Xem phong thuỷ nhà
Sắc đỏ cho phòng khách
Một chiếc gối, một bức tranh nhỏ xinh treo nơi góc nhà mang sắc đỏ cũng khiến ngôi nhà của bạn trở nên ấm cúng mà không bị ngột ngạt quá mức. Hiển nhiên, bạn không nên lạm dụng màu đỏ một cách quá đà, vì thế, các đồ nội thất của bạn nên dùng màu gỗ tự nhiên, kiểu nội thất Thái Lan. Ngoài ra, bạn không nên làm cho phòng khách trở nên quá rườm rà bằng quá nhiều chi tiết. Một bức tường chỉ treo một-hai bức họa nhỏ sẽ nổi bật hơn nhiều so với việc “khoe” cả tá đồ trang trí.
|
||||
Phòng Tư vấn thiết kế Kiến trúc & Xây dựng Wedo
|
Nguồn nhân lực kiến trúc sư, kỹ sư
Trước mỗi dự án, dù lớn hay nhỏ, WEDO tổ chức các nhóm làm việc dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Sự tìm tòi thể hiện của mỗi cá nhân được tôn trọng thông qua cách làm việc theo cơ cấu phẳng: mỗi kiến trúc sư sẽ chịu trách nhiệm về khách hàng của mình từ khâu tiếp xúc khách hàng đến hoàn thiện sản phẩm.
Việc thiết kế được tổ chức theo quy trình tư vấn thiết kế áp dụng song song cho các khách hàng và triển khai. Mỗi giai đoạn thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý chất lượng và sự chặt chẽ trong kiểm duyệt được đặt lên hàng đầu nhằm mục tiêu đem lại sản phẩm thỏa mãn cao nhất cho khách hàng.
WEDO cam kết tạo ra môi trường làm viêc tin tưởng lẫn nhau trong đó tôn trong sự đa dạng và hòa nhập – và là nơi mọi người làm việc cho WEDO đều được phát triển năng lực và được công nhận năng lực.
Mỗi thành viên WEDO là một mắt xích trong cả quy trình chuyển động. Sự hoàn thiện của mỗi nhân tố này là sự hoàn thiện của WEDO. Cùng nhau làm việc, kết hợp tài năng và các quan điểm phong phú, WEDO khuyến khích tạo ra những cơ hội mới và sáng tạo cho công việc.
Nội thất gam mầu ấm – thiết kế nhà ở Nam Định
Sản phẩm tuần đầu tiên tháng 5 , Wedo xin giới thiệu với các bạn bộ ảnh thiết kế nội thất công trình nhà ở gia đình ông Nguyễn Xuân Bắc, tại Tp Nam Định, được thiết kế bởi KTS Lê Nghĩa với gam mầu chủ đạo ấm cúng và rất sang trọng. |
Phòng ngủ của cậu chủ nhỏ với bức tranh tường thật ngộ nghĩnh của chú chó Scupidu” |
Giá nhà đất: TP.HCM: 1m2 đất = 1 tỉ đồng
Căn nhà ở đường Đồng Khởi (TP.HCM) có diện tích 105m2 nhưng rao bán 8.000 lượng vàng. Ở khu vực này những căn hộ giá trị hàng ngàn lượng vàng không hiếm.
Nhà bán: diện tích xây dựng 105m2, diện tích sử dụng 200m2. Vị trí: nhà mặt tiền đường Đồng Khởi, ngay trung tâm TP, sát khách sạn Caravelle, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM, khu bán hàng cao cấp, sang trọng. Cấu trúc nhà trệt + gác gỗ, chủ quyền sổ đỏ, giá bán 8.000 lượng vàng SJC…
Thông tin căn nhà trên đang rao bán tại một chợ địa ốc của TP được giới kinh doanh trong lĩnh vực này đặc biệt quan tâm. Giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản tại quận 1 nói với vị trí gần Nhà hát TP, cạnh góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, có thể nói đó là khu vực nhà riêng lẻ đẹp nhất của TP, thuận tiện để kinh doanh. Nhưng nhiều người quan tâm đến căn nhà này không chỉ vì các yếu tố trên mà còn có lý do khác: hơn năm năm qua nhà mặt tiền ở đường Đồng Khởi gần như không có giao dịch.
Giám đốc công ty địa ốc trên tính trừ phần xây dựng, giá trị khu đất trên hơn 7.900 lượng vàng, mỗi mét vuông đất trên 75 lượng vàng. Theo giá vàng thời điểm hiện nay, tức khoảng 1 tỉ đồng/m2. Như vậy nếu bán được 1m2 đất của căn nhà trên, có thể mua được một căn hộ cao cấp ở khu trung tâm hoặc một căn nhà riêng lẻ ở khu vực khác thuộc dạng đẹp.
Người rao bán căn nhà trên cho biết “chỉ giảm vài chục lượng vàng cho vui để làm thủ tục chứ không giảm nhiều”. Ông cũng nói thêm: “Cách nay vài tháng có người đồng ý mua hơn 7.200 lượng nhưng tôi chưa bán”.
“Hàng hiếm”
Các công ty kinh doanh địa ốc giải thích không chỉ đường Đồng Khởi mà nhiều tuyến đường khác ở quận 1 như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Thị Minh Khai… cũng rất ít người bán nhà mặt tiền. Với vị thế trung tâm, thuận tiện đi lại, khả năng sinh lợi cao… nên nhà mặt tiền ở các tuyến đường trên được xem như hàng hiếm, khó thay thế được, nhất là khi nhu cầu về mặt bằng ở trung tâm ngày càng nhiều. Vì vậy giá đất các tuyến đường trên nhiều năm qua luôn thuộc dạng top ten của TP. Hiện nay ở mức từ 15-22 lượng vàng/m2, tùy theo vị trí.
Ông Võ Đình Quốc, phó giám đốc Công ty cổ phần địa ốc ACB, nói chợ địa ốc của công ty hoạt động đến nay hơn 10 năm nhưng chỉ nhận được hai căn nhà rao bán từ đường Đồng Khởi. Một căn rao bán cách nay khoảng một năm, là nhà nằm trong con hẻm lớn nhưng không giao dịch được và nay là căn nhà mặt tiền. Riêng nhà khác ở các tuyến đường trung tâm trên thỉnh thoảng có rao bán nhưng chủ yếu là nhà hẻm, ít có nhà mặt tiền.
Không chỉ người có nhu cầu tìm mua nhà, kể cả người kinh doanh muốn thuê nhà mặt tiền đường Đồng Khởi cũng rất khó tìm. Do đây được xem là phố đi bộ của trung tâm TP, có nhiều khách sạn lớn, người nước ngoài thường xuyên lui tới, rất thuận lợi cho kinh doanh, mua bán lẻ. Ông Quốc cho biết gần đây có hai người khách ở Hà Nội yêu cầu trung tâm tìm giúp mặt bằng trên tuyến đường này để mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng lụa, tơ tằm nhưng nhiều tháng trời tìm không ra. Lân la hỏi những người đang thuê mặt bằng tại đây mới được tiết lộ: phải hỏi những người đang thuê, khi nào họ hết thuê hoặc biết người khác sắp hết hợp đồng thuê sẽ chỉ lại. Nhưng khi tìm được một căn vừa hết hợp đồng đã có công ty khác “hớt tay trên”.
Chưa thấy nhà đã đặt cọc
Nhiều năm qua, nhà giá trị hàng ngàn lượng vàng ít được rao bán công khai tại các chợ địa ốc hoặc các phương tiện truyền thông mà thường thông qua truyền miệng giữa các “đại gia”, giữa các “cò cao cấp”. Chính vì vậy, để mua một căn nhà giá trị cao ở các tuyến đường trung tâm, người mua phải săn tìm mất khá nhiều thời gian. Giám đốc một công ty chuyên săn nhà dạng này nói do giá trị nhà lớn nên chủ nhà chỉ muốn giao dịch ngầm vì ngại công bố, sợ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình. Ngoài ra để tránh các “cò” môi giới.
Kỷ lục giá nhà bán qua chợ địa ốc ACB từ trước đến nay thuộc về căn biệt thự diện tích hơn 1.000m2 trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, giá bán hơn 9.300 lượng vàng, giao dịch cách nay hơn một năm.
Nhưng theo ông Quốc, thường người có nhà giá trị từ 5.000 lượng vàng trở lên chỉ muốn ký gửi trực tiếp cho chợ, không thích công khai. Các thông tin về căn nhà như diện tích, kết cấu, lộ giới, giá, định hướng qui hoạch, xây dựng… được chủ nhà cung cấp đầy đủ cho chợ. Người mua có nhu cầu liên hệ qua chợ địa ốc để nắm các thông tin liên quan. Sau khi đồng ý các điều kiện và đặt cọc, người mua được dẫn đến gặp mặt chủ nhà để thỏa thuận giá cả. Nếu không đồng ý mua, coi như mất tiền cọc.
Ông Quốc nói có những người chưa quen sẽ khó chấp nhận đặt cọc khi chưa biết mặt mũi căn nhà ra sao nhưng đó là “luật bất thành văn giữa những người mua bán nhà dạng này”.
Theo giám đốc một công ty thẩm định giá bất động sản, cách nay khoảng hai năm có căn nhà mặt tiền đường Đồng Khởi rao bán giá 28 lượng vàng/m2 nhưng do trục trặc thủ tục nên việc mua bán không thành. Do khu vực này không có giao dịch nhiều năm liền nên rất khó đưa ra mức giá chính xác. Nhưng giá hợp lý bình quân khoảng 28-30 lượng vàng/m2. “Nếu khách hàng muốn mua thì vị trí đẹp nhất của tuyến đường này giá 35 lượng vàng/m2 có thể chấp nhận được. Còn giá 1 tỉ đồng/m2 thì chưa nghe nói”. Ông cho biết cách nay không lâu ở Hà Nội có giao dịch thành công giá 50 lượng vàng/m2, thuộc vị trí đẹp nhất của thủ đô. Do đất ở Hà Nội cao hơn TP.HCM nên mức giá trên cũng được coi là cao nhất nước.
Phòng Tư vấn thiết kế Kiến trúc & Xây dựng Wedo
Cẩn trọng khi mua đất dự án
Từ trước đến nay, khi mua đất dự án, khách hàng thường quan tâm đến một số vấn đề cốt lõi có liên quan về mặt pháp lý, rất ít khi để ý đến việc dự án đã được duyệt chi tiết đến cỡ nào. Chỉ chi tiết nhỏ này cũng có thể dẫn đến việc trắng tay, như thực tế đã có!
Những khách hàng, người mua không thể biết hoặc không lường trước được việc thay đổi quy hoạch, quy hoạch mới, quy hoạch lại. Việc nắm bắt được thông tin là cho đến khi doanh nghiệp có thông báo hoặc báo chí đưa tin. Một số người rành việc chỉ mua đất nền khi dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500. Chắc là vậy, nhưng không ít người phải cười ra nước mắt với những dự án quy hoạch này.
Phiêu lưu bản đồ quy hoạch 1/500
Anh Trần Bửu Bửu, ngụ tại Tân Bình ấm ức: “Họ lừa tụi tôi… Khi mua nền tôi đã hỏi thăm kỹ rồi mới dám mua, vậy mà giờ coi như thua trắng…”. “Họ” là cách Bửu dùng để chỉ chủ đầu tư dự án đất nền quận, do Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn (Incomex Sài Gòn) làm chủ đầu tư.
Chuyện là vậy. Năm 2002, Bửu ký hợp đồng mua nền đất mang số C4, diện tích 5 x 15m, tại dự án đất nền trên địa bàn phường Tân Kiểng, quận 7. Ngoài số tiền theo hợp đồng, Bửu phải trả thêm 112.500.000 đồng tiền chênh lệch do mua lại của một cán bộ công ty. Việc sang nhượng này được giám đốc công ty duyệt cho phép. Đến tháng 6.2003, Bửu đóng đủ số tiền cho nền đất trên vì đây cũng là thời điểm giao nền theo thoả thuận. Đến đầu năm 2006, đại diện công ty mời Bửu lên thông báo không có nền đất và đề nghị trả lại tiền. “Chờ ba năm không có đất… Chưa hết, lúc mua đất này, tính ra 1 lượng vàng/m2, giờ công ty mời lên trả lại tiền với giá 7 triệu/m 2 , thiệt thòi như vậy làm sao chấp nhận được. Sau buổi làm việc đầu năm 2006, họ hẹn một tuần sau sẽ có thông tin chính thức, nhưng cả tháng nay không thấy công ty có động tịnh gì về việc của tôi. Nghe nói, họ đã làm công văn xin chuyển đổi mục đích từ xây dựng nhà ở sang xây dựng nhà chung cư cao tầng. Tôi không ngờ mua đất dự án được duyệt 1/500 rồi mà vẫn còn bị mất trắng…”, anh Bửu than vãn. Không chỉ riêng anh Bửu, bà Tô Thị Thanh Hoa, một khách hàng khác cũng đang trong tình trạng giống như anh.
Khá nhiều dự án mặc dù đã có quy hoạch 1/500, song cuối cùng khách hàng cũng chẳng còn đất hoặc diện tích đất đầu tư ban đầu bị thay đổi vì dự án được điều chỉnh lại. Tại một dự án Khu dân cư Phước Long B, quận 9, quy hoạch chi tiết 1/500 từ năm 2001 – 2002 và đã chuyển nhượng ra bên ngoài rất nhiều. Nhưng mới đây, chủ đầu tư là một công ty lớn trong lĩnh vực địa ốc, làm hồ sơ đề nghị TP duyệt lại quy hoạch chi tiết 1/500 mới. Theo đó, rất nhiều nền đất trong dự án bị bớt một phần diện tích, thậm chí nhiều nền không còn trên thực tế.
Cái khó cho khách hàng là những nền đất được công ty bán ra hầu hết đã được chuyển nhượng qua tay nhiều khách hàng, số tiền chênh lệch trên từng m 2 cũng đã thay đổi đến chóng mặt. Người đã kịp sang tay thở phào, người khách hàng cuối cùng đang cầm hợp đồng của lô đất, chỉ còn nước khóc ròng. “Giá tôi mua cái nền này đã cao hơn nhiều so với giá của công ty bán ra, nếu bây giờ không có đất, thì công ty chỉ trả lại số tiền ban đầu theo hợp đồng, số còn lại coi như mất trắng… Cầu trời không có chuyện đó xảy ra…” – anh T.Đ.K, một “nhà đầu tư nhỏ” đang ngày đêm khấn vái cho cái hợp đồng mình đang sở hữu.
Quy hoạch chi tiết 1/2.000 cũng chết
Dự án khu dân cư Phước Kiểng thuộc xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè do một công ty lớn, có tiếng tăm tại khu vực Nam Sài Gòn, làm chủ đầu tư. Khi thực hiện dự án, công ty này đã giao cho 16 chủ đầu tư thứ cấp khác thực hiện dự án. Mặc dù dự án chưa được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 nhưng một công ty thứ cấp tham gia xây dựng dự án đã tự phân lô với các loại diện tích 6x20m, 7x20m và nền biệt thự 15x20m, chuyển nhượng lại cho khách hàng. Theo một cán bộ của chủ đầu tư nhận định, việc chuyển nhượng nền đất trái pháp luật có thể dẫn đến việc người nhận chuyển nhượng có nguy cơ bị mất trắng nền đất sau khi dự án được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Anh L.H.N, khách hàng của công ty, hiện đang ngụ tại quận 10, thở dài – “Công ty đang trấn an mọi người bằng những lời lẽ rất “êm tai”, nhưng số phận lô đất được phán xét thế nào thì chưa ai biết được”.
Những người nhận chuyển nhượng các nền đất thuộc diện tái định cư còn nguy hiểm hơn khi dự án chưa được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, như dự án Khu dân cư tại phường Tân Hưng, quận 7. Vị trí dự án đẹp, nằm ngay mặt tiền đường Bắc – Nam nối khu vực Nhà Bè, quận 7 với quận 4. Cuối năm 2003 – đầu năm 2004, giới kinh doanh đất đai khu vực quận 7 và nhiều nơi khác đổ xô nhau tìm mua nhiều nền đất tại dự án này. Thời điểm đó, dự án chỉ có quy hoạch chi tiết 1/2.000 từ năm 2002, chủ đầu tư lại thuộc cấp bộ, khiến nhiều người yên tâm. Thế nhưng, những nền đất được đưa ra giao dịch ở đây đa phần là nền thuộc diện tái định cư. Rất ít khách hàng đầu tư vào để ý đến bản quy hoạch chỉ mới dừng ở mức 1/2.000, trước dự án mà lại hùa nhau tin vào bản quy hoạch chi tiết 1/500, với đầy đủ số lô, số nền, có diện tích từng nền cụ thể. Chính nhờ tấm bản đồ này, giá đất tăng vọt, từ 9 – 15triệu đ/m 2 tuỳ theo vị trí. Đến khi thông tin quy hoạch chi tiết 1/500 được trình duyệt, nhiều người mới tá hoả chạy nước rút để cố sang tay hợp đồng.
Thiếu nhà giá rẻ
Trong khi các công ty địa ốc đua nhau xây căn hộ chung cư cao cấp, phục vụ người có thu nhập cao thì mảng nhà giá thấp gần như bỏ trống.
Hàng thiếu đến nỗi khách phải bốc thăm để được mua nhà giá thấp.
Lời ít, qui chuẩn cao
Ông Nguyễn Ngọc Dương, một chuyên gia trong lĩnh vực địa ốc, cho biết đã làm một nghiên cứu trên 575 mẫu về nhu cầu nhà ở của khách hàng (xem hình). Ông Dương đánh giá nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn là thị phần lớn nhất hiện nay về nhu cầu nhà ở.
Nhưng vì sao các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư loại nhà này? Ông Dương nói rằng chủ yếu vì lợi nhuận kinh doanh, vì thương hiệu công ty. Đầu tư một dự án căn hộ cao cấp đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư gấp nhiều lần so với nhà giá thấp. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp chưa chú ý đến đối tượng này, khi mà căn hộ cao cấp còn đang hút hàng trên thị trường.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực – phó giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành (TP.HCM) – nói công ty rất muốn tham gia các dự án nhà giá thấp vì đây không chỉ là vấn đề kinh doanh, lợi nhuận mà còn mang tính xã hội cao, nhưng vướng mắc hiện nay là qui chuẩn thiết kế.
Bốc thăm mua nhà
Vừa qua một số doanh nghiệp tại TP.HCM đã xây dựng nhà giá thấp như Công ty TNHH thương mại Him Lam, Công ty cổ phần đầu tư Nam Long… và nhanh chóng bán hết. Riêng khu nhà của Công ty cổ phần đầu tư Nam Long tại phường Tân Thuận Đông, quận 7 bán vào cuối năm 2006 thu hút rất nhiều khách hàng quan tâm. Dự án có diện tích căn hộ từ 44-68m2, giá 293-504 triệu đồng/căn. Do cầu nhiều, cung ít nên khách hàng phải bốc thăm, đăng ký phiếu để được mua nhà. |
Theo ông Đực, tiêu chuẩn thiết kế thường qui định mỗi căn hộ có bốn người ở, vì vậy phải thiết kế hai phòng ngủ và diện tích tối thiểu khoảng 60m2. Nếu qui chuẩn “mở” hơn, cho phép nhà ở có ít người hơn thì nhà đầu tư sẽ thiết kế căn hộ đơn (một phòng ngủ). Được vậy, số căn hộ trong dự án sẽ tăng lên, giá rẻ hơn và nhiều người được mua.
Nhỏ hơn thì nhiều hơn
“Mặc dù lợi nhuận từ các dự án nhà giá thấp sẽ không bằng các dự án căn hộ cao cấp, nhưng chúng tôi sẽ chấp nhận và kéo lợi nhuận từ các dự án khác bù vào. Điều quan trọng là sản phẩm của công ty đa dạng, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau” – lãnh đạo Công ty TNHH địa ốc Đất Lành chia sẻ. Để giá nhà thấp, chỉ có thể làm dự án tại các quận ven, huyện ngoại thành do giá đất ở những khu vực này còn thấp.
Ông Đực tính: cả giá đất, giá xây dựng mỗi mét vuông căn hộ từ 5,5-8 triệu đồng. Như vậy một căn hộ 40-50m2 giá khoảng 220-400 triệu đồng, phù hợp với đa số người có thu nhập thấp. Còn theo ông Dương, nếu xây dựng ở các khu vực ngoại thành, xa trung tâm TP thì giá có thể giảm nữa, khoảng 5-6 triệu đồng/m2, trừ chi phí doanh nghiệp có thể lời 5-6%.
“Nhà giá thấp nhưng không có nghĩa là chất lượng thấp mà vẫn đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định về điều kiện, môi trường sống… Chỉ cần Nhà nước cho chỉ tiêu, người thiết kế sẽ biết tính toán sao cho hợp lý” – lãnh đạo Công ty TNHH tư vấn Tân – Nhà Rộng tự tin. Ông cho biết chất lượng xây dựng vẫn đảm bảo nhưng có thể trang thiết bị “giảm cấp” một chút so với căn hộ cao cấp nhằm giảm giá thành.
Hài lòng nhà nhỏ
Kiến trúc sư Võ Tứ Quí cho rằng dạng nhà này hoàn toàn phù hợp với TP.HCM, trong điều kiện “đất chật người đông” như hiện nay. Với diện tích trên, căn nhà vẫn có hai phòng ngủ, phòng khách cũng như nhà bếp, nhà vệ sinh, bancông… Kiến trúc sư này dẫn chứng: ở khu cư xá Thanh Đa, quận Bình Thạnh có nhiều căn nhà chỉ 36m2 nhưng vẫn đảm bảo hai phòng ngủ, mỗi phòng 9m2 và điều kiện sinh hoạt tối thiểu. “Tuy nhiên, nhà nhỏ chỉ phù hợp với loại chung cư thấp, khoảng 5-6 tầng trở xuống. Ngoài ra các lô phải xây dựng tách rời nhau để căn hộ được thoáng, tận dụng thêm khoảng không” – ông lưu ý.
Ông Nguyễn Ngọc Dương thông tin vừa khảo sát tại chung cư Gò Dầu, quận Tân Phú (TP.HCM). Dự án này phục vụ tái định cư cho các hộ bị giải tỏa, đa số từ 40-50m2/căn hộ. Tuy nhiên, đa số người dân hài lòng với diện tích như trên. Về giá bán cũng chấp nhận được, phù hợp với túi tiền của nhiều người: 300-500 triệu đồng/căn hộ.
Theo ông Dương, để các doanh nghiệp yên tâm hơn khi xây dựng nhà giá thấp cần có sự liên kết từ nhiều phía: doanh nghiệp – ngân hàng – cơ quan nhà nước – khách hàng, trong đó ngân hàng đảm bảo cho vay tiền mua nhà, còn Nhà nước giới thiệu đầu ra cho sản phẩm đến các cán bộ, công nhân viên có thu nhập thấp…
Các công trình kiến trúc Hà Nội đầu Thế Kỷ 20
Hình ảnh các công trình kiến trúc Hà Nội đầu Thế Kỷ 20
Tiếp theo bài viết Hình Ảnh Hà Nội Xưa , chúng tôi xin gửi tới bạn đọc các hình ảnh tiếp theo trong kho ảnh tư liệu của Wedo,những hình ảnh chủ đề về các công trình kiến trúc cổ của Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ 20
Tư vấn thiết kế nhà miễn phí
Dịch vụ tư vấn thiết kế nhà miễn phí: Wedo cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế miễn phí cho khách hàng trực tuyến qua internet (không áp dụng cho tư vấn trực tiếp). Dịch vụ này được cung cấp từ năm 2003 cho đến nay(*)
Hình ảnh Hà Nội xưa (phần 1)
Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19 hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885 được thể hiện rõ qua những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard.
“Cám ơn anh Trần Quang Ðông (Na-Uy) đã gửi tặng những tấm hình này.”
Tư vấn thiết kế nhà bạn Khánh, Đồng Nai
Hiện nay, nhà tôi có nhu cầu xd một ngôi nhà để ở nhưng không biết chọn mẫu nhà nào cho phù hợp. Vì vậy, tôi viết thông điệp này gửi tới Quý Công ty và mong nhận được sự tư vấn của Quý Cty.
Một số dữ liệu liên quan tới nhà và đất dự kiến xây dựng:
Về đất: Chiều ngang đất: 38m, chiều sâu một đầu (đầu gần ngã 3) 16m, đầu kia 19m, phía trước hướng Nam tiếp giáp với đường liên thôn rộng 6m, có một hồ nước rộng khoảng 350m2. Hai bên và phía sau tiếp giáp với đất của nhà khác
Về Nhà dự kiến xây:
Có thể theo mô hình ba gian hai tầng kiểu Pháp hoặc theo mô hình nhà biệt thự khác.Diện tích xd:( tính mép ngoài của móng nhà) 8.5m x 12.5m Có 01 gian thờ, 01 phòng khách, 01 phòng bếp + ăn, 02 phòng WC, còn lại có từ 4-5 phòng ngủ Nhà ở tại thời điểm hiện tại cho 2 thế hệ, dự kiến sau này cho ba thế hệ cùng ở chung.Trên đây là những thông số cơ bản liên quan đến nhà và đất dự kiến tôi xd trong năm nay.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý công ty.
Tôi xin chân thành cám ơn!
WEDO xin phúc đáp!
Chào bạn Khánh.
Chúng tôi đã nhận được câu hỏi yêu cầu tư vấn của bạn và rất cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mảnh đất của bạn rất rộng rãi, việc bố trí ngôi nhà trên mảnh đất sao cho phù hợp với khu đất, với sân vườn cũng cần phải tính toán thật kỹ. Sau khi đã tính xong phần diện tích xây của ngôi nhà, chúng tôi có tiến hành phác thảo sơ bộ các bồn cây, các khoanh vườn.. và đã làm thêm cho bạn một bể bơi nhỏ trong vườn, nếu bạn không muốn thì có thể bỏ bể bơi đi để tránh đầu tư thêm một khoản tiền cũng không phải là nhỏ.
– Tầng một làm sảnh đón lớn ngay giữa nhà. Gara được đặt ngay lối vào của khu đất, sảnh đợi sẽ làm bên cạnh gara. Bên kia gara là một lối đi nhỏ có xếp đá dẫn vào bếp và phòng ăn. Cánh cửa chính dẫn vào nhà sẽ đưa bạn đến một tiền sảnh đón khách, bên phải sảnh này sẽ là phòng khách và cầu thang dẫn lên tầng 2.Khu bếp nhà bạn sẽ được tách riêng ra với phòng ăn, cà 2 khu này đều rộng rãi. Phòng ăn còn có thêm một lối vào xuất phát từ vườn sau. Bàn ăn được đặt trong một vòng cung elip sẽ tạo thêm một khung cảnh mới cho mỗi bữa ăn. Ngôi nhà được chúng tôi thiết kế với các đường chéo mạnh, chia cắt không gian, một thiết kế đột phá không bị trùng lặp với các thiết kế cổ điển với các mảng không gian vuông vắn nhàm chán. Một phòng ngủ lớn có vệ sinh riêng được đặt ngay cạnh phòng khách. Tầng một có bố trí một vệ sinh vào từ hướng bếp.
– Tầng hai sẽ là nơi sinh hoạt chính của gia đình với 4 phòng ngủ, trong đó có một phòng có vệ sinh riêng. Tầng 2 có một phòng SHC, có tận dụng làm phòng thờ cúng. Bạn không yêu cầu làm phòng sinh hoạt chung, nhưng với một diện tích lớn của phỏng thờ, bạn nên tận dụng làm thêm chức năng của phòng SHC vì chắc chắn là gia đình cũng sẽ cần những khoảng không gian riêng.
Trên đây là phác thảo của chúng tôi về ngôi nhà mà bạn yêu cầu tư vẫn. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có thêm bản vẽ chi tiết và có thể cung cấp thêm thông tin để sửa đổi theo ý của bạn.
Chuyện phong thủy trong xây nhà
– Hãy thiết kế cho tôi một ngôi nhà hài hòa phong thủy !
– Để chờ “thầy” xem xong rồi sẽ quyết định chỗ đặt bếp !
– Cuối năm nay phải cất nhà rồi, năm tới là kỵ, còn một tháng làm nhà ba tấm có kịp không?
Qua điện thoại, e-mail hay gặp trực tiếp, mỗi ngày người thiết kế đều nhận rất nhiều những yêu cầu như thế, lúc giống mệnh lệnh, khi như van nài, mà tựu trung chỉ nhằm một mục đích: quyết tâm làm nhà theo những chỉ định về Phong Thủy! Nhưng nếu ngồi nói chuyện lâu hơn để hỏi phong thủy thực chất là thế nào , tại sao lại kiêng cữ chỗ này chỗ kia… thì các gia chủ vừa rất cương quyết ấy cũng phân vân chẳng kém. Thôi “thầy “ đã phán vậy rồi, anh ráng giúp tôi!!!.
Gia chủ về rồi, còn lại người thiết kế với một đống “đơn thuốc” chi chít, từ Mệnh Trạch Bát Quái đến kích thước Lỗ Ban; bếp quay hướng này, giường nằm phía kia…“Cả đời chú chỉ có mỗi ngôi nhà này” – lời vị gia chủ tóc hoa râm cứ văng vẳng bên tai. Phương án thiết kế có chỉnh sửa được chăng? Tạm quên mình là kiến trúc sư, tự xem ta là gia chủ: “Có thờ có thiêng”, chuyện cất nhà là đại sự, không lẽ không kiêng cữ? Mà nhà tui tui ở chứ mấy anh vẽ xong có ở đâu!”.
Lại nghĩ về vấn đề phong thủy đã gặp từ thuở vô tình xem mấy cuốn Bát Trạch như đọc truyện, chẳng hiểu nhiều nhưng ngấm lúc nào không biết. Khi học trường kiến trúc, mới ngộ ra vì sao cha ông ta ngày xưa làm nhà dựng cửa hài hòa tự nhiên như hơi thở, đặt đâu trúng đó, phải chăng “hay không bằng hên”? Chắc là không rồi, vì khi đi vào kho tàng văn hóa dân gian, thấy rõ việc nhà cửa xưa nay luôn là chuyện rất thiết thân trọng đại, ai dám xem thường? Nhưng “lưu trữ thông tin” qua bao lần dâu bể đến đời con cháu thời @ hôm nay đã bị “tam sao thất bản” nhiều quá. Lên mạng gặp bao nhiêu website về phong thủy, muốn xem hướng nhà chỉ cần một cái click chuột; làm ăn trục trặc hay gia đạo bất yên là kêu do… phong thủy xấu. Nhưng ba chủ thể tạo dựng ngôi nhà (người thiết kế, người xây dựng và người sử dụng) vẫn loay hoay thắc mắc thực hư về một vấn đề xưa như… kiến trúc.
Vâng, nhiều giải pháp phong thủy luôn song hành với giải pháp kiến trúc, hay có người còn đùa rằng: ông tổ phong thủy chắc là người làm kiến trúc, thấy thuyết phục gia chủ khó quá bèn dùng phong thủy để khẳng định các ý tưởng của mình! Thực ra trong kiến trúc dân gian, việc xây nhà dựng cửa chủ yếu nhờ dân nghề thổ mộc, gia chủ cũng cùng tham gia từ đầu tới cuối, kinh nghiệm phong thủy hình thành từ quá trình xây cất và sử dụng, rồi truyền khẩu như một dạng kinh nghiệm sống. Còn kiến trúc sư hôm nay với chức năng nhiệm vụ được quy định rõ ràng thì đối xử với phong thủy thế nào? Người gật đầu chiều chuộng, kẻ tự ái gạt phăng, nhưng nhà nhà mới xây vẫn có sự can thiệp của “thầy phong thủy”, vẫn phải đập chỗ này, sửa chỗ kia… và vẫn thiếu đối thoại giữa gia chủ với nhà chuyên môn về chuyện phong thủy.
Chuyện hôm qua – hôm nay và ngày mai
Mọi ngôi nhà đều không thể tách rời các điều kiện thiên nhiên và điều kiện giao tiếp xã hội. An cư mới lạc nghiệp – ai cũng mong muốn ngôi nhà cho mình và cả thế hệ sau ở phải thật an, tức là thích ứng tốt với các biến động ngoại cảnh, tạo nên một môi trường hòa hợp cao với các thành viên cư trú cụ thể, đảm bảo bình yên và phát triển (khái niệm nhà nở hậu nên hiểu cả theo nghĩa thời gian, tức là về sau luôn được phát triển vững bền). Quan niệm như vậy nên cung cách chọn đất cất nhà của cư dân Việt xưa đề cao tính linh hoạt và thái độ ứng xử mềm dẻo với môi trường xung quanh. Thay vì tìm cách trấn áp thiên nhiên, nếp nhà truyền thống luôn khai thác tốt lợi điểm và khắc phục các hạn chế của thiên nhiên với biện pháp đơn giản, chi phí tiết kiệm, khẳng định văn hóa ở đặc sắc và phong phú: nhà phải đón được gió lành và thông thoáng tự nhiên, che chắn mưa tạt nắng chói, tổ chức cây xanh và mặt nước, tạo vùng chuyển tiếp trong – ngoài… Những dữ liệu từ thiên nhiên đều giải quyết ngay từ khâu chọn hướng, chọn đất lúc ban đầu, sau đó mới đến bố cục không gian và kỹ thuật xây cất.
Mặc dù phong thủy là một khoa học – nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với tổ chức không gian – môi trường sống, có lúc người ta đã nhầm lẫn và đánh đồng phong thủy với những yếu tố kỳ bí nhuốm màu mê tín dị đoan. Vì thế tiếp cận phong thủy còn phải luôn dựa trên quan điểm kế thừa và chỉnh lý, các luận đề trước đây và hiện nay về phong thủy hoàn toàn có thể soi rọi dưới ánh sáng khoa học và không ngừng kiểm nghiệm từ cơ bản đến chi tiết. “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”, chữ trạch trong Dương Trạch chính là sự tuyển chọn, tìm cái tốt nhất trong điều kiện có thể.
Bài toán phong thủy trong bối cảnh hôm nay mang thêm nhiều phức tạp củasự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, đất đai khan hiếm và thiên nhiên biến động. Tìm kiếm cuộc đất – ngôi nhà tốt chính là lựa chọn và giải quyết các hạn chế để từ đó nâng cao chất lượng môi trường ở. Tích hợp kinh nghiệm truyền thống và khoa học hiện đại, môn phong thủy ngày nay đang hướng đến những lời giải phù hợp và linh hoạt hơn, bởi mô hình cư trú cũng đa dạng hơn (biệt thự, nhà phố, chung cư). Nhưng chặng đường tìm kiếm bản sắc Việt (ít ra là về mặt phong thủy) xem ra vẫn lắm gian nan. Bước vào căn hộ chung cư có khi gặp ngay nơi bếp núc, chỗ đặt bàn thờ thì tìm mãi chẳng thấy – chỉ hai chuyện tối kỵ đó thôi đủ khiến nhiều người hoài niệm nếp nhà cũ, từ chối lên ở chung cư. Các vấn đề về vật lý kiến trúc, cấu tạo và địa chất công trình cũng đều là phong thủy đó chứ, nhưng chẳng hiểu sao ngày càng bị lấn át bởi sự dễ dãi hưởng thụ các sản phẩm kỹ thuật tân kỳ, quên mất thân xác của mình vốn vẫn đang chịu sự kiểm soát của Bà Mẹ Thiên Nhiên vĩ đại và nghiêm khắc.
Chuyện niềm tin – trách nhiệm
Trái đất vẫn quay cho dù ta không cảm nhận được, hay chỉ cảm nhận gián tiếp qua ngày và đêm, mặt trời mọc và lặn… Cũng thế, khoa phong thủy – theo tôi, gọi đích danh là khoa học và nghệ thuật về tổ chức nơi cư trú – vẫn tồn tại song hành với những người làm nghề lẫn dân ngoại đạo. Nhiều người hay xem phong thủy là độc quyền của Trung Hoa, nhưng thực ra bản năng xếp đặt nơi cư trú đã cùng tiến hóa với loài người dưới nhiều tên gọi tại nhiều vùng văn hóa khác nhau. Khoan đề cập những phạm trù sâu rộng và liên ngành của quy trình chọn lựa địa điểm xây dựng, của ứng dụng triết lý âm dương – ngũ hành, của sắp xếp bài trí nội thất sao cho hài hoà tâm sinh lý người sử dụng… mà chỉ xét đơn thuần ở khía cạnh tâm lý con người thì phong thủy là điều mọi cư dân đất Việt khi tạo dựng chốn ăn ở luôn nghĩ đến trước tiên và ám ảnh lâu dài, bất kể trình độ nhận thức và các nhầm lẫn về tên gọi cũng như tính xác thực. “Có bệnh thì vái tứ phương”, mà không bệnh (hay chưa bệnh) thì cũng luôn muốn “phòng bênh hơn chữa bệnh”. Y học hiện đại đã chứng minh rồi: yếu tố tâm lý chiếm quá nửa trong điều trị. Vấn đề là giảm thiểu những mơ hồ và biết đặt niềm tin đúng chỗ.
Đó là phần gia chủ. Còn ở phía đối diện, việc thêm một dữ liệu cho bài toán của người làm kiến trúc, thêm chút thử thách (đôi khi chỉ vài câu “tôi muốn…” rất cá nhân của gia chủ thôi) cũng như thêm sự thú vị và bài toán giải được càng có giá trị hơn. Vậy tại sao người làm kiến trúc lại phải “nói không” với phong thủy? Nếu anh có thể xử lý những vấn đề phong thủy một cách khoa học, chắc chắn anh sẽ tròn trách nhiệm hơn, chủ động và sáng tạo nhiều hơn. Mặt khác, phong thủy trong nhà ở mới chỉ loay hoay nhỏ hẹp quanh một đối tượng sử dụng cụ thể, một miếng đất riêng biệt nào đó. Còn việc chọn địa điểm xây dựng khu dân cư hay khu công nghiệp, đô thị hay cả một vùng cư trú (quy trình tầm long – điểm huyệt – lập hướng) mới là vấn đề rộng và phức tạp hơn nhiều. Thế mà “từ thuở mang gươm đi mở cõi”, cha ông ta đã có những cái nhìn phong thủy đầy tính chiến lược và sáng tạo, minh chứng rõ ràng từ Thăng Long – Hà Nội đến Huế, Sài Gòn – TP.HCM… đâu đâu cũng in dấu những xếp đặt đầy ý tứ và hài hòa, rất gần gũi với kiến thức về Địa lý (Geography) của khoa học phương Tây và Địa phong thủy của phương Đông (*). Chẳng lẽ thế hệ sau với nhiều thuận lợi và phương tiện hiện đại lại không thể kế thừa và phát triển tốt hơn?
Như Lão Tử đã từng nói về việc vo đất làm bình để hữu dụng cái phần rỗng trong chiếc bình, ta thấy rằng kiến trúc làm nhà không chỉ tạo ra các bề mặt vật chất, mà để gửi gắm qua những Hình ấy một Thế cụ thể, cho môi trường, cho gia chủ và cho cả nghiệp sáng tạo của mình. Vẽ phần rỗng, phần không khí đó (**) để ai đến nhà cũng buột miệng: nhà có kiến trúc sư có khác, tự hào lắm chứ ! Và cũng nhiều trăn trở lắm trước thực trạng thiếu tiếng nói chung giữa gia chủ và người chuyên môn khi đụng chạm vấn đề phong thủy. Mặt khác, cũng đừng xem phong thủy như liều thuốc an thần, mà hãy tự tạo cho mình chỗ ngủ ấm êm, một thân thể thanh sạch, một đầu óc thảnh thơi để giấc ngủ an nhiên tìm đến nhẹ nhàng.