Skip to Content

Blog Archives

Nhà ông Lê Đình Đạo- Mễ Trì, Hà Nội

Tên dự án: Nội thất biệt thự song lập

Chủ đầu tư: Ông Lê Đình Đạo

Địa điểm xây dựng: Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

Diện tích sàn: 196 m2

Năm hoàn thành: 2011.

00 biet thu song lap-1

Ảnh 1: Phối cảnh tổng thế

Một số hình ảnh nội thất của công trình:

1 noi that phong khach-1

 

 

2 noi that bep-1

 

3 noi that phong ngu-1

4 noi that phong ngu-2

5 noi that phong ngu-4

 

READ MORE

Nhà ở gia đình – ông Bùi Tiến Học, Hoàng Mai, Hà Nội

Tên dự án: Nhà ở gia đình (6m x8,4m)

Chủ đầu tư: Ông Bùi Tiến Học

Địa điểm xây dựng: Số 5, ngõ 34, Lương Khánh Thiện, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Diện tích sàn: 50 m2.

Năm hoàn thành: 2008.

01

Ảnh 1: Phối cảnh bên ngoài công trình

02

Ảnh 2: Nội thất tầng 2 (Phòng khách, phòng bếp+ ăn)

03

Ảnh 3: Nội thất tầng 3+ 4 ( Các phòng ngủ).

READ MORE

Nhà trẻ thị xã Bắc Ninh – Chủ đầu tư Đại Hoàng Long

Tên dự án: Nhà trẻ Bắc Ninh

Địa điểm xây dựng: Đường Trần Hưng Đạo, phường Đại Phúc, Bắc Ninh

Chủ đầu tư: Công ty Đại Hoàng Long

Diện tích xây dựng: 951 m2

Năm hoàn thành: 2008.

 01

Ảnh 01: Tổng mặt bằng

02

 

Ảnh 02: Góc nhìn từ lối vào công trình

 03

Ảnh 03: Phối cảnh tổng thể

 04

Ảnh 04: Phối cảnh góc

05

Ảnh 05: Một số góc nhìn bên trong công trình.

READ MORE

Mẫu mặt tiền nhà phố 4m

Hãy cùng Wedo tham khảo một số mẫu mặt tiền nhà phố 4m đẹp

READ MORE

Bếp ăn và những yếu tố cần lưu ý để có một không gian đẹp

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao, mức độ “công nghiệp” ngày càng len lỏi, ăn sâu vào từng gia đình người Việt kéo theo thời gian, không gian để các thành viên trong gia đình có cơ hội quây quần ngày càng thu hep. Chính điều đó đã nâng cao vai trò của không gian bếp – ăn, trở thành không gian chính cho các thành viên trong gia đình, một gian bếp thường xuyên “đỏ lửa” thể hiện sự đầm ấm của gia đình. Vì lẽ đó, việc bố trí, sắp xếp không gian bếp – ăn trong gia đình Việt ngày càng được chú trọng.

Bố cục của một không gian bếp – ăn cơ bản bao gồm: không gian sơ chế, không gian chế biến (nấu), không gian bày – soạn và không gian ăn – uống. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng gia đình mà có thể có thêm không gian tâm linh, trong một số gia đình Việt hiện đại, được sự du nhập của văn hóa nước ngoài, còn có thêm không gian quầy bar. Ngày nay, chủ nhà không chỉ chú trọng đến thiết kế tổng thể gian bếp mà còn để ý đến từng chi tiết: chất liệu làm tủ kệ bếp, thiết bị đồ dùng bếp, màu sắc…

5

Tủ bếp là một trong những vật dụng quan trọng nhất trong không gian bếp, là xương sống để cho hệ thống các thiết bị phụ trợ đi kèm theo. Những tủ kệ màu sắc tươi tắn tuy hợp “mốt” nhưng cũng dễ bị “lỗi thời”. Những màu được xem là sang trọng, hiện đại và phổ biến nhất vẫn là trắng và nâu vân gỗ. Ngoài ra, xu hướng mới hiện nay là sử dụng vật liệu theo hình thức kết hợp. Càng khéo léo kết hợp 2 vật liệu này, càng có được những mẫu tủ bếp hiện đại và tự nhiên, nhưng cũng không quá mang phong cách “ngoại lai “. Với phần mặt bếp, là phần tiếp xúc nhiều với nước, nhiệt độ, bụi bẩn nên cần dễ dàng lau chùi cọ rửa. Xu hướng hiện nay là sử dụng các loại mặt bàn mới như mặt bàn gỗ, đá, composite…

Với các gia đình Việt, “đẳng cấp” của một căn bếp lại được quyết định bởi các trang thiết bị, vật dụng, phụ kiện và dùng đồ dùng bếp: bếp gas, máy hút khói, chậu rửa, máy sấy bát… các trang thiết bị này làm tăng mức độ tiện nghi cho căn bếp. Tuỳ theo diện tich và yêu cầu sử dụng mà căn bếp được “dán ” thêm các thiết bị này. Hiện nay, chi phí để đầu tư các thiết bị này trong 1 căn bếp không phải là rẻ so với thu nhập của đa số người dân, chính lẽ đó đã tạo nên “đẳng cấp” của một căn bếp.

281

Màu sắc của không gian bếp – ăn, mỗi màu có một tác động về mặt tâm lý khác nhau. Màu nóng, thể hiện tính ấm cúng, lạnh thể hiện tính trẻ trung, mát mẻ; màu sáng thể hiện tính quý phái, sang trọng; màu tối thể hiện cá tính mạnh mẽ.

Ngoài những yếu tố đã nêu ở trên, phải kể đến một yếu tố khác tác động đến không gian bếp mà không kém phần quan trọng là ánh sáng. Một khi, sự tác động của các yếu tố trên chưa mang lại hiệu quả cao, cần phải có sự can thiệp của ánh sáng. Không riêng gì các vật dụng, thiết bị hữu hình, ánh sáng ngày này đã được chú trọng, đưa vào không gian bếp như một nhân tố chính tác động đến không gian, bố cục của căn bếp, làm tăng thêm tính “nghệ thuật”, tạo cảm giác “hưng phấn”, thích thú cho đối tượng sử dụng. Bởi lẽ đơn giản, màu sắc, vật liệu của các thiết bị khó lòng thay đổi; nhưng màu sắc, cường độ ánh sáng lại dễ dàng thay đổi cho phù hợp với từng mục đích, không gian của căn bếp.

Để có một gian bếp đẹp và hoành tráng không khó, nhưng cũng đòi hỏi sự xem xét một cách tổng thể và hiểu biết một cách đầy đủ trước mọi nhu cầu để phù hợp với văn hóa, nét sinh hoạt của gia đình, đồng thời phải có sự thống nhất, hài hòa giữa các không gian khác trong cùng một căn nhà. Lời khuyên tốt nhất là nên nhờ cậy sợ tư vấn đầy dủ của những người có chuyên môn trước khi quyết định làm để có được một gian bếp đẹp và hoành tráng trong ngôi nhà Việt tân thời.

READ MORE