.

    – Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn:

    + Kết cấu bể/kho lưu giữ chất thải rắn

    + Quy trình vận chuyển

    + Kỹ thuật xử lý (phơi khô, đóng rắn, chôn lấp, thiêu huỷ, làm phân bón…)

    + Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và xử lý

    – Tỷ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy

    – Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố:

    + Thiết bị

    + Quy trình

    + Hoá chất sử dụng

    + Hiệu quả

    + Dự kiến kinh phí mua thiết bị, tập dượt định kỳ.

    5. Chương trình giám sát môi trường:

    + Vị trí giám sát

    + Các chỉ tiêu giám sát

    + Tần suất giám sát

    + Dự kiến kinh phí thực hiện

    6. Cam kết bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.

    – Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng

    Tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng nêu tiêu chuẩn Việt Nam không có (tên nước, nơi ban hành, cơ quan ban hành, hiệu lực áp dụng). (kưu ý; kèm theo bản sao toàn bộ nội dung tiêu chuẩn)

    – Thời gian hoàn thành công trình xử lý

    – Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để ra sự cố gây ô nhiễm môi trường

    (Nơi lập bản đăng ký), ngày tháng năm

    Đại diện chủ đầu tư

    (ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

    Chúc bạn thành công.

    WEDO ,.jsc

    READ MORE

    Cải tạo nhà chung cư cũ như thế nào?

    Nếu tiến hành cải tạo các khu chung cư cũ theo đúng tiến độ mà Nghị quyết 34 của Chính phủ đề ra (hoàn thành vào năm 2015) thì rất nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM sẽ thành “đại công trường”. Trao đổi với Thanh Niên, PGS-TS Trần Chủng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng xung quanh việc cải tạo các khu chung cư cũ.

    ” Đã đến lúc chính quyền địa phương phải nghĩ đến việc tái sử dụng những phế thải xây dựng do việc phá dỡ hàng loạt chung cư cũ, nếu không thì các đô thị sẽ ngập phế thải trắng. Tôi tính khi phá mỗi một nhà chung cư lắp ghép tấm lớn sẽ có khoảng 6.000-7.000 tấn thép phế liệu và hàng chục nghìn tấn bê tông phế thải các loại. Ở Mỹ hoặc Canada, tất cả đều được phân loại và tái chế: thép được biến thành thép, bê tông được nghiền ra làm các tấm ngăn tường trong các ngôi nhà họ sẽ xây dựng mới, vật liệu cấp thấp hơn được làm thành tấm lát đường hoặc dải phân cách… Ở ta nếu không được tính toán từ bây giờ, rất có thể nó sẽ lại chỉ được dùng để san nền, lấp ao hồ thậm chí là đổ trộm ở đâu đó”

    PGS-TS Trần Chủng

    * Một trong những khó khăn lớn khi cải tạo lại các khu chung cư cũ là hầu hết nó đều nằm trong nội đô, nơi mà hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vốn đang quá tải. Làm thế nào có thể giải quyết được mâu thuẫn này?

    – Đúng. Bây giờ là nhà 5 tầng, khi cải tạo lại cơ bản nó phải là nhà 17-20 tầng, giờ là 5.000 người thì sau này sẽ có 15.000 người ở. Như vậy, một điều rõ ràng rằng, các khu chung cư cũ được cải tạo phải được đặt trong kế hoạch tổng thể về nâng cấp hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà; đi liền với cải tạo các khu chung cư, chính quyền địa phương phải sớm có kế hoạch cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Một căn hộ không thể gọi là đảm bảo chất lượng nếu như nó không được kết nối trong một đô thị đồng bộ, tiện ích.

    cai-tao-nha-tap-the-1

    * Nhưng chủ trương cải tạo chung cư cũ là theo hình thức xã hội hóa?

    – Điều đó chẳng mâu thuẫn gì với việc Nhà nước mà cụ thể ở đây là chính quyền địa phương phải có những hỗ trợ cần thiết. Xã hội hóa có nhanh hay không chính là ở chỗ vấn đề hạ tầng được giải quyết thế nào? Tôi lấy ví dụ việc cải tạo nhà B6 Giảng Võ (Hà Nội), theo tiêu chuẩn nó phải hình thành các hạ tầng xã hội như siêu thị, hầm để xe…

    Hạ tầng ấy không chỉ dành riêng cho khu ấy mà dân toàn thành phố có thể đến đó mua sắm. Nếu như chính quyền không đầu tư thích đáng cho hệ thống giao thông, cấp thoát nước… thì thứ nhất nó sẽ ngày càng quá tải; thứ hai nếu để doanh nghiệp tự làm họ sẽ chẳng mặn mà với việc cải tạo chung cư cũ đâu.

    * Cần phải lưu ý gì khi tiến hành cải tạo các khu chung cư cũ, thưa ông?

    – Theo tôi có 2 điểm cần lưu ý. Thứ nhất: phải ưu tiên cải tạo trước những khu nhà có nguy hiểm, khả năng sập đổ cao, tránh tình trạng nhiều nơi chọn những khu nhà có vị trí thuận lợi cải tạo trước. Hiện Bộ Xây dựng đang hướng dẫn các địa phương cách đánh giá chất lượng các công trình xây dựng cũ để làm căn cứ cải tạo.

    – Thứ hai, phải lập dự án cải tạo tổng thể toàn bộ các khu, không nên làm manh mún, nhỏ lẻ bởi một trong những mục tiêu của cải tạo là chỉnh trang đô thị. Một đô thị đẹp phụ thuộc rất nhiều vào giải pháp kiến trúc, đặc biệt là chất lượng cuộc sống trong từng căn hộ. Rút kinh nghiệm Hà Nội vừa rồi cải tạo một số nhà như A6 Giảng Võ, B7, B10 Kim Liên rất xấu, theo tôi là không đạt yêu cầu cả về thẩm mỹ và công năng sống.

    * Muốn có chất lượng sống thì ít nhất chúng ta phải có những căn hộ hiện đại, đảm bảo công năng, có không gian nhưng nó lại mâu thuẫn với việc đa số người dân hiện sống trong những chung cư cũ không có khả năng chi trả cho những phần diện tích tăng thêm theo yêu cầu đó. Theo ông thì phải làm thế nào?

    – Điều tôi quan tâm nhất chính là chất lượng của các ngôi nhà. Chất lượng này phải hiểu rộng ra bao gồm cả sự bền vững về kết cấu và tiện ích với con người. Tiêu chuẩn một căn hộ hiện đại phải theo công thức 2+1, có nghĩa là nhà có hai vợ chồng thì căn hộ phải có 3 phòng, như vậy công năng sống của căn nhà mới đảm bảo. Hiện nay, đa phần các căn hộ chung cư cũ của ta có diện tích dưới 30m2, tức là quá nhỏ.

    Theo Nghị quyết 34, các khu chung cư sau khi cải tạo phải là căn nhà của thế kỷ 21, tức là theo tôi nó phải có diện tích lớn hơn tiêu chuẩn hiện hành (30m2/căn-PV). Để giải quyết bài toán về khả năng chi trả của người dân cũng không khó, theo tôi nên áp dụng cơ chế thuê mua đối với phần diện tích tăng thêm ở những căn hộ sau cải tạo, như vậy sẽ đỡ gánh nặng cho người dân.

     

     

     

    READ MORE

    Hà Nội sẽ quy định riêng về chiều cao nhà

    Chiều 30/1, Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Hoàng Ân đã chỉ đạo các ngành chức năng chủ động ra quy định về độ cao, khoảng lùi cho các nhà cao tầng, không đợi Bộ Xây dựng ra nghị định về kiến trúc đô thị. Đây là biện pháp hạn chế tình trạng chủ đầu tư “xin xỏ” để điều chỉnh giấy phép xây dựng.

    Hà Nội ban hành quy định mới về quy hoạch xây dựng

    “Có tình trạng cơ quan chức năng cấp phép 7-8 tầng, sau đó chủ công tình xin điều chỉnh tới 14-15 tầng mà vẫn được chấp thuận. Nhiều người thắc mắc xây dựng nhà cao tầng trong thành phố theo tiêu chí nào. Họ ví von muốn xây cao tầng thì xin phép thấp, muốn xây thấp thì xin cao, để cơ quan cấp phép điều chỉnh là vừa”, Phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân bức xúc.

    Theo ông Ân, đã đến lúc Hà Nội cần phải ra quy định chiều cao tối đa để chủ đầu tư không thể xin điều chỉnh giấy phép, cũng như đơn vị cấp phép có căn cứ để thực hiện. “Hà Nội không thể đợi Bộ Xây dựng ra nghị định, chúng ta phải chủ động ra quyết định về độ cao công trình của một số tuyến phố. UBND các quận thực hiện, Sở Quy hoạch kiến trúc hướng dẫn”, ông Đỗ Hoàng Ân nói.

    Chỉ đạo này được đưa ra khi nhiều cơ quan quản lý trật tự đô thị bức xúc về tình trạng thiếu thiết kế đô thị và quy hoạch 1/500 nên gây khó khăn cho công tác quản lý. Theo ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, phải lập và công khai quy hoạch chi tiết để người dân giám sát, cơ quan chính quyền có căn cứ để cấp phép và quản lý sau cấp phép.

    Trước những bất cập về quy hoạch, ông Nguyễn Tuấn Khải, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, trả lời thẳng thắn, không thể có quy hoạch chi tiết trên toàn thành phố, hiện chỉ một số khu đô thị lớn mới có quy hoạch này. Luật Xây dựng ra đời song Bộ Xây dựng cũng chưa có nghị định hướng dẫn về vấn đề này nên Sở không thể đưa ra các quy định.

    Theo ông Khải, hiện quy hoạch 1/2.000 và 1/500 kèm theo điều lệ quản lý. Ngoài ra, quy hoạch quận huyện đều có quy định trong mỗi ô đất có những chỉ tiêu tầng cao, mật độ, hệ số. Do vậy, các cơ quan chức năng được tùy theo điều kiện để cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Sở sẽ ra quy định riêng về kiến trúc tại những tuyến đường mới mở.

     nha-chung-cu-2

    Xây dựng sai phép do xử lý không cương quyết

    Phó chủ tịch thành phố Đỗ Hoàng Ân cho rằng những vụ xây dựng trái phép, sai phép thời gian qua là hậu quả của quá trình quản lý không nghiêm, khiến chủ đầu tư cố tình vi phạm. “Công trình xây dựng không thể ngày một ngày hai mà không biết. Chúng ta nể nang, né tránh, đùn đẩy nên tình trạng xử lý kéo dài. Phải nghiêm túc xem xét, thiết lập lại trật tự xây dựng đô thị”, ông Ân nhận xét.

    Theo ông Ân, trong khi thiếu người quản lý trật tự xây dựng ở các phường, lực lượng thanh tra xây dựng phải trực tiếp xuống cơ sở, không để tình trạng cấp trên đùn đẩy cho cấp dưới, còn cấp dưới lại kêu thiếu người.

    Ông Lâm Anh Tuấn, Phó chủ tịch quận Hai Bà Trưng, cho rằng cần tăng trách nhiệm cho thanh tra xây dựng từ cấp phường. Thanh tra có quyền ra quyết định xử lý tại chỗ chứ không thể báo cáo lại UBND quận.

    Ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm, cũng cho rằng, cấp phường vẫn chịu trách nhiệm chính xử lý công trình sai phép, không được đùn đẩy cho quận. Tuy nhiên, chánh thanh tra xây dựng quận có thể ra quyết định cưỡng chế thay vì lãnh đạo quận như hiện nay.

    Chiều 30/1, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể trong lĩnh vực quản lý và cấp phép xây dựng. Trong đó, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở như khi phát hiện công trình sai phạm, UBND phường, xã chỉ lập 2 biên bản. Lần thứ nhất cảnh cáo, lần thứ 2 yêu cầu khắc phục có thời hạn. Quá thời hạn mà chủ đầu tư không chấp hành, chính quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cắt điện, nước của các hộ vi phạm. Bên cạnh đó, tập trung triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị, khẩn trương công bố, cắm mốc giới theo các đề án quy hoạch đã được duyệt để người dân biết và kiểm tra.

    READ MORE

    Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình cập nhật mới nhất

    Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm tìm kiếm trong cơn sốt đất. Bất động sản lên ngôi, tất cả các dịch vụ đi kèm nó để có thể giao dịch bất động sản đều tăng cầu.

    Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình được cập nhật mới nhất năm 2024!

    Dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà và công trình là gì?

    Trong quá trình sử dụng đất, chắc chắn sẽ có những xê dịch phát sinh do nhà hàng xóm xây này xây kia ảnh hưởng. Gia chủ muốn biết diện tích đất hiện tại của mình như nào, có bị ảnh hưởng/xê dịch gì hay không… thì cần sử dụng đến dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà và công trình.

    Và tất nhiên, vấn đề họ quan tâm nhất vẫn sẽ là giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình.

    Về cơ bản, khi gia chủ có ý định sử dụng dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà và công trình, mục đích kèm theo sau đó có thể là xin cấp sổ đỏ, chuyển nhượng hoặc mua bán đất,…

    Xem thêm: Các công trình biệt thự, nhà vườn đẹp để thi công sau khi đo đạc hiện trạng

    gia-do-ve-hien-trang-nha-va-cong-trinh

    Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình hiện nay theo quy định nhà nước

    Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình tại mỗi địa phương sẽ có sự khác biệt. Tùy vào tình hình kinh tế của mỗi địa phương mà chính quyền nơi đó có thể đưa ra một mức giá cơ bản.

    Chúng ta có thể xác định giá đo đạc đất hiện nay được trên cơ sở:

    • Lương tối thiểu vùng * Hệ số điều chỉnh công nhân/máy * số ngày thực hiện theo định mức.

    Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình tại Hà Nội được thực hiện theo Quyết định số 1358 của UBND Thành phố Hà Nội (xem chi tiết tại đây hoặc bạn có thể gọi đến hotline 083 889 6767 để được tư vấn thêm).

    Giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình tại Thành Phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo thông tin sau:

    Ngày 28/8, Phó chủ tịch UBND TP HCM, Nguyễn Hữu Tín, vừa ký công văn về điều chỉnh đơn giá đo vẽ nhà, đất. Theo đó, giá đo vẽ nhà, đất ở TP HCM không quá 9.000 đồng/m2.

    Giá lập bản vẽ sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng đối với nhà ở, chung cư, văn phòng, công trình công cộng (trường học, bệnh viện…) từ 1.600 đến 4.000 đồng/m2; nhà kho, xưởng sản xuất từ 500 đến 2.600 đồng/m2; sân vườn (không phân biệt quy mô, diện tích) từ 500 đến 700 đồng/m2.

    Giá lập bản vẽ hiện trạng kiến trúc nhà ở, công trình xây dựng với nhà ở, chung cư (không phân biệt diện tích) từ 7.000 đến 9.000 đồng/m2; nhà kho, xưởng sản xuất từ 2.000 đến 6.500 đồng/m2.

    Ngoài ra, giá đo vẽ lập hiện trạng kiến trúc đối với nhà ở, căn hộ chung cư đơn lẻ ít nhất là 300.000 đồng/bản vẽ; văn phòng, công trình công cộng ít nhất 500.000 đồng/bản vẽ; nhà kho, xưởng sản xuất ít nhất 750.000 đồng/bản vẽ.

    Xem thêm các Thiết kế nhà 2 tầng mái thái đẹp!

    Giá các dịch vụ đo vẽ nhà và công trình hiện nay theo công ty tư nhân

    Trên thực tế, mỗi công ty vẫn có mức giá đo đạc hiện trạng nhà và công trình khác nhau, không hoàn toàn phụ thuộc vào mức quy định của nhà nước.

    Bạn có thể tham khảo thêm Giá đo đạc công trình chi tiết của công ty tư nhân – với hộ gia đình, cá nhân:

    Với dịch vụ Trích đo thửa đất:

    • Diện tích dưới 100 m2 – Đơn giá: 2.333.098 VNĐ
    • Diện tích từ 100 đến 300 m2 – Đơn giá: 2.770.553 VNĐ
    • Diện tích từ 300 đến 500 m2 – Đơn giá: 2.936.215 VNĐ
    • Diện tích từ 500 đến 1000 m2 – Đơn giá: 3.596.860 VNĐ
    • Diện tích từ 1000 đến 3000 m2 – Đơn giá: 4.937.992 VNĐ
    • Diện tích từ 3000 đến 10000 m2 – Đơn giá: 7.582.569 VNĐ

    Với dịch vụ đo vẽ sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng:

    • Giá đo vẽ sơ đồ nhà ở và công trình xây dựng là 10.000 VNĐ/m2 (< 800,000 lấy tròn 800,000 VNĐ).

    Với dịch vụ đo vẽ hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng

    • Giá đo vẽ hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng: 25.000 VNĐ/m2

    Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về giá đo vẽ hiện trạng nhà và công trình chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline 083 889 6767 để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

    READ MORE

    5 quy chuẩn xây dựng cơ bản trong quy hoạch nhà ở bạn cần biết

    Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – quy hoạch xây dựng đề cập cụ thể đến diện tích thửa đất, chiều cao xây dựng công trình, mật độ xây dựng, khoảng lùi trong xây dựng, độ vươn của ban công, vật kiến trúc, không gian ranh giới…

    Chúng tôi xin trích lược giới thiệu đến bạn đọc quy chuẩn – quy hoạch xây dựng này.

    Quy chuẩn xây dựng: Khoảng cách giữa hai dãy nhà ít nhất là 7m

    Theo quy chuẩn xậy dựng Việt Nam, khoảng cách tối thiểu giữa các công trình xây dựng riêng lẻ hoặc dãy nhà liên kế (gọi chung là dãy nhà) trong khu vực quy hoạch mới được qui định như sau:

    • Khoảng cách giữa hai mặt tiền đối diện của hai dãy nhà có chiều cao dưới 46m phải bằng hoặc lớn hơn 1/2 chiều cao công trình nhưng không được nhỏ hơn 7m. Chẳng hạn nhà xây cao 40m thì chừa khoảng cách với mặt tiền nhà đối diện ít nhất 20m. Trong trường hợp nhà xây thấp hơn thì khoảng cách giữa hai nhà có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu phải là 7m. Với công trình có chiều cao từ 46m trở lên thì khoảng cách giữa hai mặt tiền đối diện của hai dãy nhà phải từ 25m trở lên.
    • Riêng khoảng cách hai đầu hồi (mặt hông) của hai dãy nhà có chiều cao dưới 46m phải bằng hoặc lớn hơn 1/3 chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 4m. Nếu công trình có chiều cao bằng hoặc lớn hơn 46m thì khoảng cách giữa hai mặt hông của hai dãy nhà phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn 15m.

    Bạn hãy lưu ý quy chuẩn xây dựng nhà ở này để triển khai xây dựng công trình của mình cho phù hợp nhé!

    Theo Quy chuẩn xây dựng: Xây nhà cao, phải lùi vào bao nhiêu mét?

    Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới của đường qui hoạch tùy thuộc việc tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới nhưng tối thiểu phải theo các quy định sau của quy chuẩn xây dựng:

    • Nếu công trình có chiều cao từ 19m trở xuống, xây ở tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 19m thì không cần chừa khoảng lùi, tức được xây dựng sát vỉa hè. Cũng với lộ giới trên nhưng xây dựng công trình cao 22m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè. Trường hợp công trình có chiều cao đến 25m khi xây dựng phải lùi vào 4m. Nếu xây dựng công trình có chiều cao từ 28m trở lên thì theo quy chuẩn xây dựng phải lùi vào 6m. Điều này có nghĩa nhà xây càng cao thì công trình phải lùi vào càng sâu và diện tích đất xây dựng càng bị thu hẹp lại.
    • Trong trường hợp lộ giới tuyến đường từ 19m đến dưới 22m và công trình xây dựng cao 22m trở xuống thì không phải chừa khoảng lùi. Nếu xây cao đến 25m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè. Còn khi xây dựng cao từ 28m trở lên phải lùi sâu vào 6m. Với lộ giới tuyến đường từ 22m trở lên, xây dựng công trình cao đến 25m không phải chừa khoảng lùi. Nhưng nếu xây từ 28m trở lên công trình phải lùi vào bên trong 6m.
    Quy chuẩn xây dựng: KHOẢNG LÙI TỐI THIỂU (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình.
    Chiều cao xây dựng công trình (m) ≤16 19 22 25 ≥ 28
    Lộ giới đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)
    < 19 0 0 3 4 6
    19 ÷ < 22 0 0 0 3 6
    22 ÷ < 25 0 0 0 0 6
    ≥ 25 0 0 0 0 6

    quy-chuan-xay-dung-nha-o

    Theo Bộ Xây dựng, quy chuẩn xây dựng trên chỉ là cái khung. Trong thực tế sẽ có những trường hợp lộ giới tuyến đường hoặc chiều cao công trình lệch so với quy chuẩn trên. Khi đó tùy từng trường hợp mà cơ quan chức năng sẽ xem xét.

    Ngoài ra cũng theo Bộ Xây dựng, việc cấp phép cho xây cao bao nhiêu tầng, khoảng lùi ra sao còn phụ thuộc diện tích của từng khu đất cụ thể.

    Tham khảo thêm các mẫu kiến trúc nhà đẹp tại đây: 100+ Mẫu Thiết Kế Nhà Đẹp nhất, Mới nhất hiện nay

    Mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ và chung cư, công trình cao tầng theo quy chuẩn xây dựng là thế nào?

    Mật độ xây dựng tối đa đối với nhà ở liên kế, nhà vườn, biệt thự… theo quy chuẩn xây dựng được quy định theo nguyên tắc diện tích lô đất càng rộng thì mật độ xây dựng càng giảm. Cụ thể như sau:

    – Nếu diện tích lô đất từ 50m2 trở xuống thì mật độ xây dựng là 100%, tức được xây dựng hết diện tích lô đất. Lô đất có diện tích 75m2 thì xây 90%, trường hợp lô đất là 100m2 thì xây dựng 80%. Tương tự với lô đất 200m2 mật độ xây dựng là 70%, 300m2 xây dựng 60%, 500m2 được xây dựng 50% và từ 1.000m2 trở lên chỉ được xây dựng 40%. Chẳng hạn lô đất 100m2 được xây dựng 80m2 nhưng nếu lô đất 1.000m2 thì chủ nhà chỉ được xây dựng 400m2. Như vậy theo quy chuẩn xây dựng trên, diện tích lô đất càng lớn mật độ xây dựng càng bị thu hẹp.

    Bảng tra cứu nhanh mật độ xây dựng tối đa cho nhà ở riêng lẻ, nhà vườn, biệt thự theo quy chuẩn xây dựng
    Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤50 75 100 200 300 500 ≥1000
    Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 80 70 60 50 40
    Với các mảnh đất có Diện tích không chính xác với các số trên thì mật độ xây dựng tối đa được tính nội suy từ mật độ xây dựng của 2 diện tích gần sát trên và dưới (theo quy chuẩn xây dựng nhà ở Việt Nam).

    Đối với chung cư, mật độ xây dựng tùy theo diện tích của lô đất và chiều cao công trình: Cụ thể nếu chiều cao của công trình xây dựng từ 16m trở xuống và diện tích khu đất xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 3.000m2 thì mật độ xây dựng tối đa là 75%. Nhưng cũng với chiều cao trên mà xây dựng trên khu đất 10.000m2 chỉ xây dựng được tối đa 65%, diện tích 18.000m2 được xây 63%, diện tích từ 35.000m2 trở lên được xây 60%.

    – Với công trình có chiều cao 31m xây dựng trên đất có diện tích 3.000m2 trở xuống mật độ xây dựng là 75%, nếu xây trên đất 10.000m2 mật độ chỉ còn 48%, còn xây trên đất 18.000m2 là 46% và đất từ 35.000m2 trở lên thì 43%. Với công trình cao 46m xây trên diện tích đất tương ứng như trên thì mật độ xây dựng là 75%, 41%, 39% và 36%. Trường hợp công trình cao trên 46m xây ở đất có diện tích từ 3.000m2 trở xuống mật độ xây dựng là 75%, xây trên đất 10.000m2 mật độ là 40%, trên đất 18.000m2 mật độ 38%, đất từ 35.000m2 trở lên mật độ 35%…

    Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình
    Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất
    ≤3.000m2 10.000m2 18.000m2 ≥35.000m2
    ≤16 75 65 63 60
    19 75 60 58 55
    22 75 57 55 52
    25 75 53 51 48
    28 75 50 48 45
    31 75 48 46 43
    34 75 46 44 41
    37 75 44 42 39
    40 75 43 41 38
    43 75 42 40 37
    46 75 41 39 36
    >46 75 40 38 35
    Với các mảnh đất có Diện tích không chính xác với các số trên thì mật độ xây dựng tối đa được tính nội suy từ mật độ xây dựng của 2 diện tích gần sát trên và dưới.

    Đối với các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT, chợ được xây dựng trong các khu vực xây dựng mới, mật độ xây dựng tối đa là 40%.

    Riêng phần diện tích trồng cây xanh tại các khu đất xây dựng công trình được qui định như sau: đối với nhà biệt thự, nhà vườn, nhà chung cư thì diện tích đất tối thiểu dành trồng cây xanh là 20%. Nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa phải dành tối thiểu 30% đất để trồng cây xanh. Còn với nhà máy xây dựng phân tán hoặc xây trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đều phải dành diện tích cho cây xanh ít nhất 20%.

    Quy chuẩn xây dựng: Độ vươn tối đa của ban công, mái đua, ô văng và các phần nhà được phép nhô ra

    Trường hợp 1: Chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ:

    1) Các bộ phận cố định của nhà:

    • Theo quy chuẩn xây dựng, trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
      • Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
      • Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
    • Theo quy chuẩn xây dựng, trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:
      • Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng tra độ vươn của ban công, ô văng dưới đây:
    QUY CHUẨN XÂY DỰNG: BẢNG TRA ĐỘ VƯƠN TỐI ĐA CỦA BAN CÔNG, Ô VĂNG, MÁI ĐUA
    Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa của ban công (m) Yêu cầu khác
    Dưới 7m 0 – Nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m;
    – Đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện;
    – Tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
    – Vị trí độ cao và độ vươn phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu, không gian kiến trúc tổng thể toàn khu vực;
    – Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng;
    7÷12 0,9
    >12÷15 1,2
    >15 1,4
    • Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
    • Mái đón, mái hè phố (**): khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:
      • Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;
      • Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
      • Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;
      • Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;
      • Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…).

    2) Phần nhô ra không cố định:

    • Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
    • Các quy định theo quy chuẩn xây dựng về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng độ vươn của các bộ phận của công trình:
    QUY CHUẨN XÂY DỰNG: BẢNG TRA ĐỘ VƯƠN PHẦN KHÔNG CỐ ĐỊNH ĐƯỢC PHÉP
    Độ cao so với mặt hè (m) Bộ phận được nhô ra Độ vươn tối
    đa (m)
    Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
    ≥ 2,5 Gờ chỉ, trang trí 0,2
    ≥ 2,5 Kết cấu di động:
    Mái dù, cánh cửa
    1,0m
    ≥ 3,5 Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy
    định trong tổng thể kiến trúc khu vực):
    – Ban công mái đua
    – Mái đón, mái hè phố
    1,0m
    0,6m

    Trường hợp 2: Chỉ giới xây dựng lùi vào sâu so với chỉ giới đường đỏ:

    • Theo quy chuẩn xây dựng, không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ.
    • Các bộ phận của công trình sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng trong các trường hợp sau:
      • Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô-văng, mái đua, mái đón, móng nhà;
      • Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia.

    Các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình xây dựng:

    Theo quy trình xây dựng, bạn cần lưu ý thêm một số yêu cầu kỹ thuật khác:

    • Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố.
    • Máy điều hòa nhiệt độ không khí nếu đặt ở mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ phải ở độ cao trên 2,7m và không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
    • Biển quảng cáo đặt ở mặt tiền ngôi nhà, không được sử dụng các vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%.
    • Ở mặt tiền các ngôi nhà dọc các đường phố không được bố trí sân phơi quần áo.
    • Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực, trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học, trạm biến thế điện…).

    Không được lấn ranh giới nhà bên cạnh:

    • Quy chuẩn yêu cầu: không bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất của công trình như móng, đường ống…, được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh.
    • Ngoài ra cũng không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

    Ghi chú:

    (*) chỉ giới đường đỏ: là ranh giữa lô đất xây công trình và đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật.
    (**) Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà  và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà;
    (**)Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

    Tải toàn bộ Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng (.pdf 715kb)

    READ MORE

    Những lưu ý khi xây dựng nhà dân dụng

    Đối với nhà ở có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2 hoặc từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở có tầng hầm hoặc thi công nâng tầng nhà ở thì tổ chức thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng. Đó là quy định Quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ vừa được Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 39/2009/TT-BXD hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ có hiệu lực từ ngày 01/02/2010. Các hộ gia đình khi xây dựng nhà riêng lẻ hoặc các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà riêng lẻ phải tuân theo.

     

    BIET-THU-45

    Quy định pháp luật khi thiết kế và thi công nhà dân dụng

    Nguyên tắc chung khi thực hiện xây dựng các công trình riêng lẻ

    Xây nhà phải có thiết kế

    Thiết kế và thi công xây dựng phải là những đơn vị có đủ năng lực hành nghề, năng lực hoạt động trong công việc thực hiện, được quy định trong Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-CP với các công trình có tổng diện tích sàn >250m hoặc >3 tầng hoặc có tầng hầm. Với các công trình quy mô nhỏ hơn thì có thể sử dụng mẫu có sẵn và phải có kinh nghiệm, chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm.

    Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát xây dựng, thiết kế và thi công xây dựng nhà ở phải có năng lực phù hợp với công việc đảm nhận và phải chịu trách nhiệm trước chủ nhà và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận. Chủ nhà có đủ năng lực thì được tự thực hiện các công việc trên.

     

    Về thiết kế và khảo sát hiện trạng, khảo sát địa chất

    Khi xây dựng nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2, có từ 2 tầng trở xuống tại nông thôn, chủ nhà nếu không có bản vẽ thiết kế hoặc không lập được bản vẽ thiết kế thì có thể thi công theo mẫu nhà ở đã được xây dựng nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình.

    Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250 m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong khu di sản văn hóa, di tích lịch sử-văn hóa hoặc trường hợp nâng tầng nhà ở thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hành nghề thiết kế xây dựng là những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 và Điều 54 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.

    Thiết kế nhà ở phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; kết quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận. phải có giấy phép trước khi khởi công.

    Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát xây dựng, thiết kế và thi công xây dựng nhà ở phải có năng lực phù hợp với công việc đảm nhận và phải chịu trách nhiệm trước chủ nhà và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận. Chủ nhà có đủ năng lực thì được tự thực hiện các công việc trên.

    Đối với nhà ở thuộc dự án nhà ở thì chủ đầu tư phải thuê nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-Cp.

    Cá nhân, tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ nhà, chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện, tính chính xác của sản phẩm, chất lượng và độ an toàn sản phẩm tư vấn; phải bồi thường thiệt hại do các sai sót trong việc tư vấn của mình gây ra.

    Wedo.,jsc thi công tòa nhà văn phòng 38A/5 Trần Phú - Hà Nội

     

    Phải tuân thủ quy hoạch

    Với thiết kế, phải tuân thủ các quy định chi tiết về thiết kế đô thị của chính quyền địa phương (nếu có) và hướng dẫn của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng về quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, về bố cục công trình, khoảng cách tối thiểu giữa các công trình xây dựng riêng lẻ, khoảng lùi của nhà ở so với lộ giới đường quy hoạch, mật độ xây dựng cho phép, kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở, chiều cao, phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phần nhà được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ. Bảo đảm quan hệ với các công trình bên cạnh và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với nhà ở.

    Kiểm tra hiện trạng để tránh tranh chấp

    Khi xây dựng, chủ nhà cần kiểm tra ranh giới đất, các vật kiến trúc được xác định trong các giấy tờ về sở hữu đất, đường ống cấp, thoát nước dùng chung để tránh tranh chấp ranh giới đất và quyền sở hữu các vật kiến trúc. Nếu có sai khác giữa sơ đồ đất được xác định kèm theo giấy tờ sở hữu đất với ranh giới thực tế tại thời điểm xây dựng nhà ở, chủ nhà cần phải tổ chức đo đạc, lập bản đồ ranh giới đất ở tỷ lệ 1/200 với hệ tọa độ theo quy định và thông báo cho các chủ hộ liền kề.

    Để bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề cũng như làm cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) giữa chủ nhà và với các chủ công trình này, trước khi phá dỡ công trình cũ hoặc trước khi thi công xây dựng nhà ở, chủ nhà cần chủ động phối hợp với các chủ công trình liền kề kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề. Chủ nhà có thể tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp thực hiện việc này. Nội dung kiểm tra hiện trạng công trình liền kề bao gồm: tình trạng lún, nghiêng, nứt, thấm dột và các biểu hiện bất thường khác của công trình liền kề. Kết quả kiểm tra hiện trạng được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng ảnh, bằng phim. Khi cần thiết, tiến hành đo đạc và đánh dấu các biểu hiện hư hỏng trên bề mặt công trình để có cơ sở theo dõi. Kết quả kiểm tra hiện trạng phải được sự thống nhất giữa chủ nhà với chủ các công trình liền kề có sự chứng kiến của đại diện UBND cấp xã hoặc của đại diện tổ dân phố khi cần thiết.

    Trường hợp các chủ công trình liền kề, lân cận không cho kiểm tra hiện trạng công trình thì chủ nhà cần báo cáo UBND cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố để yêu cầu các chủ công trình này phối hợp với chủ nhà để kiểm tra. Nếu các chủ công trình liền kề, lân cận vẫn không hợp tác kiểm tra thì chủ nhà vẫn thực hiện việc thiết kế, thi công xây dựng nhà ở. Mọi chứng cứ về hư hỏng công trình liền kề, lân cận do chủ các công trình này đưa ra khi không có sự thống nhất với chủ nhà sẽ không được công nhận khi có tranh chấp xảy ra, nếu có.

    Khi phát hiện công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sụp đổ thì chủ nhà hoặc chủ đầu tư phải khẩn trương phối hợp với các chủ công trình liền kề, lân cận xem xét, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục. trường hợp các bên không tự giải quyết được tranh chấp thì báo cáo UBND cấp xã để xử lý theo quy định của pháp luật.

    wedo-thi-cong-nha-o-nghiem-thu-thep-san

    Về thi công xây dựng

    Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc các trường hợp sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của nhà thì mọi tổ chức, cá nhân được thi công nếu có kinh nghiệm đã từng thi công xây dựng nhà ở có quy mô tương tự hoặc thực hiện công việc tương tự. Tổ chức, cá nhân thi công chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường.

    Đối với nhà ở có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2 hoặc từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở có tầng hầm hoặc thi công nâng tầng nhà ở thì tổ chức thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-Cp.

    Chủ nhà có thể giao cho từng nhà thầu thực hiện từng công việc hoặc có thể giao cho một nhà thầu thực hiện tổng thầu hoặc thực hiện theo hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay. Giao kết giữa chủ nhà và các nhà thầu phải được thể hiện thông qua hợp đồng xây dựng xác lập bằng văn bản, đặc biệt đối với các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình.

    Tùy theo từng công việc mà hợp đồng xây dựng có thể bao gồm toàn bộ hay một phần các nội dung cơ bản sau:

    – Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng và các thông tin khác: tên giao dịch của bên tham gia ký kết hợp đồng; đại diện của các bên; địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch; mã số thuế; giấy đăng ký kinh doanh; số tài khoản; điện thoại, fax, e-mail; thời gian ký kết hợp đồng và các thông tin liên quan khác.

    – Nội dung và khối lượng công việc.

    – Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc.

    – Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc.

    – Giá hợp đồng xây dựng; tạm ứng hợp đồng xây dựng; thanh toán hợp đồng xây dựng; điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

    – Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nhà và của bên nhận thầu trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu các công việc hoàn thành; bảo hành công trình; bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; điện, nước và an ninh công trường; xử lý đối với các sai sót.

    – Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên chủ nhà và bên nhận thầu.

    – Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng.

    – Giải quyết khi xảy ra rủi ro cũng như các bất khả kháng; giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.

    – Các thoả thuận khác.

    – Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng.

    Các bạn các thể thao khảo mẫu hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi tại đây. Các điều khoản có thể thương thảo bổ sung chi tiết khi các bạn ký hợp đồng thi công xây dựng với chúng tôi.

     

    Các bạn có thể tải bản đầy đủ về Thông tư 39/2009/TT-BXD về Hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đây

    Khi Các bạn có nhu cầu Tư vấn thiết kế và thi công xây dựng công trình, vui lòng liên hệ Wedo.,jsc . Chúng tôi là doanh nghiệp có đủ năng lực và chứng chỉ hành nghề hoạt động trong lĩnh vực này. Wedo.,jsc là doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng.

    Thạc sỹ: Nguyễn Hồng Giang
    Công ty cổ phần phát triển Wedo

    READ MORE