Ở các căn hộ nhỏ, đó chỉ là cái bàn (có khi chỉ là bàn xếp) bố trí trong bếp, nhưng ở các căn hộ lớn hơn, nên bố trí thành chỗ ăn đàng hoàng nhưng vẫn liên hệ trực tiếp với bếp mà không bị cản trở.
Có 3 giải pháp chính: Kiểu bán đảo đưa ra từ bếp, kiểu đảo (độc lập) và kiểu bố trí ở một ngách riêng.
Không nên ngăn cản tầm nhìn từ bếp sang bàn ăn nội bộ. Khi thiết kế cho khu vực ăn uống, cần chú ý đến mối giao tiếp giữa bếp và bàn ăn nội bộ để người đang nấu bếp và người đang ăn có thể nói chuyện với nhau (các thiết kế của phương Tây gần đây ưa dùng loại bàn ăn hay quầy kiểu bán đảo tạo sự liên hệ gần gũi giữa người nấu và người ăn). Nếu có thể, bếp cũng cần có cửa ra sân để phục vụ các bữa ăn ngoài trời mà không phải đi qua khu bàn ăn bên trong.
* Phòng ăn:
Một khi đã có phòng ăn nhỏ gắn liền với bếp thì chức năng của phòng ăn thiên về phía lễ tân mặc dù vẫn phải đáp ứng yêu cầu ẩm thực và được nâng cao để phục vụ cho một hình thức tỏ lòng hiếu khách cổ xưa nhất là mời khách dùng cơm. Vì vậy phòng ăn phải có tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng của nó thể hiện ở không gian, cửa sổ cùng chất liệu hoàn thiện và chất lượng vật liệu.
Các đặc điểm yêu cầu phải có đối với nột phòng ăn là:
+ Có diện tích đủ để bộ bàn ăn, ít nhất là khoảng 15m2, ngoài ra còn có các bàn soạn ăn, tủ ly chén.
+ Cần có đèn trang trí kiểu cách dùng bóng đèn dây tóc cho ánh sáng vàng (nên chiếu theo kiểu đèn ánh sáng gián tiếp).
+ Cần chú ý đến tầm nhìn của khách ở tư thế ngồi.
+ Cần tránh các lối đi phải lượn quanh phòng ăn.
+ Có các mảng tường đặc cần thiết để bố trí tủ buffet hay trình bày ly chén, rượu, các dụng cụ ăn uống có tính thẩm mỹ, chỗ treo tranh trên tường.
+ Phòng ăn thường dùng về ban chiều, ánh sáng của nó đóng góp phần trang trí cho cảnh quan nhìn từ ngoài vào nhà.
+ Cần có mối liên hệ giữa phòng ăn với bếp (yêu cầu thông lệ), nói chung không nên xa quá 3m.