Skip to Content

Category Archives: Xin phép & Hoàn công

Thông tư hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị

Ngày 20/12/2005 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 20/2005/TT-BXD Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.

Thông tư này hướng dẫn công tác quản lý cây xanh đô thị nhằm:

– Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đồng thời khuyến khích toàn xã hội tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị trên toàn quốc phù hợp với Định hướng phát triển đô thị Việt Nam và qui hoạch xây dựng đô thị.

– Đáp ứng mục tiêu tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị của vùng nhiệt đới, phù hợp và góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi đô thị.

Nguyên tắc chung quản lý cây xanh đô thị:

– Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.

– Việc trồng cây xanh đô thị phải thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đô thị; hạn chế làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không.

– Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trước mặt nhà, trong khuôn viên; đồng thời thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng quản lý để giải quyết khi phát hiện cây nguy hiểm và các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị.

Thông tư cũng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với cây xanh đô thị, quản lý cây xanh , trồng cây xanh đô thị, duy trì và bảo vệ cây xanh đô thị, chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị, trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị của chính quyền các cấp.

Thông tư này áp dụng đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan tới các hoạt động về quản lý, tư vấn, đầu tư phát triển, sử dụng và khai thác cây xanh tại các đô thị trên toàn quốc.

Các tổ chức, cá nhân cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý cây xanh đô thị. Việc vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Thông tư này sẽ bị xử phạt và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 31 và Điều 36 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. Trong trường hợp ở những nơi hiện trạng cây xanh đã có chưa phù hợp với các hướng dẫn trong Thông tư này thì khuyến khích lập kế hoạch từng bước thay thế, chỉnh trang cho phù hợp.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

 

READ MORE

Hỏi thủ tục xin cấp phép xây dựng – nâng tầng

Chào Wedo:

Hiện tại tôi có một căn nhà nhỏ, đã có móng nền, nay cần đổ 1 tấm sàn 20m2. Hỏi thủ tục xin cấp phép xây dựng như thế nào…

Wedo Trả lời:

Trước hết do trong câu hỏi bạn chưa nói rõ là nhà này thuộc diện nhà do nhà nước quản lý hay nhà đã có giấy tờ chủ quyền. Ngôi nhà này hiện đang được sử dụng hay chỉ có móng chờ; cần đổ một tấm sàn là nâng thêm tầng nhà? …tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số chỉ dẫn thủ tục xin cấp phép xây dựng, sửa chữa cải tạo nhà ở mà chúng tôi đưa ra dưới đây:

I. HỒ SƠ XIN PHÉP XÂY DỰNG, SỬA CHỮA CẢI TẠO TRÊN NỀN NHÀ CŨ ÐÃ CÓ GIẤY TỜ CHỦ QUYỀN:

1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột BTCT;(xây cơi tầng trên sàn BTCT hiện hữu):

– Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND Phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính). Lưu ý : Ðề nghị chủ nhà ghi chú thêm địa chỉ và số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.

– Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ hoặc Hợp Ðồng Mua Bán nhà đã qua phòng Công Chứng, trước bạ, đăng bộ kim giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y).

– Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y ).

– Bản đồ hiện trạng, vũ trụ đất do cơ quan có tư cách pháp nhân thiết lập (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y).

– Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập ( 2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y ).

– ẢNH chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liền kề ̉ trước khi sửa chữa nhà (1 kiểu rửa 2 ảnh).

** Trường hợp xây cơi tầng trên sàn BTCT hiện hữu không cần có hồ sơ khảo sát móng.

2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc măng, cột gạch:

– Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND Phường nơi căn nhà tọa lạc ( 2 bản chính ). Lưu ý : Ðề nghị chủ nhà ghi chú thêm địa chỉ và số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.

– Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ ( 2 bản sao có chứng thực sao y); hoặc Hợp Ðồng Mua Bán nhà đã qua Phòng Công Chứng, trước bạ, đăng bộ kim giấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y ).

– Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y ).

– Bản vẽ thiết kế sửa chữa nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập trường hợp nhà có làm thêm gác gỗ ( 2 bản chính ).

II. HỒ SƠ XIN PHÉP XÂY DỰNG SỬA CHỮA NHÀ Ở DIỆN NHÀ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ:

1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấu trúc móng, cột BTCT;(xây cơi tầng trên sàn BTCT hiện hữu):

– Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND Phương nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính). Lưu ý : Ðề nghị chủ nhà ghi chú thêm địa chỉ và số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.

– Hợp Ðồng thuê nhà ( 1bản sao y có chứng thực sao y ).

– Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y ).

2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc móng, cột gạch:

– Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND Phường nơi căn nhà tọa lạc ( 2 bản chính ). Lưu ý : Ðề nghị chủ nhà ghi chú thêm địa chỉ và số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.

– Hợp Ðồng thuê nhà ( 1 bản sao y có chứng thực sao y ).

– Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y ).

Có điểm gì chưa rõ, đề nghị bạn đưa chi tiết câu hỏi vềCông ty tư vấn thiết kế kiến trúc & kỹ thuật xây dựng Wedo để chúng tôi tiện nghiên cứu & trả lời chính xác hơn.

READ MORE

Ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất

Ngày 31/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc ban hành Quy chế đấu giá tiền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

Đối tượng được tham gia đấu giá gồm các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư hoặc làm nhà ở theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nghị định quy định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với loại đất nào, dự án nào thì có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá đối với loại đất đó, dự án đó.

Trước khi tiến hành đấu giá 30 ngày, Hội đồng đấu giá hoặc tổ chức của Nhà nước có chức năng đấu giá quyền sử dụng đất thông báo công khai thửa đất tổ chức đấu giá ít nhất hai lần trong thời gian 2 tuần trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại địa điểm tổ chức đấu giá và trụ sở UBND cấp huyện nơi có thửa đất đấu giá.

Giá khởi điểm đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất thực tế trong điều kiện bình thường tại thời điểm xác định giá khởi điểm theo mục đích sử dụng mới của thửa đất đấu giá. Giá khởi điểm không được thấp hơn giá đất, giá thuê đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.

Người trúng đấu giá có được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm thực hiện theo đúng các cam kết khi tham gia đấu giá và kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

READ MORE

5 Tiêu chuẩn xây dựng nhà ở cho công nhân

Cụ thể các cơ sở kinh doanh nhà cho công nhân và ngừoi lao động thuê để ở phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về xây dựng.

Thứ nhất: khu đất xây dựng nhà phải đảm bảo không thuộc khu vực cấm xây dựng cấm xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, không nằm trong khu quy hoạch giải toả, kông nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang an toàn lưới điện, hành lang bảo vệ kênh rạch, chỉ giới đường sông, kênh rạch, không bị ngập úng, không nằm tiếp giáp hay ven kênh rạch, sông, suối có nguy cơ sạt lở, không bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, nằm ngoài khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Không lấn chiếm đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của Nhà nước, không dược san lấp kênh rạch trái phép, không có tranh chấp, khiếu kiện, phải cách xa tường rào nghĩa trang, khu vực chăn nuôi gia súc tập trung tối thiểu 50 m, tránh xa nơi phát sinh tiếng ồn lớn ít nhất là 100m, khoảng cách ly đối với khu vực sản xuất có thải ra nhiều khói bụi, khí thải, chất độc hại hoặc những khu vực được các cơ quan chuyên môn giám định là khu vực có độc hại tối thiểu là 1000m.

nha-o-cong-nhan-1

Thứ hai: Nhà cho công nhân phải có mật độ xây dựng tối đa không quá 70% tổng diện tích khu đất , diện tích sử dụng (Không tính tường xây, không tính gác lửng) mỗi phòng ít nhất là 9m2 (nếu không có nhà vệ sinh trong phòng) và ít nhất 12m2 (nếu có nhà vệ sinh trong phòng), chiều rộng phải đảm bảo không nhỏ hơn 2.4m, chiều cao từ sàn đến trần nhà chỗ thấp nhất là 2.8m, có vách ngăn mỗi phòng riêng biệt bằng gạch xây.

Thứ ba: Móng nhà phải bảo đảm ổn định, chịu được tải trọng căn nhà, tường bao che và tường ngăn các phòng phải được xây bằng gạch, bắt buộc phải được trát vữa mác 75, quét vôi 3 nước hoặc sơn nước; không được làm bằng vách đất, tre nứa hoặc vật liệu dễ mục, dễ cháy; nền nhà phải cao hơn mặt đường( hoặc sân, hè), đảm bảo không bị ngập khi mưa lớn và tôí thiểu phải được tráng bằng xi măng; cửa sổ, cửa đi phải đảm bảo khép kín và an toàn trong sử dụng, có chốt khoá an toàn, đóng mở dễ dàng…

Thứ tư: hành lang, lối đi chung của nhà phải đảm bảo thoát hiểm khi có hoả hoạn. Trường hợp nhà xây thành một khối có hành lang giữa, 2 dãy phòng hai bên thì kích thước hành lang tối thiểu là 1,4m, chiều dài tối đa giữa hai đầu hồi không quá 25m. Trường hợp xây dựng hai dãy nhà riêng biệt có lối đi chung ở giữa thì kích thước lối đi chung thì tối thiểu là 3,5m.

Đối với khu nhà cho thuê có trên 20 người sử dụng phải có ý kiến chấp thuận sau khi kiểm tra các điều kiện phòng cháy chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ năm: trang thiết bị trong phòng tối thiểu phải có một quạt trần hoặc quạt treo tường, một ổ cắm điện và bóng đèn chiếu sáng. Phòng ở phải đảm bảo cho mỗi công nhân, người lao động có một giường đơn ; đường dây dẫn điện phải đảm bảo an toàn theo quy định của ngành điện, phải có cầu dao cho toàn nhà và mỗi phòng ở phải có cầu dao tự động; phải có nước sạch phục vụ sinh hoạt…

Tuy nhiên, các quy định này chỉ áp dụng cho các cơ sở đã xây dựng đang hoạt động kinh doanh, các trường hợp xây ở các khu vực ngoại thành và năm quận mới. Quy chế cho không áp dụng cho các khu đất nằm trong cá dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy hoạch ; các khu đất đá có quy hoạch chi tiết 1/ 500 được duyệt. Theo các đơn vị kinh doanh bất động sản, một hạn chế nữa đối với quy chế này là phân biệt đối tượng kinh doanh mặc dù tất cả phải hoạt động theo luật doanh nghiệp.

 

READ MORE

Nhà không có giấy tờ, muốn hợp thức hóa phải làm sao?

Nhà không có giấy tờ, muốn hợp thức hóa phải làm sao?

Bà Nguyễn Minh Trang, trưởng phòng cấp chủ quyền nhà, Sở Xây dựng TP.HCM:

– Trong thư bạn không nói rõ tình trạng pháp lý của căn nhà trước khi ba má chồng mua lại (đã có giấy tờ hợp lệ hay chưa) nên không thể trả lời cụ thể cho bạn được. Chúng tôi chỉ có thể hướng dẫn bạn như sau: hiện nay, việc xem xét hợp thức hóa chủ quyền và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân (theo Luật nhà ở bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2006) thuộc thẩm quyền của UBND quận huyện.

so-do-so-hong-2

Thủ tục tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất ra sao?

* Tôi có mảnh đất 120m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở vào năm 2005. Nay tôi muốn nhượng lại cho em gái tôi một nửa diện tích trên để em tôi xây nhà. Xin hỏi thủ tục như thế nào? (Nguyễn Thành Danh, P.Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM)

Luật sư  Nguyễn Thanh Loan, Đoàn luật sư TP.HCM:

– Theo qui định việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực. Sau khi đã hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng, bạn có thể liên hệ UBND quận huyện nơi mảnh đất tọa lạc để nộp hồ sơ. Sau khi bạn và em gái đã hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất thì em gái bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận. Nếu trường hợp bạn tặng cho em ruột quyền sử dụng đất thì không phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất này.

READ MORE

Thủ tục xin cấp phép xây dựng – Đơn xin đăng ký chất lượng môi trường

WEDO có thể cho tôi biết nội dung hồ sơ xin cấp phép xây dựng và đơn xin đăng ký chất lượng môi trường.

Hồ Thị Loan Anh

WEDO trả lời:

1. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng:

Bộ Xây dựng

Số: 09/2005/ TT-BXD

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—    —

Thông tư

Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

– Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và c cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng được quy định tại mục 2 Chương III của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 16/CP) như sau:

I- Về giấy phép xây dựng công trình được quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

1. Những công trình khi xây dựng không phải xin giấy phép xây dựng, bao gồm:

a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bản của c quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.

c) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt.

d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

e) Công trình đã có thiết kế c sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế c sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

g) Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình đã có thiết kế bản vẽ thi công được Sở quy định tại khoản 5 Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

h) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các công trình: nhà máy xử lý rác thi, b•i chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mưng, … )có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa không vi phạm các khu vực bo tồn di sn văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá.

k) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

2. Về giấy phép xây dựng tạm được quy định tại khoản 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

a) việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

b) Tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi địa phưng, mỗi khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô công trình được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lãng phí nhưng vẫn phải bo đm an toàn, vệ sinh, môi trường để làm c sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm và xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm.

c) Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế.

II- Về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị được quy định tại Điều 18 của NĐ 16/CP:

Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, thì ngoài những tài liệu được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 của NĐ 16/CP hồ s xin giấy phép xây dựng còn phải có nh chụp hiện trạng công trình cũ và các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và biện pháp phá dỡ (nếu có).

III- Về hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được quy định tại Điều 19 của NĐ 16/CP:

1. S đồ mặt bằng xây dựng công trình được quy định tại khoản 3 Điều 19 của NĐ 16/CP phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có).

2. S đồ mặt bằng do chủ nhà lập hoặc thuê cá nhân lập và được thể hiện theo mẫu tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ s đồ.

IV- Tổ chức thực hiện:

Căn cứ các quy định về giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/CP và Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưng có trách nhiệm ban hành quy trình cấp giấy phép xây dựng, chỉ đạo việc cấp giấy phép xây dựng bo đm nhanh, gọn, chặt chẽ, chính xác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về giấy phép xây dựng.

V- Hiệu lực thi hành:

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng và Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đng (để báo cáo),

– ủy ban Thường vụ Quốc hội,

– Thủ tướng, các PTT Chính phủ,

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, c quan thuộc CP,

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Văn phòng Quốc hội,

– Văn phòng Chủ tịch nước,

– Văn phòng TW và các Ban của Đảng,

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

– Toà án nhân dân tối cao,

– Các Tổng công ty nhà nước,

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,

– Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Công báo,

– Lưu VP, Vụ XL, các Cục, Vụ.k/t. Bộ trưởng Bộ Xây dựng

thứ trưởng

Đã ký

Nguyễn Văn Liên

Phụ lục số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

2. Đơn xin đăng ký đạt chất lượng môi trường:

Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường

(Cho các dự án trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư – Phụ lục III của Thông tư số: 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường)

10

NỘI DUNG BẢN ĐĂNG KÝ ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG

– Tên dự án:

– Địa chỉ liên hệ:

– Số điện thoại:

– Số Fax:

1. Mô tả địa điểm dự kiến triển khai các hoạt động của dự án

– Vị trí

– Diện tích mặt bằng

– Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác

– Hiện trạng sử dụng khu đất.

– Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước, nhu cầu nước/ngày đêm.

– Hệ thống giao thông cung cấp nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm.

– Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của dự án.

– Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn.

2. Tóm tắt công nghệ sản xuất (lưu ý: nếu dự án bao gồm cả vùng khai thác và cung cấp nguyên liệu thì phải mô tả rõ các vấn đề liên quan).

– Tổng vốn đầu tư.

– Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu (tính chất, nhu cầu hàng năm, nơi cung cấp).- Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu.

– Công suất.

– Sơ đồ dây chuyền sản xuất. (lưu ý: mô tả đầy đủ các công đoạn phụ trợ: xử lý nước cấp, máy phát điện, nồi hơi, hệ thống gia nhiệt, hệ thống làm mát thiết bị…)

– Đặt tính thiết bị

– Chất lượng sản phẩm

– Phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

3. Các nguồn gây ô nhiễm:

– Khí thải

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Nước thải (Lưu ý: nêu rõ cả các thông số liên quan về nước làm mát nước tuần hoàn trong quá trình sản xuất).

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Chất thải rắn

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Chất thải rắn

+ Nguồn phát sinh

+ Tải lượng

+ Nồng độ các chất ô nhiễm

– Sự cố do hoạt động của dự án: (cháy nổ, rò rỉ hoá chất, tràn dầu…)

+ Nguyên nhân nảy sinh

+ Quy mô ảnh hưởng

3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

– Hệ thống thu gôm và xử lý khí thải

+ Chiều cao ống khói

+ Đặc tính thiết bị xử lý

+ Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý

+ Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)

+ Các chất thải từ quá trình xử lý

+ Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.

– Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

+ Đường thu gom và thoát nước

+ Kết cấu bể xử lý

+ Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý

+ Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)

+ Các chất thải từ quan kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.

– Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn:

+ Kết cấu bể/kho lưu giữ chất thải rắn

+ Quy trình vận chuyển

+ Kỹ thuật xử lý (phơi khô, đóng rắn, chôn lấp, thiêu huỷ, làm phân bón…)

+ Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và xử lý

– Tỷ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy

– Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố:

+ Thiết bị

+ Quy trình

+ Hoá chất sử dụng

+ Hiệu quả

+ Dự kiến kinh phí mua thiết bị, tập dượt định kỳ.

5. Chương trình giám sát môi trường:

+ Vị trí giám sát

+ Các chỉ tiêu giám sát

+ Tần suất giám sát

+ Dự kiến kinh phí thực hiện

6. Cam kết bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.

– Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng

Tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng nêu tiêu chuẩn Việt Nam không có (tên nước, nơi ban hành, cơ quan ban hành, hiệu lực áp dụng). (kưu ý; kèm theo bản sao toàn bộ nội dung tiêu chuẩn)

– Thời gian hoàn thành công trình xử lý

– Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để ra sự cố gây ô nhiễm môi trường

(Nơi lập bản đăng ký), ngày tháng năm

Đại diện chủ đầu tư

(ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Chúc bạn thành công.

WEDO ,.jsc

READ MORE

Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

Thông tư

Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng

– Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và c cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về qun lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng được quy định tại mục 2 Chưng III của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về qun lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 16/CP) như sau:

I- Về giấy phép xây dựng công trình được quy định tại khon 1, 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

1. Những công trình khi xây dựng không phi xin giấy phép xây dựng, bao gồm:

a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bn của c quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.

c) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong s đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt.

d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đ• được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được c quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

e) Công trình đã có thiết kế cơ sở được c quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế c sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

g) Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình đã có thiết kế bn vẽ thi công được Sở quy định tại khon 5 Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.

h) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật (bao gồm các công trình: nhà máy xử lý rác thi, bãi chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mưng, … ) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc các xa vùng sâu, vùng xa không vi phạm các khu vực bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá.

k) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

2. Về giấy phép xây dựng tạm được quy định tại khon 2 Điều 17 của NĐ 16/CP:

a) việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.

b) Tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi địa phưng, mỗi khu vực, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô công trình được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lãng phí nhưng vẫn phi bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm và xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm.

c) Trong nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ và được đền bù phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ công trình xây dựng phi chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế.

II- Về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị được quy định tại Điều 18 của NĐ 16/CP:

Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, thì ngoài những tài liệu được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 18 của NĐ 16/CP hồ sơ xin giấy phép xây dựng còn phi có nh chụp hiện trạng công trình cũ và các bản vẽ hiện trạng thể hiện được mặt bằng, mặt cắt các tầng, mặt đứng và biện pháp phá dỡ (nếu có).

III- Về hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được quy định tại Điều 19 của NĐ 16/CP:

1. Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình được quy định tại khoản 3 Điều 19 của NĐ 16/CP phi thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có).

2. Sơ đồ mặt bằng do chủ nhà lập hoặc thuê cá nhân lập và được thể hiện theo mẫu tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

Trên bản vẽ phi ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ.

IV- Tổ chức thực hiện:

Căn cứ các quy định về giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/CP và Thông tư này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành quy trình cấp giấy phép xây dựng, chỉ đạo việc cấp giấy phép xây dựng bảo đảm nhanh, gọn, chặt chẽ, chính xác; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về giấy phép xây dựng.

V- Hiệu lực thi hành:

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng và Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đng (để báo cáo),

– ủy ban Thường vụ Quốc hội,

– Thủ tướng, các PTT Chính phủ,

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, c quan thuộc CP,

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Văn phòng Quốc hội,

– Văn phòng Chủ tịch nước,

– Văn phòng TW và các Ban của Đng,

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

– Toà án nhân dân tối cao,

– Các Tổng công ty nhà nước,

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể,

– Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW,

– Công báo,

– Lưu VP, Vụ XL, các Cục, Vụ.

k/t. Bộ trưởng Bộ Xây dựng

thứ trưởng

 

 

READ MORE

Không được tự thiết kế nhà 3 tầng rộng 250 m2 trở lên

Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250 m2, 3 tầng trở lên phải do tổ chức, cá nhân đủ năng lực hành nghề thiết kế thực hiện.

Những tổ chức, cá nhân “đảm đương” việc khảo sát hoặc thiết kế nhà ở do tư nhân làm chủ đầu tư này nếu không đủ năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thì cũng phải đảm bảo có đủ năng lực hoạt động xây dựng. Nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá cũng buộc phải theo những điều kiện này.

Đây là một trong nhiều vấn đề Bộ Xây dựng chính thức chỉ thị từ hôm qua (23/11/2006), nhằm tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân. Bởi lẽ, gần đây, các công trình xây dựng do tư nhân làm chủ đầu tư (nhà ở, nhà hàng, quán bar, khách sạn, nhà xưởng, văn phòng…) không ngừng tăng, trong khi công tác quản lý khảo sát xây dựng, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát, quản lý chất lượng thi công xây dựng, tổ chức khai thác sử dụng còn quá nhiều tồn tại!

mau-nha-pho-3-tang-1

Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn từ 250 m2 và 2 tầng trở xuống, cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thi công xây dựng nhưng phải phù hợp quy hoạch xây dựng chung được duyệt, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận cùng vệ sinh môi trường…

Tất cả các công trình xây dựng trong quá trình thi công đều phải thực hiện chế độ giám sát. Đối với nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư là tư nhân cần thuê người có chuyên môn để thực hiện giám sát thi công xây dựng để kiểm tra từ những việc cụ thể như: chất lượng ván khuôn, hệ thống cây chống ván khuôn, giàn giáo thi công, che chắn đảm bảo không rơi các cấu kiện, vật liệu gây mất an toàn cho người và những công trình xung quanh…

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ khảo sát xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, đồng thời với việc kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân khảo sát và thiết kế xây dựng các công trình do tư nhân làm chủ đầu tư theo đúng luật định.

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, những tồn tại chủ yếu hiện nay với các công trình tư nhân tự “nghĩ và làm” này là: không thực hiện khảo sát xây dựng, không thuê tư vấn lập thiết kế theo quy định, thuê nhà thầu thi công xây dựng không có đăng ký kinh doanh và thiếu năng lực, không thuê tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn đủ năng lực theo quy định để giám sát thi công xây dựng…

Mặc dù Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã quy định chặt chẽ quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động xây dựng nhưng nhiều chủ đầu tư là tư nhân và các nhà thầu chưa nắm vững các quy định này, hoặc cứ “lách được chỗ nào thì lách”, gây nhiều hậu quả đáng tiếc về chất lượng.

 

READ MORE

Cải tạo nhà chung cư cũ như thế nào?

Nếu tiến hành cải tạo các khu chung cư cũ theo đúng tiến độ mà Nghị quyết 34 của Chính phủ đề ra (hoàn thành vào năm 2015) thì rất nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM sẽ thành “đại công trường”. Trao đổi với Thanh Niên, PGS-TS Trần Chủng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng xung quanh việc cải tạo các khu chung cư cũ.

” Đã đến lúc chính quyền địa phương phải nghĩ đến việc tái sử dụng những phế thải xây dựng do việc phá dỡ hàng loạt chung cư cũ, nếu không thì các đô thị sẽ ngập phế thải trắng. Tôi tính khi phá mỗi một nhà chung cư lắp ghép tấm lớn sẽ có khoảng 6.000-7.000 tấn thép phế liệu và hàng chục nghìn tấn bê tông phế thải các loại. Ở Mỹ hoặc Canada, tất cả đều được phân loại và tái chế: thép được biến thành thép, bê tông được nghiền ra làm các tấm ngăn tường trong các ngôi nhà họ sẽ xây dựng mới, vật liệu cấp thấp hơn được làm thành tấm lát đường hoặc dải phân cách… Ở ta nếu không được tính toán từ bây giờ, rất có thể nó sẽ lại chỉ được dùng để san nền, lấp ao hồ thậm chí là đổ trộm ở đâu đó”

PGS-TS Trần Chủng

* Một trong những khó khăn lớn khi cải tạo lại các khu chung cư cũ là hầu hết nó đều nằm trong nội đô, nơi mà hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vốn đang quá tải. Làm thế nào có thể giải quyết được mâu thuẫn này?

– Đúng. Bây giờ là nhà 5 tầng, khi cải tạo lại cơ bản nó phải là nhà 17-20 tầng, giờ là 5.000 người thì sau này sẽ có 15.000 người ở. Như vậy, một điều rõ ràng rằng, các khu chung cư cũ được cải tạo phải được đặt trong kế hoạch tổng thể về nâng cấp hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà; đi liền với cải tạo các khu chung cư, chính quyền địa phương phải sớm có kế hoạch cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Một căn hộ không thể gọi là đảm bảo chất lượng nếu như nó không được kết nối trong một đô thị đồng bộ, tiện ích.

cai-tao-nha-tap-the-1

* Nhưng chủ trương cải tạo chung cư cũ là theo hình thức xã hội hóa?

– Điều đó chẳng mâu thuẫn gì với việc Nhà nước mà cụ thể ở đây là chính quyền địa phương phải có những hỗ trợ cần thiết. Xã hội hóa có nhanh hay không chính là ở chỗ vấn đề hạ tầng được giải quyết thế nào? Tôi lấy ví dụ việc cải tạo nhà B6 Giảng Võ (Hà Nội), theo tiêu chuẩn nó phải hình thành các hạ tầng xã hội như siêu thị, hầm để xe…

Hạ tầng ấy không chỉ dành riêng cho khu ấy mà dân toàn thành phố có thể đến đó mua sắm. Nếu như chính quyền không đầu tư thích đáng cho hệ thống giao thông, cấp thoát nước… thì thứ nhất nó sẽ ngày càng quá tải; thứ hai nếu để doanh nghiệp tự làm họ sẽ chẳng mặn mà với việc cải tạo chung cư cũ đâu.

* Cần phải lưu ý gì khi tiến hành cải tạo các khu chung cư cũ, thưa ông?

– Theo tôi có 2 điểm cần lưu ý. Thứ nhất: phải ưu tiên cải tạo trước những khu nhà có nguy hiểm, khả năng sập đổ cao, tránh tình trạng nhiều nơi chọn những khu nhà có vị trí thuận lợi cải tạo trước. Hiện Bộ Xây dựng đang hướng dẫn các địa phương cách đánh giá chất lượng các công trình xây dựng cũ để làm căn cứ cải tạo.

– Thứ hai, phải lập dự án cải tạo tổng thể toàn bộ các khu, không nên làm manh mún, nhỏ lẻ bởi một trong những mục tiêu của cải tạo là chỉnh trang đô thị. Một đô thị đẹp phụ thuộc rất nhiều vào giải pháp kiến trúc, đặc biệt là chất lượng cuộc sống trong từng căn hộ. Rút kinh nghiệm Hà Nội vừa rồi cải tạo một số nhà như A6 Giảng Võ, B7, B10 Kim Liên rất xấu, theo tôi là không đạt yêu cầu cả về thẩm mỹ và công năng sống.

* Muốn có chất lượng sống thì ít nhất chúng ta phải có những căn hộ hiện đại, đảm bảo công năng, có không gian nhưng nó lại mâu thuẫn với việc đa số người dân hiện sống trong những chung cư cũ không có khả năng chi trả cho những phần diện tích tăng thêm theo yêu cầu đó. Theo ông thì phải làm thế nào?

– Điều tôi quan tâm nhất chính là chất lượng của các ngôi nhà. Chất lượng này phải hiểu rộng ra bao gồm cả sự bền vững về kết cấu và tiện ích với con người. Tiêu chuẩn một căn hộ hiện đại phải theo công thức 2+1, có nghĩa là nhà có hai vợ chồng thì căn hộ phải có 3 phòng, như vậy công năng sống của căn nhà mới đảm bảo. Hiện nay, đa phần các căn hộ chung cư cũ của ta có diện tích dưới 30m2, tức là quá nhỏ.

Theo Nghị quyết 34, các khu chung cư sau khi cải tạo phải là căn nhà của thế kỷ 21, tức là theo tôi nó phải có diện tích lớn hơn tiêu chuẩn hiện hành (30m2/căn-PV). Để giải quyết bài toán về khả năng chi trả của người dân cũng không khó, theo tôi nên áp dụng cơ chế thuê mua đối với phần diện tích tăng thêm ở những căn hộ sau cải tạo, như vậy sẽ đỡ gánh nặng cho người dân.

 

 

 

READ MORE

Hà Nội sẽ quy định riêng về chiều cao nhà

Chiều 30/1, Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Hoàng Ân đã chỉ đạo các ngành chức năng chủ động ra quy định về độ cao, khoảng lùi cho các nhà cao tầng, không đợi Bộ Xây dựng ra nghị định về kiến trúc đô thị. Đây là biện pháp hạn chế tình trạng chủ đầu tư “xin xỏ” để điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Hà Nội ban hành quy định mới về quy hoạch xây dựng

“Có tình trạng cơ quan chức năng cấp phép 7-8 tầng, sau đó chủ công tình xin điều chỉnh tới 14-15 tầng mà vẫn được chấp thuận. Nhiều người thắc mắc xây dựng nhà cao tầng trong thành phố theo tiêu chí nào. Họ ví von muốn xây cao tầng thì xin phép thấp, muốn xây thấp thì xin cao, để cơ quan cấp phép điều chỉnh là vừa”, Phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân bức xúc.

Theo ông Ân, đã đến lúc Hà Nội cần phải ra quy định chiều cao tối đa để chủ đầu tư không thể xin điều chỉnh giấy phép, cũng như đơn vị cấp phép có căn cứ để thực hiện. “Hà Nội không thể đợi Bộ Xây dựng ra nghị định, chúng ta phải chủ động ra quyết định về độ cao công trình của một số tuyến phố. UBND các quận thực hiện, Sở Quy hoạch kiến trúc hướng dẫn”, ông Đỗ Hoàng Ân nói.

Chỉ đạo này được đưa ra khi nhiều cơ quan quản lý trật tự đô thị bức xúc về tình trạng thiếu thiết kế đô thị và quy hoạch 1/500 nên gây khó khăn cho công tác quản lý. Theo ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, phải lập và công khai quy hoạch chi tiết để người dân giám sát, cơ quan chính quyền có căn cứ để cấp phép và quản lý sau cấp phép.

Trước những bất cập về quy hoạch, ông Nguyễn Tuấn Khải, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc, trả lời thẳng thắn, không thể có quy hoạch chi tiết trên toàn thành phố, hiện chỉ một số khu đô thị lớn mới có quy hoạch này. Luật Xây dựng ra đời song Bộ Xây dựng cũng chưa có nghị định hướng dẫn về vấn đề này nên Sở không thể đưa ra các quy định.

Theo ông Khải, hiện quy hoạch 1/2.000 và 1/500 kèm theo điều lệ quản lý. Ngoài ra, quy hoạch quận huyện đều có quy định trong mỗi ô đất có những chỉ tiêu tầng cao, mật độ, hệ số. Do vậy, các cơ quan chức năng được tùy theo điều kiện để cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Sở sẽ ra quy định riêng về kiến trúc tại những tuyến đường mới mở.

 nha-chung-cu-2

Xây dựng sai phép do xử lý không cương quyết

Phó chủ tịch thành phố Đỗ Hoàng Ân cho rằng những vụ xây dựng trái phép, sai phép thời gian qua là hậu quả của quá trình quản lý không nghiêm, khiến chủ đầu tư cố tình vi phạm. “Công trình xây dựng không thể ngày một ngày hai mà không biết. Chúng ta nể nang, né tránh, đùn đẩy nên tình trạng xử lý kéo dài. Phải nghiêm túc xem xét, thiết lập lại trật tự xây dựng đô thị”, ông Ân nhận xét.

Theo ông Ân, trong khi thiếu người quản lý trật tự xây dựng ở các phường, lực lượng thanh tra xây dựng phải trực tiếp xuống cơ sở, không để tình trạng cấp trên đùn đẩy cho cấp dưới, còn cấp dưới lại kêu thiếu người.

Ông Lâm Anh Tuấn, Phó chủ tịch quận Hai Bà Trưng, cho rằng cần tăng trách nhiệm cho thanh tra xây dựng từ cấp phường. Thanh tra có quyền ra quyết định xử lý tại chỗ chứ không thể báo cáo lại UBND quận.

Ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm, cũng cho rằng, cấp phường vẫn chịu trách nhiệm chính xử lý công trình sai phép, không được đùn đẩy cho quận. Tuy nhiên, chánh thanh tra xây dựng quận có thể ra quyết định cưỡng chế thay vì lãnh đạo quận như hiện nay.

Chiều 30/1, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể trong lĩnh vực quản lý và cấp phép xây dựng. Trong đó, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở như khi phát hiện công trình sai phạm, UBND phường, xã chỉ lập 2 biên bản. Lần thứ nhất cảnh cáo, lần thứ 2 yêu cầu khắc phục có thời hạn. Quá thời hạn mà chủ đầu tư không chấp hành, chính quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cắt điện, nước của các hộ vi phạm. Bên cạnh đó, tập trung triển khai quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị, khẩn trương công bố, cắm mốc giới theo các đề án quy hoạch đã được duyệt để người dân biết và kiểm tra.

READ MORE

Quản lý xây dựng theo hệ số sử dụng đất

Cùng với sự phát triển kinh tế, từ sau khi có chính sách đổi mới, hàng loạt nhà cao tầng (gọi chung cho loại nhà từ 20 tầng trở lên) đã mọc lên ở khu vực trung tâm thành phố. Mặc dù các nhà cao tầng đã tạo nên bộ mặt mới cho khu vực trung tâm, thành phố trở nên khang trang hơn, hiện đại hơn nhưng chúng cũng làm cho nhiều người lo ngại, thậm chí còn dẫn đến chủ trương hạn chế chiều cao xây dựng.

1. Chiều cao công trình có phải là điều đáng lo ngại không?

Để trả lời cho câu hỏi này, cần xem xét nội dung quản lý quy hoạch kiến trúc các công trình.

Lâu nay việc quản lý xây dựng một công trình trong đô thị phải qua ba bước cơ bản:

– Bước 1: Chấp thuận địa điểm. Đối với chủ đầu tư việc lựa chọn được địa điểm xây dựng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tư dự án. Đối với chính quyền, chấp thuận địa điểm xây dựng là quyết định đoạt mục đích sử dụng đất tại địa điểm đó. Đây cũng là bước quyết định các chỉ tiêu cơ bản về quy hoạch và kiến trúc công trình như mật độ xây dựng chiều cao công trình và một số yêu cầu khác được nêu trong văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng.

– Bước 2: thẩm định thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng (các dự án đã được thẩm định thiết kế cơ sở thì được miễn giấy phép xây dựng). Đây là bước thẩm định về quy hoạch, kiến trúc và môi trường theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các tiêu chí đã xác định trong văn bản thỏa thuận địa điểm trước đó.

– Bước 3: Kiểm tra, giám sát xây dựng và kiểm tra giám sát khai thác sử dụng công trình đúngcác yêu cầu kiến trúc quy hoạch của công trình.

Liên quan tới đất đai và quy hoạch để định hình công trình chủ yếu ở bước 1.

Việc chấp thuận địa điểm dựa trên các tiêu chí:

+ Chức năng khu đất được xác định theo quy hoạch chi tiết được duyệt (chỗ chưa có quy hoạch chi tiết phải được cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung giải quyết cụ thể). Tiêu chí này chỉ xác định chức năng công trình phù hợp với chức năng khu đất theo quy hoạch.

+ Quy mô sử dụng công trình phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong phạm vi quy hoạch được duyệt (hoặc trong bán kính ảnh hưởng của các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện có tới công trình nếu là khu đô thị cải tạo).

Quy mô công trình được thể hiện qua chỉ tiêu về mật độ xây dựng M (%) và số tầng cao xây dựng Nh. Trong bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 (do Viện Quy hoạch Xây dựng thành phố lập) thường có vòng trong các chỉ tiêu cho một ô phố, ví dụ như hình dưới.

Những chỉ tiêu này là căn cứ để tính toán (hay lựa chọn) chỉ tiêu về chiều cao và mật độ xây dựng của các công trình trong ô phố đó, chứ không phải là tất cả các công trình trong ô phố này đều phải theo tiêu chí ghi trên bản đồ.

Với các chỉ tiêu trên hình trên, hệ số sử dụng đất HSDĐ của ô phố này sẽ là:

HSDĐ = Nh x M (%) = 0,45 x 3 = 1,35

Có thể thấy mật độ xây dựng 45% cho một ô phố là cao, nhưng hệ số sử dụng đất lại thấp (chỉ có 1,35), nguyên nhân là việc khống chế chiều cao trung bình. Liệu có thể nâng chiều cao, hạ mật độ xây dựng để có thêm đất đai cho xây dựng hạ tầng, làm đô thị thông thoáng hơn, hiệu quả sử dụng đất cao hơn được không?

+ Các yêu cầu về kiến trúc cảnh quan và môi trường, bao gồm các giới hạn chiều cao, hình khối và màu sắc kiến trúc, về mật độ xây dựng (bảo đảm thông thoáng), yêu cầu về đầu nối hạn tầng kỹ thuật, các lưu ý về an toàn công trình…

Các yêu cầu này được xác định từ thiết kế đô thị (một nội dung của quy hoạch, đặ biệt là quy hoạch chi tiết) hoặc từ sơ phát kiến trúc công trình. Rõ ràng không phải chiều cao của công trình làm xấu đô thị, chiều cao công trình chỉ bị giới hạn do an toàn không lưu hoặc yêu cầu về an ninh quốc phòng. Về mặt cảnh quan chiều cao công trình chỉ phụ thuộc vào sự sáng tạo kiến trúc của các nhà thiết kế. Hiện nay, trong bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 đã thay chỉ tiêu chiều cao trung bình bằng chiều cao tối đa.

Liệu việc khẳng định chiều cao đó có ảnh hưởng tới sáng tạo kiến trúc công trình cụ thể không? Riêng chiều cao công trình không biểu thị được quy mô xây dựng mà phải gắn với mật độ và xây dựng. Chiều cao và mật độ lại phụ thuộc vào vị trí và phạm vi (diện tích) xây dựng cụ thể. Việc chốt giữ chiều cao và mật độ cho từng vị trí đòi hỏi phải có thiết kế đô thị trong các đồ án quy hoạch, từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đây là việc chưa thể làm được, thậm chí đối với một đô thị đang biến đổi, đang phát triển nhanh có thể sẽ không làm được.

2. Hệ số sử dụng đất chứa đầy đủ nội dung kinh tế – xã hội và môi trường sinh thái đô thị

Thật vậy, về kinh tế HSDĐ phản ánh quy mô công trình, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả đầu tư. HSDĐ càng cao, diện tích sàn xây dựng càng cao, quy mô đầu tư càng cao. Nếu là nhà văn phòng, khách sạn, thì số diện tích khai thác càng nhiều. Trong hoàn cảnh giá đất cao, HSDĐ cao tạo nên hiệu quả đầu tư cao.

Đối với nhà ở, HSDĐ cao làm diện tích ở cao, cũng có nghĩa là số người ở tăng lên. Mật độ dân số tăng đặt áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội của đô thị, tác động xấu tới môi trường.

Từ đó ảnh hưởng ngược lại của tính hấp dẫn của dự án, rộng hơn là tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của thành phố.

Về xã hội, HSDĐ thể hiện hiệu quả sử dụng đất , khi quyền sử dụng đất trong tay người dân, HSDĐ thể hiện quyền lợi trực tiếp và trước mắt của người dân. Hệ số với đô thị và quốc gia (thông qua việc cùng nhau bảo vệ môi trường, qua việc đóng thuế…).

Từ đó dẫn đến hậu quả yêu cầu về công bằng, ví dụ hai nhà cạnh tranh nhau phải có cùng HSDĐ mới công bằng, hoặc tại sao cùng có quyền sử dụng đất như nhau, người thì được xây 10 tầng trên 100% diện tích, người thì chỉ được xây 1 tầng trên 50% diện tích. Công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ khi sử dụng đất cũng là một nội dung công bằng xã hội.

Do yêu cầu về kiến trúc, quy hoạch và môi trường, HSDĐ phải khác nhau ở các vị trí khác nhau. Liệu có những giải pháp gì để đảm bảo sự công bằng không? Nhiều nước đã thực hiện thu thuế khi tăng HSDĐ so với mức trung bình xác định.

Về môi trường, nếu xác định HSDĐ và mật độ xây dựng (M), thì chiều cao công trình sẽ là:

Đối với quy hoạch, môi trường có hai yếu tố: yếu tố không gian và yếu tố lý hoá. Không gian là tạo ra cảnh quan – thoả mãn nhu cầu của giác quan. Còn yếu tố hoá lý được cảm nhận bằng các giác quan khác. Tầng cao công trình và mật độ xây dựng có quan hệ tỷ lệ nghịch. Nhưng dễ thấy rằng khi Nh càng cao, M càng thấp thì đô thị sẽ càng thông thoáng, không chỉ thoả mãn yêu cầu về vẻ đẹp (giác quan) mà còn tạo điều kiện giảm được ô nhiễm không khí, khói bụi, dễ dàng trong thoát nước…

Trong hai chỉ tiêu Nh và Mh, Nh ít bị ràng buộc nhất, Nh chỉ bị khống chế do yêu cầu an ninh và an toàn công trình. Về an ninh phải chấp hành quy định của Nhà nước (ví dụ an toàn đường bay, an ninh đối với các công trình an ninh quốc phòng). Về an toàn do thiết kế, liên quan tới quy chuẩn Nhà nước, tới khả năng và hiệu quả đầu tư…Trong phạm vi cho phép của Nhà nước, chủ đầu tư tự chọn Nh cho phù hợp.

Trong khi đó, M có ý nghĩa quyết định đến môi trường sinh thái. Trong quản lý xây dựng thời gian vừa qua, do quá chú ý khống chế tầng cao công trình, nên để bảo đảm quy mô công trình lớn, mật độ xây dựng thường quá cao. Giảm mật độ xây dựng là cuộc đấu tranh. Xu hướng chung các chủ đầu tư, nhất là nhà ở lẻ, là tăng mật độ xây dựng. Kết quả là HSDĐ không cao, công trình thấp lè tè với mật độ dày đặc.

3. Quản lý xây dựng theo hệ số sử dụng đất.

Theo công thức nêu trên, thay vì khống chế Nh và M, ta nên khống chế HSDĐ và M tối đa. Không khống chế chiều cao tối đa, với HSDĐ xác định, chủ đầu tư và nhà thiết kế tự lựa chọn chiều cao công trình và mật độ xây dựng được chọn phải nhỏ hơn mật độ tối đa cho phép.

Đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000, trên các ô phố hoặc các khu ở xác định, dựa vào quy chuẩn xây dựng sẽ xác định được diện tích giao thông, diện tích cây xanh và diện tích xây dựng các công trình.

Với quy mô dân số xác định, có thể tính được HSDĐ chung cho diện tích đất xây dựng công trình đó. Cũng dựa vào quy chuẩn hoặc yêu cầu cụ thể về môi trường và cảnh quan đô thị có thể xác định được mật độ tối đa của các công trình xây dựng trên khu đất. Với HSDĐ xác định, khuyến khích xây dựng cao tầng, công trình càng cao, mật độ càng thấp, càng có lợi cho cảnh quan và môi trường đô thị.

Đối với khu vực đô thị cũ, có nhu cầu cải tạo, xây chen trên cơ sở hiện trạng tính được HSDĐ hiện có. Căn cứ vào điều kiện về cơ sở hạ tầng hiện có (theo bán kính ảnh hưởng), tính lại HSDĐ giới hạn. Việc cho phép xây chen công trình vào khu đô thị hiện hữu phải bảo đảm HSDĐ sau khi có công trình không vượt quá HSDĐ giới hạn.

Những khu đô thị “lụp xụp”, mật độ xây dựng quá cao, HSDĐ quá thấp, nên thực hiện cải tạo chỉnh trang lại. Ví dụ một khu dân cư có mật độ xây dựng là 80%, tầng cao trung bình là 1,5, HSDĐ = 0,8 x 1,5 = 1,2. Để nâng HSDĐ = 5, cần xây dựng cao tầng, như chọn Nh = 20, lúc đó M = 5: 20 = 25%. Với HSDĐ tăng lên (5: 1,2) xấp xỉ 4,12 lần rất có thể bù đắp được các chi phí cho việc cải tạo, đồng thời cải thiện căn bản bộ mặt đô thị và đời sống dân cư ở khu lụp xụp này.

Khi nhấn mạnh vai trò của hệ số sử dụng đất, nội dung thiết kế quy hoạch, thiết kế đô thị phải bao gồm việc xác định hệ số sử dụng đất hiện trạng và thiết kế mới. Một số chính sách về tài chính đất đai và đô thị cũng phải xem xét theo hệ số sử dụng đất.

Hệ thống thông tin phục vụ quản lý cũng phải chú trọng tới hệ số sử dụng đất, cập nhật kịp thời diện tích mới xây dựng, diện tích bị phá dỡ ở từng khu vực. Những số liệu này giúp ích rất nhiều cho việc tính toán xây dựng các công trình mới, xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội cũ. Không sợ mật độ dân số cao. Không sợ hệ số sử dụng đất cao. Chỉ sợ không có đất phục vụ hệ thống cơ sở hạ tầng. Tăng tầng cao, giảm mật độ xây dựng sẽ giúp tăng quỹ đất cho hạ tầng đô thị.

READ MORE

‘Nới tay’ trong cấp phép xây dựng

Bộ Xây dựng vừa ban hành chỉ thị mới hướng tới việc đơn giản hóa quy trình cấp phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự xây dựng. Hiện nay, chính việc cấp phép phiền hà, chậm trễ… đã dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, sai phép tràn lan.

Chỉ thị của Bộ nêu rõ, thời gian qua, công tác cấp giấy phép xây dựng đã được đẩy mạnh, số giấy phép xây dựng được cấp năm sau tăng hơn năm trước. Tuy nhiên, một số địa phương đã tự đặt thêm các thủ tục ngoài quy định; triển khai công tác cấp phép xây dựng chậm trễ; việc kiểm tra thực hiện xây dựng theo giấy phép và quản lý trật tự xây dựng còn bị buông lỏng, xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm minh.

mat-tien-nha-pho-2

Gần đây, tình trạng xây dựng sai phép, không phép vẫn còn diễn ra và có chiều hướng tăng cả về số lượng và quy mô xây dựng, gây ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường đô thị. Thậm chí đã xảy ra các sự cố nghiêm trọng thiệt hại về người và của gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Để khắc phục những tồn tại đó, Bộ xây dựng chỉ đạo “thoáng” hơn trong cấp phép, theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tăng tỷ lệ công trình được cấp phép. Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân yêu cầu rà soát lại các quy định về cấp phép xây dựng trên địa bàn theo đúng các quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật; bãi bỏ các quy định trái pháp luật, gây phiền hà cho người xin giấy phép.

Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phiền hà trong việc xác nhận giấy tờ hợp pháp về đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc cấp phép xây dựng.

Về công tác quy hoạch, Bộ chỉ đạo đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, bảo đảm quy hoạch xây dựng phải được đi trước một bước làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng. Đồng thời, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải được công bố, công khai và giám sát xây dựng theo đúng quy hoạch đã công bố.

Ngoài ra, trách nhiệm cụ thể của cơ quan cấp phép, chủ đầu tư công trình, nhà thầu thi công, thanh tra xây dựng cũng được quy định cụ thể trong chỉ thị này.

READ MORE