Skip to Content

Blog Archives

Cách chọn Vật liệu Xây dựng khi xây nhà

Chọn vật liệu xây dựng (VLXD) là công việc khó khăn với tất cả mọi người. Dù bạn chọn phương án khoán công hay khoán trắng bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ về VLXD. Vật liệu xây dựng quan trọng nhất là cát, gạch, thép, đá, nước và xi măng. Chúng tôi sẽ liệt kê một số điểm quan trọng để giúp bạn có được những tiêu chuẩn chung và có thể chọn từ những cái có sẵn.

1. Xi măng

Xi măng là một chất gắn kết các thành phần cát, đá và nước lại với nhau để hình thành đá nhân tạo (bê tông). Xi măng là thành phần quan trọng nhất trong công tác xây tô, và đổ bê tông. Chọn xi măng thích hợp sẽ đảm bảo sự vững chắc cho công trình xây dựng. Nên lựa chọn nhãn hiệu xi măng uy tín, có danh tiếng và được sự tin tưởng của nhà thầu cũng như kiến trúc sư.

Có thể phải tốn thêm chi tiết rất lớn sau này để sửa chữa nếu như tiết kiệm một vài nghìn đồng khi mua xi măng để xây rồi bạn không thể thay thế hoặc cải thiện nó như với mái ngói hoặc với một số các thứ khác. Nếu nó kém chất lượng bạn phải đập bỏ để làm lại. Chi phí mua xi măng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị của công trình. Thông thường xi măng chiếm khoảng 7% – 9% tổng giá trị công trình. Vì vậy khi lựa chọn xi măng, bạn hãy chắc chắn mình đã quyết định đúng.

2. Cát

Cát chất lượng có thể được xác định một cách dễ dàng bằng cách lấy một vốc cát rồi nắm tay lại. Bầt kỳ chất bẩn nào (như bùn) sẽ dính lại vào lòng bàn tay bạn. Trong cát có đất sét, sạn hay các chất bẩn khác có thể sẽ làm ảnh hưởng đến công trình. Chúng cần được sàng lọc ra khỏi cát trước khi sử dụng. Một phương pháp kiểm tra khoa học hơn cách trên là đổ cát vào nửa bình thuỷ tinh, thêm một ít nước vào rồi quấy lên.

Cát sẽ lắng xuống đáy, cát chất bẩn sẽ xuất hiện rõ. Có một nguyên tắc là nếu hàm lượng bùn hoặc bụi bẩn vượt quá 3% tổng trọng lượng cát thì cát đó cần được làm sạch trước khi sử dụng. Tóm lại cát chất lượng là cát không thể chứa đất sét, chất bẩn, mica hay vỏ sò, … Không nên sử dụng cát nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn trong bê tông và xây thô.

vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng

3. Đá

Cốt liệu thô thường là những viên đá nhỏ tăng thêm sức chịu lực của bê tông. Đá sử dụng cho bê tông thông dụng hiện nay là đá 1×2 (kích thước hạt lớn nhất 20mm – 25mm).Cốt liệu đá phải sạch tạp chất khi đưa vào trộn bê tông

Trong khi lựa chọn đá, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

– Đá thông dụng có dạng hình khối, không có nhiều tạp chất và ít thành phần hạt dẹt;

– Cần loại bỏ ngay lập tức các tạp chất bằng cách sàng và rửa;

4. Nước

Nếu bạn sử dụng nước máy từ hệ thống cấp nước thì không cần phải lo. Trường hợp bạn dùng nước giếng hay nguồn khác thì nước cần phải sạch, không có chất bẩn. Tuyệt đối không dùng nước biển, nước phèn, nước ao hồ, nước lợ, nước có váng dầu, mỡ để xây nhà đẹp. Lượng nước phù hợp với tỷ lệ xi măng sẽ giúp công trình vững chắc.

5. Bê tông và vữa

Bê tông là loại vật liệu xây dựng đá nhân tạo được hình thành bằng cách đổ khuân và làm rắn chắc hỗn hợp với tỷ lệ hợp lý của các thành phần gồm xi măng, nước, cát và phụ gia nếu có. Trong đó:

– Đá và cát (cốt liệu) đóng vai trò là bộ khung chịu lực;

– Chất kết dính và nước (hồ) bao bọc xung quanh hạt cốt liệu đóng vai trò là chất bôi trơn và đồng thời lắp đầy các khoảng trống giữa các hạt cốt liệu;

– Vữa là hỗn hợp gồm cát, xi măng và nước theo một tỷ lệ nhất định;

Bạn cũng cần lưu ý đến công tác bảo dưỡng. Chất lượng bê tông và vữa sẽ giảm (cường độ không đạt thiết kế ) nếu không có chế độ bảo dưỡng hợp lý và đúng cách:

– Đối với vữa xây tô: nên bảo dưỡng ẩm liên tục từ 7-10 ngày

– Đối với bê tông: Nên bảo dưỡng liên tục từ 10-14 ngày

Lưu ý:

– Nên sử dụng bê tông mác ≥250 (tỷ lệ 2:3:5 – 1 bao xi măng + 3 thùng đá) đối với các cấu kiện: Cọc bê tông cốt thép, móng, đá kiềng, công trình ngầm, cột, sàn sân thượng;

– Nên sử dụng mác bê tông ≥ 200 ( tỷ lệ 1:2:3 – 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng cát) đối với các chi tiết còn lại;

– Vữa xây sử dụng tỷ lệ: 8 thùng cát (tỷ lệ 1:4), cát sử dụng có độ lớn ≥ 2 (sử dụng cát bê tông càng tốt).

– Vữa tô sử dụng tỷ lệ: 10 thùng cát (tỷ lệ 1:5), nếu sử dụng cát quá nhỏ nên dùng tỷ lệ 1:4 hoặc 1: 4.5

– “Thùng” ở đây là thùng sơn hoặc xô 18 lít. Lưu ý là các xô tôn thường có dung tích nhỏ hơn.

6. Gạch

Gạch có thể kiểm tra được thông qua quan sát. Thường có thì gạch tốt cần phải có hình dạng chuẩn với những góc cạnh sắc. Màu sắc tương đồng nhau cùng bảo đảm chất lượng tốt. Và sau đây là các cách kiểm tra gạch chất lượng:

– Khi làm vỡ một viên gạch, nó sẽ không vỡ vụn ra thành nhiều mãnh nhỏ;

– Đập 2 viên gạch vào nhau, gạch chất lượng sẽ phát ra âm thanh dứt khoát;

– Thử làm rơi một viên gạch ở độ cao khoảng 1 mét, gạch tốt sẽ không bị vỡ;

– Ngâm viên gạch vào trong nước khoảng 24 h sau đó kiểm tra trọng lượng của nó. Nếu trọng lượng nặng thêm hơn 15% bạn không nên sử dụng loại gạch này.

7. Thép

Bê tông có sức chịu lực nén tốt những chịu lực kéo và lực uốn kém. Để khắc phục điều này thanh thép cần phải được đặt trong bê tông để có thêm sức chịu lực cần thiết. Do đó mới xuất hiện thuật ngữ bê tông cốt thép. Hãy lựa chọn thép từ những thương hiệu uy tín trên thị trường. Bạn nên tham khảo kích cỡ và chủng loại thép từ kiến trúc sư của bạn.

Lưu ý:

Thép xây dựng gia công thường có đường kính nhỏ hơn thông số ghi trên thanh thép. VD: Thông số là phi 12 thì thực tế chỉ là phi 10.

8. Cốp pha

Cốp pha được sử dụng để làm khuôn đổ bê tông. Cốt pha phải đúng kích thước thiết kế mới đảm bảo được khả năng chịu lực của bê tông. Thực tế đây là việc của nhà thầu. Bạn có thể lưu ý với giám sát của bạn vấn đề này khi tiến hành xây dựng.

9. Thiết bị điện, nước

Các thiết bị này sẽ được lắp đặt bên trong công trình vì thế bạn nên chọ những sản phẩm có xuất xứ và chất lượng uy tín đồng thời có thiết kế phù hợp với ngôi nhà.

READ MORE

Tìm thông tin về vật liệu xây dựng ở đâu?

ĐIỀU NGHIÊN THỊ TRƯỜNG TÌM HIỂU THÓI QUEN HIỆN TẠI CỦA NGƯỜI DÙNG

TÌM THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG Ở ĐÂU?

[poll id=”4″]

Bạn vui lòng tham gia thêm các câu hỏi Điều tra thị trường xây dựng khác để chúng tôi có thể cung cấp thông tin cho bạn tốt hơn.

READ MORE

Những lưu ý khi chọn vật liệu

Lựa chọn vật liệu cho công trình là một yếu tố rất quan trọng trong cả quá trình thiết kế và thi công. Trên thị trường hiện nay, vật liệu rất đa dạng và thông tin rất nhiều, nên lựa chọn lại vừa dễ mà cũng lại khó… Lựa chọn đúng, phù hợp chủng loại vật liệu sẽ làm công trình đẹp hơn, bền hơn, và ngược lại; có thể làm xấu đi nếu sự lựa chọn sai lầm, không phù hợp.

Mặc dù sử dụng vật liệu loại nào, như thế nào đã được kiến trúc sư định hình, có ý tưởng ngay từ khi thiết kế phương án, thiết kế kỹ thuật. Song tới lúc thi công, vẫn thường có những điều chỉnh, thay đổi nhất định. Có nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân đó là việc… không tìm được tiếng nói chung với chủ nhà.

Phù hợp công năng sử dụng

Vật liệu sử dụng trong công trình kiến trúc, điều đầu tiên phải phù hợp công năng; đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Mỗi không gian, mỗi phòng chức năng, mỗi loại cấu kiện, bộ phận kiến trúc có những vị trí và vai trò khác nhau, cần thiết tới các loại vật liệu có đặc tính cơ – lý – hoá phù hợp. Gạch lát sàn ở nơi có nước (sân, phòng vệ sinh) yêu cầu đầu tiên phải chống trơn trượt, rồi mới tới các vấn đề khác như hoa văn, màu sắc..

san-go-1

Phù hợp không gian sử dụng

Để tạo nên sự hiệu quả đúng chức năng, thì các loại vật liệu cũng cần phù hợp. Ví dụ như phòng khách cạnh sân vườn tầng trệt cần sự thoáng đãng, thoải mái, gần gũi thiên nhiên, có thể dùng các loại vật liệu tự nhiên; phòng sinh hoạt chung trên lầu mang lại sự gần gũi; phòng ngủ cần tĩnh lặng, ấm áp; phòng nghe nhạc, giải trí cần sự ấn tượng…

Phù hợp phong cách kiến trúc – nội thất

Mỗi phong cách kiến trúc – nội thất đòi hỏi các loại vật liệu tương ứng và cách thức sử dụng vật liệu đúng. Phong cách hiện đại có mặt nhiều các loại vật liệu mới như kính, thép, inox…; phong cách cổ điển phương Đông có âm hưởng trầm của màu nâu gỗ với những chi tiết tinh xảo; phong cách dân gian thô mộc có sự góp mặt của các loại vật liệu tự nhiên như tre, gỗ, đá…

cau-thang-kinh-dieu-da-1

Phù hợp tỷ lệ

Tỷ lệ là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc. Một số không gian cần sử dụng vật liệu có liên quan đến điều này, nhất là những bề mặt ốp lát. Diện tích một sàn, chiều cao bức tường, không gian của phòng cần những tỷ lệ phù hợp. Phòng vệ sinh thường nhỏ, nên chọn gạch ốp lát có kích thước vừa phải; không nên lớn quá, nếu tính toán chẵn viên thì càng tốt. Nếu sử dụng kích thước gạch lớn, ngoài việc không phù hợp tỷ lệ, thị giác, còn gây hư hao lãng phí do phải cắt bỏ nhiều. Một số loại bộ phận kiến trúc hiện nay được sản xuất tiền chế với nhiều loại kích thước, ví dụ như cửa đi; thì cũng cần căn cứ vào diện tích, chiều cao phòng, khoảng tường chèn cửa để lựa chọn kích thước phù hợp.

Tương quan hoà hợp với xung quanh

Một công trình được sử dụng rất nhiều loại vật liệu, trong nhiều không gian và các không gian đó có liên quan đến nhau. Để có một tổng thể hài hoà, thì cần lưu ý cả điều này.

Sự liên quan đó có thể ở bản thân trong mỗi phòng chức năng, trong phạm vi công trình; hay ra ngoài sân vườn, ngoài ngõ – đường phố. Cần thiết phải xem xét mối tương quan và bao cảnh xung quanh để lựa chọn vật liệu.

Thực ra, nguyên tắc cũng chỉ là nguyên tắc, là một phần chứ không phải là tất cả. Nhưng nó vẫn luôn cần thiết và không bao giờ là thừa.

 

READ MORE

Vật liệu xây dựng: Chọn sao cho chuẩn?

Lựa chọn vật liệu cho công trình là một yếu tố rất quan trọng trong cả quá trình thiết kế và thi công. Trên thị trường hiện nay, vật liệu rất đa dạng và thông tin rất nhiều, nên lựa chọn vừa dễ mà cũng lại khó…

Lựa chọn đúng, phù hợp chủng loại vật liệu sẽ làm công trình đẹp hơn, bền hơn, và ngược lại; có thể làm xấu đi nếu sự lựa chọn sai lầm, không phù hợp. Mặc dù sử dụng vật liệu loại nào, như thế nào đã được kiến trúc sư định hình, có ý tưởng ngay từ khi thiết kế phương án, thiết kế kỹ thuật. Song tới lúc thi công, vẫn thường có những điều chỉnh, thay đổi nhất định. Có nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân đó là việc… không tìm được tiếng nói chung với chủ nhà.

Phù hợp công năng sử dụng

Vật liệu sử dụng trong công trình kiến trúc, điều đầu tiên phải phù hợp công năng; đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Mỗi không gian, mỗi phòng chức năng, mỗi loại cấu kiện, bộ phận kiến trúc có những vị trí và vai trò khác nhau, cần thiết tới các loại vật liệu có đặc tính cơ – lý – hoá phù hợp. Gạch lát sàn ở nơi có nước (sân, phòng vệ sinh) yêu cầu đầu tiên phải chống trơn trượt, rồi mới tới các vấn đề khác như hoa văn, màu sắc..

gieng-troi-anh-nho-3

Phù hợp không gian sử dụng

Để tạo nên sự hiệu quả đúng chức năng, thì các loại vật liệu cũng cần phù hợp. Ví dụ như phòng khách cạnh sân vườn tầng trệt cần sự thoáng đãng, thoải mái, gần gũi thiên nhiên, có thể dùng các loại vật liệu tự nhiên; phòng sinh hoạt chung trên lầu mang lại sự gần gũi; phòng ngủ cần tĩnh lặng, ấm áp; phòng nghe nhạc, giải trí cần sự ấn tượng…

Phù hợp phong cách kiến trúc – nội thất

Mỗi phong cách kiến trúc – nội thất đòi hỏi các loại vật liệu tương ứng và cách thức sử dụng vật liệu đúng. Phong cách hiện đại có mặt nhiều các loại vật liệu mới như kính, thép, inox…; phong cách cổ điển phương Đông có âm hưởng trầm của màu nâu gỗ với những chi tiết tinh xảo; phong cách dân gian thô mộc có sự góp mặt của các loại vật liệu tự nhiên như tre, gỗ, đá…

tranh-kinh-trang-tri-2

Phù hợp tỷ lệ

Tỷ lệ là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc. Một số không gian cần sử dụng vật liệu có liên quan đến điều này, nhất là những bề mặt ốp lát. Diện tích một sàn, chiều cao bức tường, không gian của phòng cần những tỷ lệ phù hợp. Phòng vệ sinh thường nhỏ, nên chọn gạch ốp lát có kích thước vừa phải; không nên lớn quá, nếu tính toán chẵn viên thì càng tốt. Nếu sử dụng kích thước gạch lớn, ngoài việc không phù hợp tỷ lệ, thị giác, còn gây hư hao lãng phí do phải cắt bỏ nhiều. Một số loại bộ phận kiến trúc hiện nay được sản xuất tiền chế với nhiều loại kích thước, ví dụ như cửa đi; thì cũng cần căn cứ vào diện tích, chiều cao phòng, khoảng tường chèn cửa để lựa chọn kích thước phù hợp.

Tương quan hoà hợp với xung quanh

Một công trình được sử dụng rất nhiều loại vật liệu, trong nhiều không gian và các không gian đó có liên quan đến nhau. Để có một tổng thể hài hoà, thì cần lưu ý cả điều này.

Sự liên quan đó có thể ở bản thân trong mỗi phòng chức năng, trong phạm vi công trình; hay ra ngoài sân vườn, ngoài ngõ – đường phố. Cần thiết phải xem xét mối tương quan và bao cảnh xung quanh để lựa chọn vật liệu.

Thực ra, nguyên tắc cũng chỉ là nguyên tắc, là một phần chứ không phải là tất cả. Nhưng nó vẫn luôn cần thiết và không bao giờ là thừa.

 

READ MORE

Sử dụng vật liệu, từ bản vẽ ra công trường

Nghề kiến trúc – xây dựng luôn phải đụng chạm, chung sống, phải “chơi” với đủ loại vật liệu xây dựng. “Chọn bạn mà chơi” thế nào thì chọn vật liệu xây dựng cũng gần như thế. Nhưng khác biệt ở chỗ, không thích bạn thì có thể lánh xa, nhưng vật liệu xây dựng thì dù thích hay không vẫn phải tiếp xúc.

Có nhiều gia chủ hay nói đùa (mà thật) với kiến trúc sư rằng: sao cái gì mấy anh chọn lựa cũng toàn đắt tiền không vậy? Và các nhà chuyên môn cũng hay giải thích theo kiểu nửa đùa nửa thật “thì tiền nào của nấy mà”! Bài viết này không đi sâu phân tích tính năng hay hiệu quả đẹp xấu của vật liệu xây dựng, mà thử làm chút tổng kết về các kiểu ứng xử giữa nhà chuyên môn và gia chủ khi chọn lựa vật liệu để từ đó giúp các bên xác định phương thức nào là phù hợp, là hiệu quả. Về cơ bản thực tế có ba tình huống ứng xử như sau:

Hồn ai nấy giữ: Kiến trúc sư có thể là người trẻ tuổi chưa nhiều kinh nghiệm, có thể là người đứng tuổi bận bịu quá nhiều công trình, có thể không thường xuyên giám sát thực tế… nên chọn cách làm việc chủ yếu chỉ định vật liệu trên bản vẽ, sao cho thiết kế đúng quy chuẩn, đạt yêu cầu bền chắc, nhà thoáng mát, an toàn… là có thể thở phào. Đồng thời gia chủ cũng quen nếp tự biên tự diễn, chỉ cần bản vẽ ổn thì khi xây thích tự mình mày mò mua sắm chứ không cần nhờ nhà chuyên môn. Lúc đó gia chủ ưa gạch A, sơn B, kính C, ngói D gì gì thì tuỳ, nhà họ ở mà, chọn không vừa ý họ sau này nhức đầu lắm. Một số kiến trúc sư nghĩ vậy và kết quả là nhiều ngôi nhà có thiết kế khá tốt nhưng phần hoàn thiện không đạt bởi vật liệu và vật dụng chỉ thuộc dạng chung chung, trăm hoa đua nở, góp nhặt nhiều thứ theo ý thích riêng gia chủ.

chon-vat-lieu-xay-dung-1

Đôi khi vật liệu dùng cho “mặt tiền” chỉ là những mảng xanh đặt để khéo léo.

Đi chợ cùng nhau: Một số “cặp đôi hoàn hảo” gia chủ – kiến trúc sư hay hẹn nhau đi chợ theo kiểu “dung dăng dung dẻ” khá thú vị và cũng khá mất thời gian, nên phải tuỳ vào quan hệ giữa hai bên. Thông thường với kinh nghiệm và hiểu biết đã có khi làm công trình khác giúp kiến trúc sư định vị được nên chọn lựa vật liệu ở đâu, loại gì là phù hợp, trên tinh thần “Em thấy cái này được, cái kia hay, nhưng quyết định sau cùng là anh chị đấy nhé!”. Cách làm này tuy có sự tôn trọng đôi bên nhưng cũng có biên độ dao động khá lớn giữa cái kiến trúc sư chỉ và cái gia chủ mua sắm, bởi giá cả, bởi người nhà góp ý ra vào, bởi đội thi công chê bai vài tính năng kỹ thuật nào đó… Thậm chí có gia chủ kêu kiến trúc sư đi chọn lựa để biết được thêm ý đồ thiết kế, để có được quá trình giám sát tác giả, để khảo giá so sánh thêm, chứ không hẳn là vì tin tưởng hoàn toàn vào ý kiến chuyên môn.

Cá tính và thoả hiệp: Một số kiến trúc sư dày kinh nghiệm hay gợi ý vật liệu ngay từ các bản vẽ sơ khởi, hoặc khống chế ý tưởng dùng vật liệu gì một cách rất cá tính, kiểu như những công trình bằng tre, bằng đá, hay bêtông trần xuất hiện thời gian gần đây. Trên thế giới cũng vậy, cách dùng vật liệu thường đi theo giải pháp kiến trúc, làm nên cá tính riêng cho công trình, kiểu như Tadao Ando hay dùng bêtông trần, hoặc F. O’Ghery hay bọc tấm titannium bên ngoài công trình của mình. Nhưng đa phần các kiến trúc sư Việt Nam thường than rằng: đâu dễ gặp được gia chủ chịu cho mình làm nhà với loại vật liệu mà mình ưng ý theo đuổi! Do đó vẫn phải có tỷ lệ “thoả hiệp” nhất định trong phần sử dụng vật liệu (nhất là phần hoàn thiện) đối với nhà ở tư nhân. Một số ngôi nhà thậm chí kiến trúc sư phải… chụp ảnh luôn khi mới hoàn thiện sơ bộ, bởi để thêm một thời gian nữa thì sẽ không còn nhận ra “đứa con tinh thần” của mình sẽ biến đổi theo kiểu gì khi gia chủ với sự trợ giúp của nhà thầu lao vào cuộc “chạy đua” ốp lát, tô vẽ, son phấn, sắm đồ đạc… khác với quan niệm hoàn thiện ban đầu của kiến trúc sư.

Vấn đề nổi cộm hay gây bức xúc cho gia chủ và kiến trúc sư đó là thi công sao cho ít lãng phí, đạt chuẩn mực và có hiệu quả. Nhiều gia chủ xót xa khi thấy gạch đắt tiền của mình bị cưa cắt vụn ra, hoặc PU cửa gỗ sau khi thổi dính đầy vào kính vào tường rất khó chùi sạch.

Những hàng rào bằng vật liệu đơn giản bền chắc nhưng vẫn không quá ngăn cách xa lạ.

Những hàng rào bằng vật liệu đơn giản bền chắc nhưng vẫn không quá ngăn cách xa lạ.

Hồi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi được nghe các thầy thế hệ kiến trúc đi trước kể rằng: chỉ có mấy nghề đươc gọi là sư (thầy) như luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, bởi vai trò chỉ dẫn, định hướng, bao quát của nghề nghiệp. Khi một kiến trúc sư chủ trì xuống kiểm tra công trình nào đó thì tất cả thợ thuyền đều dừng tay, ông cai đi theo, đứng bên cạnh, nín thở theo dõi, lắng nghe kiến trúc sư nhận xét, chỉ dẫn. Chỗ này đá cắt không đẹp, đoạn kia màu sơn chưa đúng ý, mảng nọ lát gạch xấu… là cứ thế đục ra làm lại, khỏi nói nhiều! Đám sinh viên kiến trúc nghe thầy kể khoái lắm, vì thấy tương lai mình chắc đầy vẻ oai phong lẫm liệt, “hét ra lửa” bao người răm rắp! Nào ngờ thầy kết luận cái rụp: bởi vậy từ lúc đi học đến khi đi làm nếu không biết tìm tòi từng loại vật liệu được sản xuất, thi công thế nào, sử dụng ra sao, thì xuống công trường biết gì mà coi mà nói, hoặc nói trật ai nghe, thợ sẽ cười chê, không làm theo thì có mà húp cháo, từ bản vẽ đến thực tế còn nhiều bước nữa đấy!

Thế nên mỗi khi đứng trước “rừng” vật liệu xây dựng đa dạng hiện nay, bài học năm xưa lại vọng về như lời nhắc đến một trách nhiệm của các kiến trúc sư: sử dụng vật liệu cho công trình sao cho vừa cho khéo cho đúng cho đẹp là điều không đơn giản và hầu như luôn phải cập nhật liên tục. Nhưng dĩ nhiên không phải cập nhật theo kiểu… lên mạng suốt ngày, mà nói như đại sư Tadao Ando trong lần gặp gỡ giới làm kiến trúc Việt Nam hồi năm 2008: hãy rời máy tính để đi thực tế công trình! Quả là đáng để suy ngẫm vậy.

(Theo SGTT)

 

READ MORE

Vật liệu xây dựng vào mùa tăng giá

Giá các loại ximăng, sắt thép đồng loạt tăng trong khi sức mua trên thị trường vẫn tăng mạnh. Dự báo thị trường sẽ nhộn nhịp hơn và điệp khúc giá tăng khi bước vào mùa cao điểm xây dựng lại tái diễn.

Trong hai tháng gần đây giá các loại sắt thép liên tục được các nhà sản xuất điều chỉnh tăng, cụ thể vào tháng 2 tăng thêm 100.000 đồng/tấn, đầu tháng 3 thêm 100.000 đồng và hiện tại vào tháng 4 này lại tiếp tục có thêm một đợt tăng nữa. Tuy giá nhà sản xuất thông báo chưa đến 8 triệu đồng/tấn song tại các đại lý giá bán lẻ đã lên tới 8,1-8,3 triệu đồng. Khảo sát các cửa hàng thép trên đường Láng, đường Trường Chinh giá thép cây Thái Nguyên bán ra tới 8,15 triệu đồng/tấn, cao hơn 300.000 đồng so với giá nhà máy thông báo, thép Việt – Úc bán 8,3 triệu đồng, tăng 600.000 đồng so với đầu năm.

Giá các loại sắt phi 6, phi 8 cũng lên tới 7,7-7,8 triệu đồng/tấn. Do mỗi nơi mỗi giá nên ghé bất cứ cửa hàng nào xin bảng báo giá thép các ông bà chủ đều khéo léo từ chối. Một chủ cửa hàng ở đường Trường Chinh thanh minh: “Mùa này, sáng một giá chiều một giá. Có khi trưa anh quay lại đã có giá mới rồi không chừng. Anh cần mua loại nào thì em cho biết giá của loại đó”.

Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hiệp hội Thép VN – cho hay tuy các thành viên trong hiệp hội thống nhất thực hiện tăng giá thép thành từng đợt nhưng các công ty lại áp dụng mức chiết khấu khác nhau cho các đại lý và cửa hàng nên giá bán không đồng nhất, nơi cao nơi thấp.

Giá tăng song do mùa xây dựng đã bắt đầu nên sức tiêu thụ tăng rất mạnh. Trong tháng 3 cả nước tiêu thụ được tới 320.000 tấn, tăng 70.000 tấn so với tháng tiêu thụ nhiều nhất của năm 2005. Trong tháng 4 lượng tiêu thụ dự báo còn cao hơn do thời tiết đang thuận lợi cho xây dựng, nhiều công ty chủ động đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình.

Người dân có nhu cầu nhà ở vẫn đang thực hiện các công trình xây dựng nhà ở dân dụng. Hiệp hội Thép cho biết hiện tại giá phôi giao tháng 6 đã lên tới 372 USD/tấn , cao hơn 22 USD so với lượng phôi các doanh nghiệp đang dùng sản xuất. Trước tình hình trên, giới kinh doanh dự đoán có thể giá các loại thép sẽ tăng vượt 8 triệu đồng tấn trong thời gian tới. Nhiều đại lý và cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng đã nhập hàng số lượng lớn để “đón đầu” thép tăng giá.

 

Do giá tăng cao, tiêu thụ mạnh nhiều loại thép giá rẻ kém chất lượng đã được dân kinh doanh trà trộn với hàng tốt bán kiếm lời. Hiệp hội Thép VN vừa cảnh báo sắp tới sẽ có khoảng 4.000-6.000 tấn thép que hàn Trung Quốc có khả năng bị “hô biến” thành thép cuộn xây dựng tung vào thị trường.

 

Chỉ cần các lò thủ công chuốt lại bằng mắt thường khó phân biệt được đây là thép không đủ phẩm chất bởi thép cuộn thường không có tên nhãn hiệu của nhà sản xuất. Giá loại thép này chỉ khoảng 7,1-7,2 triệu đồng/tấn nên nhiều đại lý chấp nhận tiêu thụ. “Với thành phần cacbon nhỏ hơn hoặc bằng 0,1%, dùng nhiều thép này có thể khiến trần nhà võng xuống” – ông Phạm Chí Cường cảnh báo.

Trong khi thép đua nhau tăng giá thì ximăng cũng không ngoại lệ. Do giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng, giá các loại ximăng hiện được điều chỉnh lên khá cao. Giá bán ximăng của Nhà máy Hà Tiên 1 dao động 885.000-960.000 đồng/tấn, sản phẩm của Nhà máy Hà Tiên 2 dao động 790.000-880.000 đồng/tấn, tăng 20.000-25.000 đồng so với năm ngoái. Chinfon được bán với giá 770.000 đồng/tấn, Hoàng Thạch 805.000 đồng, Bút Sơn 780.000 đồng, Nghi Sơn 830.000 đồng.

Theo các doanh nghiệp, giá bán trong thời gian tới có thể lên bởi chi phí đầu vào tăng liên tục như dầu đốt lò MFO tăng 7,4%, clinke tăng 10%, vỏ bao tăng 30%, thạch cao tăng 16%, xăng tăng 18%, giá cước vận chuyển tăng 10-15%, chưa kể tới đây giá điện sẽ tăng mạnh. Ông Lý Tân Huệ, giám đốc Nhà máy ximăng Hà Tiên 2, cho hay tùy theo mùa vụ và sức mua của thị trường các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá bán phù hợp. Điều này có nghĩa là sức mua cao thì giá sẽ tăng và ngược lại.

Ngoài thép và ximăng, các loại vật liệu xây dựng khác như tôn, cát đá sỏi cũng tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tôn lạnh hàng liên doanh hiện ở mức 50.000 đồng/m, tôn kẽm tùy độ dày bán ra khoảng 30.000 đồng/m2 trở lên. Giá cát sạn từ 10.000 đồng/m3 tăng lên 15.000 đồng/m3, cát mịn tăng lên 30.000 đồng/m3, sỏi 60.000-130.000/m3.

Giá vật liệu tăng khiến giá thành xây dựng đội lên, song người dân lo giá sẽ còn lên cao nữa nên ráo riết đề nghị đẩy nhanh tốc độ thi công. Bà Nguyễn Thị Thùy, đang xây dựng ngôi nhà 4 tầng khu Hồ Ba Mẫu, cho hay: “Tôi nghe nói giá thép còn tăng tới gần 9 triệu đồng/tấn, chi phí xây dựng do giá vật liệu tăng hiện đã vào 20 triệu đồng so với hồi cuối năm ngoái, chờ đến khi sốt giá có mà tốn thêm hàng chục triệu đồng nữa mà lại tốn thêm cả tiền thuê nhà”.

READ MORE

Tấm thạch cao chống ẩm, cháy

Công ty TNHH Lafarge Boral Gypsum Việt Nam (LBGV) vừa tung ra sản phẩm tấm thạch cao chống ẩm MoistBloc, chống cháy FireBloc, cách nhiệt HeatBloc, tiêu âm EchoBloc, trang trí… với nhãn hiệu LagypTM.

LBGV vừa xuất xưởng sản phẩm thứ 2 triệu và chính thức đưa nhà máy vào hoạt động với 100% công suất sau sáu tháng vận hành.

Nhà máy sản xuất tấm thạch cao và các sản phẩm liên quan đầu tiên của tập đoàn Lafarge Boral Gypsum in Asia (LBGA) tại Việt Nam có tổng số vốn đầu tư ban đầu 13,5 triệu USD và tổng công suất 10 triệu m2/năm đặt tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM. Hiện nay công ty đang tiếp tục đầu tư để sản xuất thêm một số mặt hàng liên quan nhằm tiến tới giải pháp hoàn thiện cho trần và vách ngăn thạch cao.

Lafarge Gypsum 28

Kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng.

Nhân dịp này, LBGV cũng công bố đưa sản phẩm thạch cao nhãn hiệu LagypTM thay thế nhãn hiệu ElephantTM và BoralTM vốn đã có mặt tại Việt Nam hơn 10 năm qua.

LBGV – công ty 100% vốn nước ngoài, là thành viên của Lafarge Boral Gypsum tại châu Á (LBGA). LBGA, là công ty liên doanh giữa tập đoàn Lafarge của Pháp và Boral của Australia

READ MORE

Giá vật liệu xây dựng ngày 13/02/2006 (phần II)

Giá vật liệu xây dựng ngày 13/02/2006
(Kèm theo Thông báo liên sở số:01/2006/TBVL-LS ngày 30 tháng 12 năm 2005)
(Thực hiện từ 1/1/2006, chưa có thuế VAT)
Panel điển hình CK 141 BTM 200,đại Ф 4 (Cự ly vận chuyển ≤ 15km) – Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy

30

Panel SH 21 – 6/1

188.571 đ/tấm

31

                   – 6/2

193.333 đ/tấm

32

                   – 6/3

202.857 đ/tấm

33

Panel SH 24 – 6/1

194.286 đ/tấm

34

                   – 6/2

203.810 đ/tấm

35

                   – 6/3

214.286 đ/tấm

36

Panel SH 27 – 6/1

220.952 đ/tấm

37

                   – 6/2

231.429 đ/tấm

38

                   – 6/3

243.810 đ/tấm

39

Panel SH 30 – 6/1

254.286 đ/tấm

40

                   – 6/2

267.619 đ/tấm

41

                   – 6/3

283.810 đ/tấm

42

Panel SH 33 – 6/1

272.381 đ/tấm

43

                   – 6/2

288.571 đ/tấm

44

                   – 6/3

304.714 đ/tấm

45

Panel SH 36 – 6/1

291.429 đ/tấm

46

                   – 6/2

307.619 đ/tấm

47

                   – 6/3

326.667 đ/tấm

48

Panel SH 39 – 6/1

327.619 đ/tấm

49

                   – 6/2

348.571 đ/tấm

50

                   – 6/3

371.429 đ/tấm

51

Panel SH 42 – 6/1

345.714 đ/tấm

52

                   – 6/2

368.571 đ/tấm

53

                   – 6/3

394.286 đ/tấm

54

Panel SH 45 – 6/1

390.476 đ/tấm

55

                   – 6/2

418.095 đ/tấm

56

                   – 6/3

457.143 đ/tấm

57

Panel SH 36 – 4,5/1

261.905 đ/tấm

58

                   – 4,5/2

278.095 đ/tấm

59

                   – 4,5/3

297.143 đ/tấm

60

Panel SH 39 – 4,5/1

295.238 đ/tấm

61

                   – 4,5/2

316.190 đ/tấm

62

                   – 4,5/3

338.095 đ/tấm

63

Panel SH 42 – 4,5/1

311.429 đ/tấm

64

                   – 4,5/2

334.286 đ/tấm

65

                   – 4,5/3

360.000 đ/tấm

66

Panel SH 45 – 4,5/1

353.333 đ/tấm

67

                   – 4,5/2

380.952 đ/tấm

68

                   – 4,5/3

401.905 đ/tấm

Phần vật liệu về cấp điện

69

Đèn ống 0,6m, chấn lưu Việt Hung

34.500 đ/bộ

70

Đèn ống 1,2m, chấn lưu Việt Hung

37.000 đ/bộ

71

Đèn ống 0,6m, chấn lưu Việt Hung có chụp nhựa ( loại 1 bóng)

48.000 đ/bộ

72

Đèn ống 1,2m, chấn lưu Việt Hung có chụp nhựa ( loại 1 bóng)

52.500 đ/bộ

73

Đèn ống 0,6m, chấn lưu Việt Hung không có chụp nhựa ( loại 2 bóng)

86.000 đ/bộ

74

Đèn ống 1,2m, chấn lưu Việt Hung không có chụp nhựa ( loại 2 bóng)

90.000 đ/bộ

75

Quạt trần cánh sắt,sải cánh 1,4m cả hộp số (Điện cơ Thống Nhất

315.000đ/bộ

76

Công tơ điện 1 pha 10-40A – Công ty TNHH nhà nước một thành viên thiết bị đo điện EMIC

112.000 đ/cái

77

Công tơ điện3 pha 5A – Công ty TNHH nhà nước một thành viên thiết bị đo điện EMIC

294.000 đ/cái

78

Ampe kế đo gián tiếp – Công ty TNHH nhà nước một thành viên thiết bị đo điện AMIC

62.800 đ/cái

79

Vôn kế – Công ty thiết bị đo điện EMIC

66.800 đ/cái

Cục thu lôi Ф 16, đầu kim bịt đồng, thân sơn

80

Dài 0,5m

16.000 đ/cái

81

Dài 1,0m

18.000 đ/cái

82

Dài 1,5m

22.000 đ/cái

READ MORE

Vật liệu xây dựng theo ngũ hành

Vật liệu xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến con người qua các giác quan. Chẳng hạn màu sắc tác động lên thị giác, các bề mặt vật liệu lại tác động lên khứu giác… Do đó, sự an lành của gia chủ cũng phụ thuộc vào vật liệu xây dựng.

Lựa chọn vật liệu xây dựng đúng cách và phù hợp sẽ phần nào làm cuộc sống của gia đình bạn trở nên tốt đẹp hơn vì nhìn ở một khía cạnh phong thủy thì luôn có sự tương quan giữa mạng và tuổi của gia chủ với tính của vật liệu

Lựa chọn và sử dụng vật liệu phù hợp với mục đích cũng như vị trí sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên hoàn hảo hơn.

quay-bar-tai-nha-anh-nho-1

Tác động của các loại vật liệu lên cuộc sống

Mỗi loại vật liệu xung quanh cuộc sống của chúng ta đều chưa đựng một năng lượng riêng. Thuật phong thủy quan niệm mọi vật chất đều mang những tính chất của ngũ hành. Chúng ảnh hưởng tới khí của khu vực chúng ta đang sống.

Những vật liệu có bề mặt sáng bóng như nhôm, kính mang tính dương, giúp khí di chuyển nhanh hơn. Ngược lại, bề mặt nhám, thô, sậm lại có tác dụng làm chậm dòng khí. Do vậy, đối với khu vực cần sự năng động như phòng làm việc, phòng khách, sử dụng chất liệu hiện đại như nhôm, inox… mang tính dương là sự lựa chọn phù hợp.

Với những căn phòng hay khu vực cần tới sự yên tĩnh, thư thái như phòng ngủ, phòng giải trí, nên sử dụng các vật liệu mang tính âm, xuất xứ từ thiên nhiên như gỗ, mây, tre, lục bình… Những vật liệu này sẽ cho bạn cảm giác tĩnh tâm, yên bình và tốt cho sức khỏe.

Một vài cách lựa chọn vật liệu theo ngũ hành

Gỗ thuộc hành Mộc. Các loại gỗ có bề mặt nhẵn bóng sẽ giúp khí lưu chuyển nhanh, nên dùng lát sàn nhà. Các loại đá ốp tường thuộc hành Thổ. Chúng mang lại cảm giác vững chắc, thích hợp để lát cầu thang, mặt bếp nấu. Thép, inox có bề mặt bóng sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển khí. Nên dùng kim loại cho khu vực ứ đọng như bếp hoặc nhà tắm.

READ MORE

Lợp nhà bằng ngói màu

Ngói màu là loại ngói xi măng cát được sản xuất theo công nghệ ép mới, đã loại bỏ những khoảng rỗng, hạn chế độ xốp nên nhẹ và đẹp hơn. Ngói được phủ một lớp màu bằng cách trộn trực tiếp bột màu vào nguyên liệu hoặc phun sơn lên bề mặt viên ngói.

Công nghệ sản xuất ngói màu mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam chừng 5-6 năm trở lại đây. Sản phẩm chủ yếu sản xuất theo công nghệ của Nhật Bản, Đức, Italy… Một viên ngói có kích thước trung bình 330 x 400 x 15 (mm), tương đương 10 viên/m2, mỗi viên nặng từ 4 đến 4,2 kg và trọng lượng mái từ 40 đến 42 kg/m2, nhẹ hơn ngói truyền thống khoảng 20%. Ngoài ra, ngói màu có cường độ uốn cao hơn, có khả năng hút ẩm, chống nóng, chống thấm và hạn chế rêu mốc rất tốt. Các gờ chắn nước theo chiều dọc và chiều ngang của viên ngói có thể để ngăn hiện tượng nước tràn qua khe ngói khi trời mưa to và gió lớn. Ngoài ra, do kích thước viên ngói lớn, chi phí cho hệ thống giàn đỡ trên mái có thể giảm được một nửa.

ngoi-mau-trang-tri-nha-1

Ngói màu Nhật Bản

Bề mặt ngói có hai loại, loại trơn, tạo bề mặt ngói bóng đẹp và loại có “vẩy sần” có tác dụng khúc xạ ánh sáng nhằm tránh hấp thụ nhiệt qua ngói để chống nóng và chống trơn trượt khi thi công. Màu sắc phổ biến nhất là đỏ và xanh tím. Ngoài ra, sản phẩm còn được biết đến với các gam màu như đỏ nâu, nâu, xanh thẫm, xanh lá cây, xanh rêu, ghi, đen… Người sử dụng có thể sơn lại màu mới khi cần thay đổi.

Khi lắp đặt ngói màu trên mái có kết cấu bằng gỗ hoặc sắt, độ dốc nên lớn hơn 30%, chiều dài mái ngói cũng không nên quá 10 m (tính từ đỉnh xuống). Nếu mái có kết cấu bằng bê tông thì độ dốc có thể nhỏ hơn 30%, nhưng phải có lớp chống thấm. Nếu mái có độ dốc lớn hơn 60% thì phải bắt vít hoặc đóng đinh toàn bộ phần ngói lợp. Trường hợp các mái lõm phải có máng xối dẫn nước bên dưới để thoát nước hợp lý.

ngoi-mau-trang-tri-nha-2

Công trình lợp mái bằng ngói màu.

Khi lợp, lợp một hàng dưới trước rồi lợp từ dưới lên và từ trái qua phải. Viên ngói đầu tiên bên trái mái lợp cách riềm 30 mm, lấy vuông góc hai chiều của riềm hông và hàng ngói đầu tiên. Mỗi viên ngói được liên kết chắc chắn với thanh chắn bằng vít thép. Gắn ngói nóc bằng vữa dẻo khô, trải đều vào vị trí chân viên ngói, khi vữa đã đủ độ cứng, cắt bỏ phần vữa thừa để làm nhẵn. Đối với ngói cạnh, khi lắp phải áp sát vào riềm trang trí bên hông. Để vệ sinh và hoàn thiện cho quá trình thi công, khi thấy vữa dính lên mặt ngói khô trắng, dùng xốp lau sạch. Bạn cũng có thể dùng sơn acrylic chuyên dụng để sơn lớp vữa đồng màu với ngói.

Độ bền màu của ngói màu là một vấn đề lâu nay vẫn được bàn tới, nhất là trong điều kiện khí hậu ở nước ta. Nếu phủ màu bằng cách cho bột màu trực tiếp vào nguyên liệu thì màu sắc của viên ngói không bóng đẹp và nhanh bị rêu mốc. Nếu dùng sơn màu để phun lên mặt ngoài của viên ngói thì màu sắc bóng đẹp hơn nhưng độ bền màu của viên ngói lại kém vì chất tạo màng hữu cơ dù chất lượng cao đến mấy cũng khó bền trong điều kiện nóng ẩm như ở nước ta. Ngoài ra, sản phẩm này có giá thành khá cao, trong đó, chi phí sơn màu chiếm gần 40% cơ cấu giá thành. Vì vậy, hiện nay, vẫn có cả hai loại ngói để người dùng dễ dàng lựa chọn.

READ MORE

Khung thay thế tường chịu lực

Với sự phát triển kỹ thuật xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép, tường không còn là phần chịu lực chính của công trình. Toàn bộ tải trọng của mái và sàn nhà được truyền vào hệ thống đà, cột và chuyển xuống móng. Khi đó, tường chỉ còn công dụng ngăn chia và bao bọc.

Khi đó, tường không còn bị giới hạn bởi các yếu tố bề dày, vật liệu, cách bố trí và các khoảng trống bị hạn chế như với tường chịu lực. Nhiều người gọi là khung chịu lực và tường xây chèn. Cửa đi, cửa sổ và các khoảng trống khác trên tường được mở rộng tối đa theo cả hai phương đứng và ngang. Mặt bằng bố trí tường hoàn toàn tự do và không bị ràng buộc bởi vật liệu.

Việc ra đời của cấu trúc nhà khung chịu lực đã giải phóng hệ thống tường theo phương thức cổ điển, tạo nên một cuộc cách mạng trong kiến trúc. Trường phái kiến trúc hiện đại (modernism) ra đời với cấu trúc điển hình này, đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo kiến trúc công trình trong suốt thế kỷ 19 và kéo dài đến nay. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong lĩnh vực kiến trúc – xây dựng, việc áp dụng hệ khung chịu lực một cách phổ biến mới chỉ gần đây, rất chậm so với thế giới.

melbourne 111

Trường trung học Victorian ở Melbourne

Cấu trúc khung chịu lực thay thế tường chịu lực đã tạo nên các không gian nội thất vô cùng linh hoạt. Tường ngăn chia được bố trí rất tự do và hoàn toàn có thể thay đổi vị trí theo yêu cầu. Tại các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường không được xây bằng gạch như ở Việt Nam, vì các nhược điểm: tốc độ xây dựng chậm, tải trọng bản thân lớn, khó thay đổi theo yêu cầu và rất phiền phức khi thực hiện (gạch, cát, xi măng…) nhất là trong các tòa nhà công cộng đang được sử dụng. Tường ngăn chia có thể cố định hoặc di động theo các thanh ray, vật liệu rất đa dạng tùy theo ý đồ của người thiết kế.

Tường bao che tuy hiện nay không phải là tường chịu lực, nhưng vẫn phải được cấu tạo bằng loại vật liệu “chịu lực” lớn do yếu tố an toàn. Tường bao che còn phải có được tính cách nhiệt, cách âm tốt.

Tường bao che bằng gạch thường phải dày, nhiều trường hợp phải có lớp cách nhiệt ở giữa. Vật liệu hoàn thiện cho tường gạch phải có tính chống thấm nước, chịu được tác động của nắng, gió và phải có độ co giãn cao để tránh rạn nứt.

London city hall

London City Hall

Kính dùng cho tường bao che phải là kính cường lực có khả năng chịu va đập cao gấp nhiều lần kính bình thường, có hệ số phản xạ nhiệt lớn. Nhiều lúc người ta phải sử dụng kính hai lớp, có khoảng trống ở giữa làm tăng tính cách âm và cách nhiệt cho công trình. Để tăng hiệu quả trong suốt, người ta có thể thực hiện những mảng tường rất lớn bằng kính và có cảm giác không có khung chịu lực. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều người thiết kế áp dụng kiểu mặt đứng “curtain wall” cho công trình và quả thật là “đại nạn” cho người sử dụng nếu không dùng kính và khung chịu lực đúng tiêu chuẩn.

Tường ngăn chia ở Việt Nam thường được xây bằng gạch, hoàn thiện bằng sơn nước hoặc các loại vật liệu trang trí. Ở các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường bằng thạch cao, gỗ, kính hoặc cả đá tự nhiên… và được lắp ráp trên khung chịu lực bằng kim loại nhẹ. Trong một số trường hợp, tường ngăn chia còn là các tấm di động trên đường ray để tăng khả năng linh hoạt của không gian nội thất.

Do có một vị trí áp đảo trong mỗi công trình nên tường thường được trang điểm bằng nhiều loại vật liệu. Thông thường, người ta hay sử dụng sơn nước. Tuy nhiên, cũng có những vật liệu trang điểm thông dụng khác như gạch ceramic, đá tự nhiên, gỗ, nhôm, thép, kính…

READ MORE

Trang trí kính bằng phim quang học

Phim dán kính quang học 3M Accentrim là một phương pháp trang trí mới và cao cấp, làm sinh động cho những ô kính đơn điệu. Đây là giải pháp thay thế lý tưởng cho hình thức chạm trổ lâu nay.

Phim 3M Accentrim có xuất xứ từ Mỹ, bề mặt phủ một lớp lăng kính (microreplication) có khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo nên sự lấp lánh và đồng nhất, tạo cảm tưởng như kính trong suốt khi dán lên bề mặt gương hoặc kính.

Phim quang hoc 1

Ưu thế của loại phim trang trí này so với phương pháp chạm trổ truyền thống là có thể tạo hoa văn ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt, dễ dàng thay đổi và vẫn rất bền. Trên những mẫu phim có sẵn, cũng có thể tạo được những hoa văn như ý muốn. Trước khi dán, cần lưu ý kính phải làm sạch hoàn toàn. Môi trường dán không được bụi, và nhiệt độ tốt nhất là khoảng 30 độ C.

Tại Việt Nam, sản phẩm đã bắt đầu xuất hiện kể từ đầu tháng 7, thông qua Công ty TNHH 3M Việt Nam, chủ yếu nhập từ Mỹ, một số khác do Hàn Quốc sản xuất, nhưng cũng vẫn phải dùng nguyên liệu của Mỹ. Sử dụng trong không gian nội thất, 3M Accentrim có thể bền được tới 10 năm, còn nếu dán ở các khung kính chịu tác động của khí hậu ngoài trời (nắng, mưa, gió…), thời hạn sử dụng là 5 năm. Tại các thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội, hiện 3M Accentrim được dán nhiều trên các khung kính tại các showroom, cửa hàng, cửa Eurowindow…

Phim quang hoc 2

Trang trí trên những ô kính

Khi sử dụng, bóc lớp phủ PET ra khỏi tờ Accentrim, xịt dung dịch IPA 50% (cồn isopropyl alcohol 50%) lên kính và tờ Accentrim, định vị và dán tờ Accentrim lên kính. Để hoàn thiện, sau đó dùng gạc mềm gạt hết nước và bọt khí. Cuối cùng, bỏ nốt phần PET còn lại.

Phim trang trí loại đường diềm với khổ trung bình từ 1-3 cm và chiều dài tùy ý (giá trung bình 30.000 đồng/m); loại hoa văn, theo miếng hình vuông có kích thước 80×80 mm, 85×85 mm, 110×110 mm, 130×130 mm hoặc 150×150 mm (giá thành từ 90.000 đến 160.000/miếng). Ngoài ra, 3M Việt Nam còn cung cấp những sản phẩm có kích thước rất lớn, khổ phim lên tới hơn 40 cm, để có thể thiết kế theo yêu cầu của chủ nhà.

READ MORE