WEDO có thể cho tôi biết nội dung hồ sơ xin cấp phép xây dựng và đơn xin đăng ký chất lượng môi trường.

Hồ Thị Loan Anh

WEDO trả lời:

1. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng:

Bộ Xây dựng

Số: 09/2005/ TT-BXD

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—    —

Thông tư

Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

– Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và c cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng được quy định tại mục 2 Chương III của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 16/CP) như sau:

I- Về giấy phép xây dựng công trình được quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

1. Những công trình khi xây dựng không phải xin giấy phép xây dựng, bao gồm:

a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bản của c quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.

c) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt.

d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

e) Công trình đã có thiết kế c sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế c sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

g) Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình đã có thiết kế bản vẽ thi công được Sở quy định tại khoản 5 Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

h) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các công trình: nhà máy xử lý rác thi, b•i chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mưng, … )có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa không vi phạm các khu vực bo tồn di sn văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá.

k) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

2. Về giấy phép xây dựng tạm được quy định tại khoản 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

a) việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

b) Tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi địa phưng, mỗi khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô công trình được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lãng phí nhưng vẫn phải bo đm an toàn, vệ sinh, môi trường để làm c sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm và xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm.

c) Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế.

II- Về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị được quy định tại Điều 18 của NĐ 16/CP:

Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, thì ngoài những tài liệu được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 của NĐ 16/CP hồ s xin giấy phép xây dựng còn phải có nh chụp hiện trạng công trình cũ và các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và biện pháp phá dỡ (nếu có).

III- Về hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được quy định tại Điều 19 của NĐ 16/CP:

1. S đồ mặt bằng xây dựng công trình được quy định tại khoản 3 Điều 19 của NĐ 16/CP phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có).

2. S đồ mặt bằng do chủ nhà lập hoặc thuê cá nhân lập và được thể hiện theo mẫu tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ s đồ.

IV- Tổ chức thực hiện:

Căn cứ các quy định về giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/CP và Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưng có trách nhiệm ban hành quy trình cấp giấy phép xây dựng, chỉ đạo việc cấp giấy phép xây dựng bo đm nhanh, gọn, chặt chẽ, chính xác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về giấy phép xây dựng.

V- Hiệu lực thi hành:

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng và Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đng (để báo cáo),

– ủy ban Thường vụ Quốc hội,

– Thủ tướng, các PTT Chính phủ,

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, c quan thuộc CP,

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Văn phòng Quốc hội,

– Văn phòng Chủ tịch nước,

– Văn phòng TW và các Ban của Đảng,

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

– Toà án nhân dân tối cao,

– Các Tổng công ty nhà nước,

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,

– Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Công báo,

– Lưu VP, Vụ XL, các Cục, Vụ.k/t. Bộ trưởng Bộ Xây dựng

thứ trưởng

Đã ký

Nguyễn Văn Liên

Phụ lục số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

2. Đơn xin đăng ký đạt chất lượng môi trường:

Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường

(Cho các dự án trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư – Phụ lục III của Thông tư số: 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường)

10

NỘI DUNG BẢN ĐĂNG KÝ ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

– Tên dự án:

– Địa chỉ liên hệ:

– Số điện thoại:

– Số Fax:

1. Mô tả địa điểm dự kiến triển khai các hoạt động của dự án

– Vị trí

– Diện tích mặt bằng

– Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác

– Hiện trạng sử dụng khu đất.

– Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước, nhu cầu nước/ngày đêm.

– Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm.

– Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của dự án.

– Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn.

2. Tóm tắt công nghệ sản xuất (lưu ý: nếu dự án bao gồm cả vùng khai thác và cung cấp nguyên liệu thì phải mô tả rõ các vấn đề liên quan).

– Tổng vốn đầu tư.

– Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu (tính chất, nhu cầu hàng năm, nơi cung cấp).- Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu.

– Công suất.

– Sơ đồ dây chuyền sản xuất. (lưu ý: mô tả đầy đủ các công đoạn phụ trợ: xử lý nước cấp, máy phát điện, nồi hơi, hệ thống gia nhiệt, hệ thống làm mát thiết bị…)

– Đặt tính thiết bị

– Chất lượng sản phẩm

– Phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

3. Các nguồn gây ô nhiễm:

– Khí thải

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Nước thải (Lưu ý: nêu rõ cả các thông số liên quan về nước làm mát nước tuần hoàn trong quá trình sản xuất).

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Chất thải rắn

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Chất thải rắn

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Sự cố do hoạt động của dự án: (cháy nổ, rò rỉ hoá chất, tràn dầu…)

+ Nguyên nhân nảy sinh

+ Quy mô ảnh hưởng

3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

– Hệ thống thu gôm và xử lý khí thải

+ Chiều cao ống khói

+ Đặc tính thiết bị xử lý

+ Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý

+ Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)

+ Các chất thải từ quá trình xử lý

+ Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.

– Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

+ Đường thu gom và thoát nước

+ Kết cấu bể xử lý

+ Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý

+ Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)

+ Các chất thải từ quan kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.

– Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn:

+ Kết cấu bể/kho lưu giữ chất thải rắn

+ Quy trình vận chuyển

+ Kỹ thuật xử lý (phơi khô, đóng rắn, chôn lấp, thiêu huỷ, làm phân bón…)

+ Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và xử lý

– Tỷ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy

– Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố:

+ Thiết bị

+ Quy trình

+ Hoá chất sử dụng

+ Hiệu quả

+ Dự kiến kinh phí mua thiết bị, tập dượt định kỳ.

5. Chương trình giám sát môi trường:

+ Vị trí giám sát

+ Các chỉ tiêu giám sát

+ Tần suất giám sát

+ Dự kiến kinh phí thực hiện

6. Cam kết bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.

– Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng

Tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng nêu tiêu chuẩn Việt Nam không có (tên nước, nơi ban hành, cơ quan ban hành, hiệu lực áp dụng). (kưu ý; kèm theo bản sao toàn bộ nội dung tiêu chuẩn)

– Thời gian hoàn thành công trình xử lý

– Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để ra sự cố gây ô nhiễm môi trường

(Nơi lập bản đăng ký), ngày tháng năm

Đại diện chủ đầu tư

(ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Chúc bạn thành công.

WEDO ,.jsc