Skip to Content

Category Archives: Mẫu nhà xưởng, nhà tiền chế

TP HCM điều chỉnh thiết kế dự án Đại lộ Đông – Tây

UBND thành phố vừa có văn bản trình Thủ tướng đề nghị điều chỉnh thiết kế Dự án đại lộ Đông – Tây đoạn qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ước tính kinh phí xây dựng liên quan đến sự thay đổi này là gần 450 tỷ đồng.

Đoạn tuyến đại lộ Đông – Tây từ hầm dìm Thủ Thiêm đến Ngã ba Cát Lái (Xa lộ Hà Hội) dài khoảng 7,5 km, trong đó đoạn qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm dài 3,5 km. Thiết kế cũ có 3 vị trí giao cắt với các đường hiện hữu. Thiết kế mới khi điều chỉnh sẽ bỏ bớt vị trí giao cắt với đường Trần Não hiện hữu và thay bằng 4 ngã tư, 5 ngã ba (giao cắt đồng mức) có lắp đặt đèn tín hiệu giao thông để bảo đảm chức năng là một đại lộ cảnh quan trung tâm thành phố.

Cao độ tim đường Đông – Tây trong phạm vi khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng được UBND thành phố xin điều chỉnh.

Để điều tiết nước mưa, giảm tình trạng ngập lụt và triều cường cho toàn khu trung tâm Thủ Thiêm, dự án sẽ phải thêm hạng mục cải tạo hồ, nạo vét mở rộng lòng rạch tại vị trí rạch phao số 5 và xây dựng thêm cầu số 1; nạo vét mở rộng rạch Ngọn Én và xây dựng thêm cầu số 2. Đồng thời nâng tĩnh không thông thuyền của các cầu lên +4,5 m để đảm bảo yêu cầu tổ chức giao thông đường thủy của Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Về công tác thu phí khi đưa vào vận hành tuyến đại lộ Đông – Tây, UBND thành phố đề nghị xây dựng trạm thu phí tại km 14+970, cách điểm đầu đường dốc dẫn vào hầm dìm Thủ Thiêm 100 m, với 6 làn xe thu phí cho mỗi hướng. Công tác thu phí sẽ được thực hiện bằng hệ thống điện tử kết hợp bán tự động.

Dự án đại lộ Đông – Tây có tổng chiều dài 21,9 km đi qua 8 quận huyện của TP HCM. Nằm trong các gói thầu khác nhau của dự án, ngày 24/4 cầu Thủ Thiêm được tổ chức khởi công xây dựng sau mấy lần trì hoãn do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại. Trước đó, Gói thầu số 6 “Xây dựng đường phía tây và mở rộng đường ven kênh” đã khởi công ngày 1/4. Ngày 15/2, Thủ tướng đã phát lệnh khởi công xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm thuộc gói thầu số 4 của dự án. Dự án đại lộ Đông – Tây đã được chính thức “khởi động” ngày 31/1.

READ MORE

Hơn 7,8 tỷ đồng sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản

Thanh tra thành phố Hà Nội vừa hoàn thành việc thanh tra, kiểm tra 50 dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đã phát hiện được nhiều sai phạm với số tiền lên tới hơn 7,8 tỷ đồng và 2.120 USD. Trong đó đã kiến nghị thu hồi cho ngân sách Nhà nước 6,7 tỷ đồng, kiến nghị giảm trừ quyết toán hơn 1,5 tỷ đồng và 2.120 USD…

Theo đánh giá, các dự án đầu tư xây dựng còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót trong tất cả khâu, từ quá trình chuẩn bị đầu tư đến thực hiện dự án, thanh quyết toán công trình, gây thất thoát, lãng phí ngân sách của Nhà nước và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Tuy nhiên, một số cuộc thanh tra vẫn chưa làm rõ được những vi phạm cụ thể làm thất thoát, lãng phí vốn và hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý sử dụng vốn, cũng như trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan…

Nhằm từng bước chấn chỉnh và hạn chế những sai phạm tương tự trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, lực lượng thanh tra các cấp ở thành phố đang chú trọng thanh tra, kiểm tra việc mua sắm, đổi mới trang thiết bị, thanh quyết toán các công trình, dự án có nghi vấn hoặc có đơn thư tố cáo, khiếu nại.

Thành phố sẽ tiến hành thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng do Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, thanh tra Trung tâm văn hóa thể thao quận Thanh Xuân và trường tiểu học Nam Thanh Xuân (giai đoạn 1) do Ban quản lý quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư, thanh tra dự án xây dựng 2 tuyến đường từ quốc lộ 3 vào cửa Tây, Nam và bãi đỗ xe khu di tích Cổ Loa do Sở Du lịch làm chủ đầu tư…

READ MORE

Hình ảnh làng nổi ven Hà Nội

Sát thủ đô, ấy thế mà cuộc sống của những cư dân trên sông Hồng, khu vực Long Biên, khá buồn tẻ và có phần giống ở đảo hoang. Dưới đây là hình ảnh làng nổi Long Biên mùa nước cạn.

Mỗi một “ngôi nhà” lênh đênh trên mặt nước này gia đình nào muốn xuống đây ở phải chi phí từ 4 đến 5 triệu. Người dân nơi đây không chỉ làm nghề chài lưới mà có thể kiếm tiền bằng nhiều nghề khác nhau ở trên bờ.

02

Phương tiện đi lại hàng ngày của người dân nơi đây là những chiếc thuyền nhỏ.

03

Nấu nướng, giặt giũ họ đều dùng bằng nước sông.

04

Nghỉ ngơi, uống nước lênh đênh trên dòng nước trước cửa nhà.

05

Rác rưởi ở đây khá nhiều do chúng được vứt từ trên cầu xuống. Ngày ngày, các chị em phụ nữ sống ở đây tìm kiếm phế liệu có thể bán được.

06

Có những em bé đến tuổi đi học mà vẫn không thể đến trường vì gia đình quá nghèo. Ngày ngày lang thang chơi cùng đống rác.

08

Không phải nhà nào ở đây cũng nghèo. Có gia đình, bà cụ già tên là Tuyết sống một mình dưới “thuyền”, con cái làm cơ quan nhà nước đàng hoàng. Thỉnh thoảng các cháu đi học về lên thăm bà. Tiện nhất là những ngày nước sông cạn. Chúng đến chơi thường xuyên.

11Chiều chiều, lũ trẻ quanh đây rủ nhau chơi đùa. Chiếc thùng sắt gỉ này là đồ chơi khá lý tưởng với chúng.

READ MORE

Thi ý tưởng thiết kế Đường hoa Nguyễn Huệ: Ba sinh viên giành giải đặc biệt

Nhóm tác giả Phan Thị Ái Thủy, Nguyễn Trường Thanh, Nguyễn Chính Lượng (SV lớp QH 02 Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) cùng KTS Vũ Việt Anh đã được trao giải đặc biệt trong cuộc thi ý tưởng thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ – Tết Đinh Hợi 2007 sau phần thi chung kết chấm giải ngày 2-10.

Với chủ đề chính “Trên đường hội nhập”, nhóm đã đưa ra được nhiều giải pháp cho một đường hoa mùa xuân hội tụ được các yếu tố thời gian, hoài niệm, hi vọng và niềm tin về hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình trong sự phát triển của xã hội tương lai với bốn khu vực chính: trục lễ hội trống xuân và rước bánh tét, khu vực nghệ thuật sắp đặt và trình diễn, vườn mai Bác Hồ, khu đường hoa chính ở trục Nguyễn Huệ…

Kế đó, hai giải ý tưởng cũng được trao cho hai Công ty thiết kế xây dựng Nguyễn Trung Chính và Công ty CP Cảnh Quan Xanh; hai nhóm SV Trần Nhật Thu – Phan An Đông và Nguyễn Chí Đạt – Hoàng Văn Tựu (SV năm 4 khoa kiến trúc Trường ĐH Kiến trúc) nhận hai giải khuyến khích.

READ MORE

CUỘC THI QUỐC TẾ MỚI DO UIA TỔ CHỨC

Nhân dịp Ngày Kiến trúc Thế giới và Ngày môi trường sống Thế giới -2/10/2006. Viện Kỹ thuật Hy lạp và Chương trình công tác UIA về kiến trúc và các nguồn năng lượng tái chế (ARES) công bố cuộc thi ý tưởng quốc tế “ứng dụng các nguồn năng lượng tái chế và kiến trúc sinh khí hậu trong nhà ở cho người dân bị thiên tai”.

Cuộc thi mời các kiến trúc sư triển khai những giải pháp xây dựng mới có thể áp dụng nhanh, hiệu quả, kinh tế và không gây ảnh hưởng đến môi trường và thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng bởi những tai nạn về địa hình, địa lý, sinh thái, xã hội hay khủng hoảng chính trị.

Mục đích của cuộc thi là làm ra những sáng kiến và hình mẫu về nhà ở sinh khí hậu, tận dụng được các nguồn năng lượng tái chế và có thể áp dụng được ở các vùng khí hậu và văn hoá khác nhau.

Các giải thưởng có tổng giá trị là 70.000Euro sẽ được ban giám khảo quốc tế 11 thành viên trao cho Giải Nhất, Nhì, Ba: 20.000, 15.000 và 10.000Euro cùng năm giải Khuyến khích mỗi giải 5.000Euro. Cuộc thi chính thức mở ra 1/11/2006. và nhận đăng ký đến ngày 31/1/2006. Hạn nộp bài là 29/6/2007.

Thông tin chi tiết về cuộc thi có tại: http://www.arescompetition.com

READ MORE

Thông báo triển lãm các phương án thiết kế kiến trúc nhà quốc hội

Để lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc Nhà Quốc hội đáp ứng cao nhất các yêu cầu về kiến trúc, quy hoạch, kỹ thuật, kinh tế theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) – Bộ Xây dựng tổ chức triển lãm lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, các cơ quan về các phương án thiết kế kiến trúc Nhà Quốc hội do các đơn vị tư vấn thiết kế trong nước và nước ngoài dự thi tại:

Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Phòng 101) – Số 2 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội

Thời gian: Từ ngày 02 tháng 9 năm 2007 đến hết ngày 15 tháng 9 năm 2007 (mở cửa từ 8 giờ 00 đến 18 giờ 00 hàng ngày)

Ban quản lý dự án trân trọng kính mời toàn thể nhân dân, các nhà khoa học, các cơ quan tới tham quan triển lãm và cho ý kiến về các phương án thiết kế kiến trúc trên.

Mọi thông tin xin liên hệ với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) – 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; Điện thoại: 04 – 7345869 Fax: 04 – 7345630

Ban quản lý dự án ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới)

READ MORE

Chơi cá theo phong thủy

Không chỉ là thú vui, nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh trong nhà sẽ đem lại nhiều điều may mắn và sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ nếu thuận theo phong thủy.

Tức là sắp xếp thế nào để trong nhà có nhiều ánh sáng, khí trời, màu xanh cây cối, có cả nước, lửa và làm sao để khoảng cách di chuyển thoải mái, cửa ra vào thông thoáng, mọi người dễ tiếp xúc với nhau để tránh va chạm, lan truyền bệnh tật… Những gợi ý vui vui dưới đây sẽ giúp bạn được một bể cá cảnh phù hợp với không gian sinh hoạt chung.

ca1

Hướng tốt nhất cho một bể cá là Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Cá là tài nguyên của nước. Vì thế, đặt bể cá theo hai hướng này sẽ làm cho tài nguyên sinh sôi, nảy nở. Gia chủ nhờ vậy cũng gặp nhiều may mắn.

Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim như ngân long, mã giáp, ánh trăng… Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thuỷ. Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam… Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình.

Nếu bạn làm kinh doanh, tốt nhất đặt bể cá ở hướng Đông Nam nên thả tám con cá màu đỏ và một con màu đen. Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hoà âm dương (màu đen là âm, màu đỏ là dương). Ở không gian rộng như phòng khách, chúng ta nên chọn nuôi cá kích thước lớn như cá rồng, tai tượng, la hán…

ca3

Các loại cá này có dáng vẻ hùng dũng, thể hiện sự sang trọng, quyền uy. Còn không gian hẹp hơn như phòng giải trí, phòng ăn nên nuôi cá nhỏ như cá đuôi én. Ngoài ra, ở nơi cần sự yên tĩnh, bạn nên nuôi loại cá bơi chậm, thong dong như cá ông tiên. Hồ cá không nên để trong phòng ngủ hay làm mình giật mình mất giấc ngủ, chưa kể mùi nước cá, máy sủi bọt, máy bơm kêu liên tục, do vậy không tốt.

Cá có màu đen tượng trưng cho sự an lành. Cá vàng tượng trưng cho sự may mắn. Sự kết hợp tốt nhất là hai chú cá vàng (tượng trưng cho sự may mắn và giàu năng lượng) và một chú cá đen ( tượng trưng cho sự an lành). Một chậu cá đặt ở bên trái cửa ra vào (khi từ trong phòng bạn nhìn trực diện với cửa ra vào) sẽ mang lại tài lộc.

READ MORE

Những công trình kiến trúc độc đáo trên thế giới

Kiến trúc sư danh tiếng Peter Marino, chủ nhân hãng Peter Marino Architect có trụ sở tại New York, đã bình chọn 8 công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế giới trong một thế kỷ qua về thiết kế, tiện ích và tính hài hòa.

1. Viện thế giới Arab – KTS Jean Nouvel

1 Institut du Monde

Công trình kiến trúc này là tác phẩm đoạt giải thưởng trong một cuộc thi quốc tế của KTS người Pháp Jean Nouvel. Công trình hoàn thành năm 1987 gồm 2 khối, vừa liên hệ vừa tách biệt nhau; trong đó có một khối hình chữ nhật và một khối có mặt cong, ở cuối thu lại thành một góc nhọn, phối rất khéo với đường phố uốn lượn. Tổng thể kiến trúc mang phong cách hiện đại, thủ pháp tinh tế, khéo léo, những chi tiết ô cửa sổ có dạng hoa văn của văn hóa Arab, thiết kế tựa như con mắt người: nếu có nắng thì tự khép lại, khi bớt nắng thì mở ra lấy sáng. Tác phẩm được coi là một trong những kiệt tác của thế kỷ 20.

2. Nhà thờ lớn Brasil.

2 Brasilia1

Nhà thờ lớn Brasilia được xây dựng với cảm hứng về hình ảnh của đất nước vũ điệu samba hiện đại và không ngừng vươn lên.

3. Bảo tàng nghệ thuật Kimbell – Texas.

3 Kimbell

Dù được xây dựng hoàn toàn từ bêtông song Bảo tàng nghệ thuật Kimbell, Texas lại không đem đến cho người xem cảm giác nặng nề nhờ 16 gian nhà vòm nằm song song. Giữa các nhà vòm này có hệ thống điện và nhiệt sưởi ấm. Tác phẩm của KTS Louis Kahn.

4. Khu phức hợp ôtô Lingotto của hãng Fiat (Turino)

4 Lingotto

Trước khi đóng cửa năm 1983, khu phức hợp này được coi là biểu tượng của ngành công nghiệp thành Turin. Sau đó, nó được chuyển đổi thành một khu phức hợp gồm văn phòng, khách sạn, phòng hòa nhạc. Điểm nhấn của tòa nhà là phòng họp có hình dáng giống như một bong bóng ở trên đỉnh, nhìn ra dãy Alps.

5. Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Milwaukee, Mỹ

5 milwaukee

Bảo tàng Nghệ thuật của KTS Santiago Calatrava được hoàn thành năm 2001 với nhiều ô kính chống nắng. Khi bảo tàng mở cửa vào buổi sáng, các màn kính mở ra như những chiếc cánh, chắn nắng cho công trình. Buổi chiều, khi đóng cửa, các màn kính này cũng khép lại.

6.Dinh thự Palais Stoclet, Brussels, Bỉ.

6 plais stoclet

Vào đầu thế kỷ 20, ông chủ ngân hàng người Bỉ, Adolphe Stoclet đã đặt hàng một KTS người Áo thiết kế tòa dinh thự này tỉ mỉ đến từng chi tiết bàn ăn. Hiện nay nội thất và kiến trúc của tòa dinh thự vẫn được giữ nguyên cùng phong cách.

7. Tòa nhà văn phòng Siagram, Manhattan, Mỹ.

7 seagramTòa nhà văn phòng từ trước đến nay vẫn được coi là chuẩn mực của thiết kế cao ốc văn phòng (cao 157m, 38 tầng). Công trình là sự kết hợp tuyệt vời của KTS Mies van der Rohe và KTS Philip Jonhson.

8. Biệt thự Savoye.

8 savoye

Biệt thự Savoye tọa lạc tại vùng Poissy (Pháp). Các hàng cột nâng cao ngôi nhà lên và tạo ra không gian mát mẻ bên dưới. Các cửa sổ bốn mặt ngôi nhà giúp ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng và thông gió tốt. Tác phẩm của KTS đại tài Le Corbusier và KTS Pierre Jeanneret.

READ MORE

Chung cư ở Mỹ

Căn hộ này nằm trên một chung cư 12 tầng tại thành phố Phoenix, bang Arizona (Mỹ). Tòa nhà gồm có 90 căn hộ với diện tích khá rộng rãi, từ 170 đến 800 m2. Ông thị trưởng của thành phố Phoenix cũng sinh sống tại đây.

Khi những căn hộ này được bán, hoàn toàn chưa có bất kỳ đồ nội thất nào bên trong. Việc bài trí nội thất hoàn toàn do chủ đầu tư thực hiện theo sở thích và ngân sách của họ. Khu căn hộ có bể bơi, massage, spa… chung cho toàn bộ cư dân, nằm ở trên tầng cao nhất, và mở cửa 24/24. Giá bán của các căn hộ này dao động trong khoảng từ 2 đến 3 triệu USD.

My5

Lối vào chung cư.

My3

Bể bơi chung cho cả tòa nhà nằm trên tầng cao nhất.

 

My4

Nội thất trong phòng do chủ nhân tự thiết kế theo sở thích.

My1

Phòng khách sang trọng và ấm cúng, với lò sưởi gas, những bức tường ốp đá.

My2

Khu bếp và bàn ăn rộng rãi, sử dụng nhiều đá ốp lát granite.

 

 

READ MORE

Những ngôi nhà đắt nhất thế giới 2007

Địa thế tuyệt đẹp, kiến trúc đỉnh cao, nội thất sang trọng… là những lý do khiến các khu nhà này được trả với mức giá cao ngất. Trong số 10 tòa nhà được đánh giá sẽ đắt nhất thế giới trong năm 2007, các ông chủ Mỹ chiếm tới 6 căn.

1. Updown Court, Windlesham, Surrey, Anh

Dẫn đầu danh sách những căn nhà đắt giá nhất thế giới là khu nhà Uptown Court tại Surey, Anh. Lớn hơn cả cung điện Buckingham của Hoàng gia Anh và cung điện Hampton Court, khu nhà có giá 138 triệu USD. Với 103 căn phòng cùng diện tích khuôn viên và rừng rộng 15 ha, khu nhà này mang nét đặc trưng của những ngôi nhà tại nông thôn nước Anh.

surrey1

Ngôi nhà có nhiều phòng khách và sảnh lớn, một phòng chơi bóng squash, một sàn bowling, phòng xem phim cho 50 người, lối lên cho ôtô bằng đá cẩm thạch và garage cho 8 chiếc limousine. Căn nhà cũng được thiết kế với các phòng tắm bằng đá cẩm thạch, phòng xông hơi, jacuzzi và các bể bơi với tầm nhìn đẹp.

2. Hala Ranch, Aspen, Colorado, Mỹ

Colo1

Hiện căn nhà thuộc sở hữu của cựu đại sứ Ảrập Xêút tại Mỹ này là ngôi nhà đắt nhất Mỹ trị giá 135 triệu USD. Hala Ranch nằm trên một khu bất động sản có tên Starwood Ranch, có 15 phòng ngủ và 16 nhà tắm. Trong khu bất động sản này còn có nhiều khu nhà nhỏ liền kề, một sân tennis và một bể bơi trong nhà.

3. Maison de L’Amitie, Palm Beach, Florida, Mỹ

Năm 2004, tỷ phú Donald Trump mua lại tòa lâu đài này tại một buổi đấu giá với 41,25 triệu USD. Tuy nhiên, hiện trị giá căn nhà này đã lên tới 125 triệu USD.

Fla1

Khu nhà có phòng khiêu vũ và một phòng quan sát thiên văn học. Trong trường hợp sóng biển lớn khiến không thể bơi được, khu nhà đã có sẵn một bể bơi rộng rãi được bao quanh bởi vườn cây. Với những lợi thế này, tỷ phú Trump tỏ ra rất lạc quan sẽ bán được khu nhà với giá cao.

4. Tranquility, Vùng hồ Tahoe, Nevada, Mỹ

Khu nhà được đặt tên là “Tĩnh lặng” này có giá 100 triệu USD, thuộc sở hữu của Joel Horowitz, đồng sáng lập hãng Tommy Hilfiger. Khu nhà nằm trên một khu bất động sản rộng hơn 50 ha tại khu vực được miễn thuế đất cạnh hồ Tahoe, bang Nevada.

Nev1

Khu nhà chính được xây dựng theo lối kiến trúc của các ngôi nhà vùng núi Bắc Âu và có một hầm rượu với 35.000 chai. Trong nhà còn có một bể bơi, khu cây xanh có mái che bằng kính và phòng xem phim phục vụ 19 người.

5. Waterfront, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

waterfront%203

Đứng thứ năm trong bảng xếp hạng là một khu nhà tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Dù tọa lạc trên một khu đất rộng chưa đến 2 ha, khu nhà này cũng có giá đến 100 triệu USD. Khu nhà chính được trang hoàng bởi nhiều chùm đèn lộng lẫy, có 64 phòng ngủ và nhiều cửa sổ nhìn ra mặt nước. Khu nhà này còn có một cầu cảng dài gần 60 m.

6. Toprak, Đại lộ Bishops, Hampstead, London

hamstead1

Khu nhà mang tên Toprak có giá trị 99 triệu USD này thuộc sở hữu của ông chủ người Thổ Nhĩ Kỳ Halis Toprak. Chủ nhân của ngôi nhà đặc biệt ưa thích các tiện nghi bằng thủy tinh nên thang máy, cầu trong bể bơi đều được làm bằng chất liệu này. Bể bơi của tòa nhà có sức chứa 20 người.

7. Three Ponds, Bridgehampton, New York

bridge1

Khu nhà này được đặt tên là Ba Hồ xuất phát từ 3 khu hồ bao bọc khu đất rộng 15 ha. Đây cũng là tên sân golf được xây dựng trên khu bất động sản này. Quanh khu nhà chính là 14 vườn cây, một bể bơi, sân tennis và một nhà khách. Khu nhà chính được kiến trúc sư danh tiếng Allen Greenberg thiết kế với sảnh lớn có mái vòm cao đến 9 m.

8. Portabello Estate, Corona del Mar, California

Porta1

Tọa lạc trên khu đất tuyệt đẹp nằm bên Thái Bình Dương tại miền Nam bang California là lý do khiến khu nhà Portabello Estate có giá lên tới 75 triệu USD. Kiến trúc độc đáo của ngôi nhà mô phỏng hình ảnh một con sò với nhiều cột đá bao quanh. Được xây dựng từ năm 2002, ngôi nhà có 8 phòng ngủ và 10 nhà tắm với lối thiết kế hiện đại.

9. Pierre Penthouse, New York

Nằm trên 3 tầng trên cùng của một trong những khách sạn sang trọng nhất New York, ngay cạnh khu Central Park, căn hộ penthouse này có giá 70 triệu USD.

Pier1

Căn penthouse này nằm trên 3 tầng trên cùng của một khách sạn tại New York

Phòng khiêu vũ lớn trong căn penthouse này vốn là nơi diễn ra nhiều buổi lễ sang trọng, hiện đã được biến thành một phòng khách lớn với mái trần cao 7 m. Từ ban công căn penthouse này có thể ngắm toàn cảnh thành phố New York, từ khu Manhattan, Central Park đến các sông East và Hudson.

10. Cap Ferrat, Cote d’Azur, Pháp

cap1

Ngoi nhà mang nét kiến trúc điển hình của miền Nam nước Pháp.

Tọa lạc trên vùng đất Cote d’Azur tại miền Nam nước Pháp, gần cảng Saint Jean, khu nhà có giá 65 triệu USD. Từ khu nhà chính và 3 biệt thự dành cho khách có thể phóng tầm mắt đến tận Beaulieu và Monaco. Tòa nhà có 19 phòng ngủ, 21 nhà tắm, 10 phòng tiếp khách bài trí theo phong cách Pháp. Các khu vườn, hàng hiên dành làm nơi uống trà và các bể bơi đều được xây dựng theo địa thế thoai thoải sườn núi của khu đất.

 

 

READ MORE

Hỏi đáp: Về việc chuyển nhượng sử dụng đất

Hỏi:

Đề nghị cho biết người chuyển nhượng hay người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất?

Phan Khuê (huyện Đông Anh)

Trả lời:

Căn cứ Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất (bao gồm cả đất có nhà và vật kiến trúc trên đó), khi chuyển quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Chuyển quyền sử dụng đất là chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển cho người khác quyền sử dụng đất của mình theo quy định của pháp luật.

Thuế chuyển quyền sử dụng đất do người chuyển quyền sử dụng đất nộp và nộp một lần theo thông báo của cơ quan thuế địa phương nơi có đất chuyển quyền sử dụng. Trong trường hợp người nhận quyền sử dụng đất tự nguyện nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất thay cho người chuyển quyền sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm kê khai, nộp thuế.

Người nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất có trách nhiệm kê khai với cơ quan thuế về loại đất, diện tích, vị trí, trị giá đất, kèm theo giấy phép thay đổi mục đích sử dụng đất (nếu có) khi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cung cấp tài liệu cần thiết có liên quan đến việc tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận quyền sử dụng đất khi thuế chuyển quyền sử dụng đất đã được nộp đủ.

Các trường hợp sau đây không thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất:

Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo quy định của pháp luật; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại đất cho Nhà nước hoặc Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật; chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp ly hôn, thừa kế theo quy định của pháp luật; chuyển quyền sử dụng đất giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại, anh chị em ruột với nhau; tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hiến quyền sử dụng đất cho Nhà nước hoặc cho các tổ chức để xây dựng cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao; cơ sở từ thiện không nhằm mục đích kinh doanh theo các dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

READ MORE

Đô thị hóa làng xã trong hành trình lịch sử của Hà Nội

Nông thôn, nông nghiệp, nông dân là những hằng số của văn hóa Việt Nam. Nguồn nhân lực, vật lực của nhiều sự thay đổi của đất nước xét cho cùng cũng đều từ “cái nông” mà ra. Đô thị hóa cũng không thoát khỏi những “cái nông” đó. Đó là quá trình “từ làng ra phố” hay “đô thị hóa làng xã” của hầu như tất cả các đô thị hiện đại ngày nay. Hà Nội là ví dụ điển hình cho quá trình đó.

Ngay từ khi chính thức trở thành đô thị – trung tâm của đất nước – như lời chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Thăng Long đã dựa vào cái thế “bốn phương hội tụ”, của mình. Điều này có nghĩa là nó có khả năng tiếp nhận ảnh hưởng tất nhiên và cần thiết của các khu vực nông thôn bao quanh. Quá trình tiếp nhận ảnh hưởng ấy, với những diễn biến, chuyển hóa, đổi thay – phức tạp và biện chứng, kéo dài trong suốt 9 thế kỷ.

Vào thế kỷ XI, Hà Nội đã hình thành những cơ sở của một đô thị với một khu thương nghiệp ở phía đông (phường Giang Khẩu – cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng), tương đương với vùng Hàng Buồm, chợ Gạo ngày nay; một khu thủ công nghiệp chuyên làm giấy và dệt vải ở phía bắc – vùng kẻ Bưởi, sau này là bốn phường Hồ Khẩu, Trích Sài, Yên Thái, Nghĩa Đô, thuộc mạn ven Hồ Tây bây giờ. Hai khu vực này nối với nhau bằng đường sông Tô Lịch, với những làng làm ruộng và đánh cá rải rác ven bờ, làm thành một khu vực thứ ba: khu nông nghiệp. Nhà Lý xây dựng một tòa kinh thành ở giữa vùng ấy, hình thành nên một khu vực thứ tư: khu hành chính – chính trị, cho trọn vẹn là “một chốn muôn vật rất thịnh và phồn vinh” như chiếu dời đô đã ghi nhận. Từ những cơ sở ban đầu ấy, sau khi dải La Thành được hoàn thiện thì trong lòng nó đã có một đô thị đạt quy mô gần tương đương với khu nội thành Hà Nội ngày nay, với những phố phường, thôn trại, chợ búa, bến ô, thành quách, và cả ruộng đồng, ao hồ, chùa tháp, đền đài… Đó là cả một quá trình 9 thế kỷ phát triển những yếu tố đô thị của Hà Nội song song với sự tiếp nhận những tác động của các làng xã nông thôn xa gần vào Hà Nội, hay nói đúng hơn đó là một quá trình đô thị hóa các ảnh hưởng của làng xã”. Quá trình này diễn ra trên các mặt kinh tế, hành chính – chính trị và văn hóa – xã hội.

Cũng bởi ảnh hưởng từ “cái nông”, nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của kinh thành Thăng Long. Nông nghiệp đã hiện diện ngay sau khi dải La thành được đắp xong, và từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX các khoảng trống trong nội thành đã được lấp kín bằng các làng làm ruộng. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí thì những địa danh như Liễu Giai, Giảng Võ, Vĩnh Phúc, Đại Yên, Thủ Lệ, Cống Vị, Vạn Bảo, Ngọc Hà, Hữu Tiệp… vốn trước đây là các làng làm ruộng rất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long. Cho đến tận năm 1831 trên bản đồ Hà Nội vẫn còn hàng loạt những tên thôn, tên trại bên cạnh những tên phường. Những làng nông nghiệp làm ruộng này, về sau do nhu cầu mở rộng kinh thành, chính quyền phong kiến đã đổi tên thành phường và thủ công nghiệp dần dần tấn công làm thay đổi từng bước bộ mặt nông thôn ở đó.Nhưng về cơ bản thì những chuyển biến hay quá trình đô thị hóa ấy không phải do kế hoạch chủ quan của chính quyền phong kiến mà là do sự phát triển tự nhiên của nó. Bởi dưới thời kỳ phong kiến Việt Nam chưa có một chính quyền nào tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp – hai yếu tố kinh tế cơ bản của sự ra đời một đô thị. Chính vì vậy, quá trình đô thị hóa về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp của Hà Nội cũng không tránh khỏi quá trình “từ làng ra phố”.

Sự thiếu quan tâm của chính quyền phong kiến đã tạo ra tính chất trì trệ của nền kinh tế nói chung và kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp không có khả năng, điều kiện để lớn mạnh trong môi trường kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm chủ. Do đó, chính thành thị là nơi thu hút sự tập trung những hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp, mở ra một con đường phát triển, tích lũy trên quy mô lớn để có thể chuyển hóa thành những tổ chức công thương nghiệp mang dáng dấp tư bản chủ nghĩa. Quả vậy, ngoài bộ phận kinh tế thủ công gốc, đã có sẵn từ khi mới lập đô, thì một phần còn lại rất quan trọng của thủ công nghiệp Hà Nội là từ các làng xã nông thôn ở ngoài đưa vào. Chẳng hạn như nghề da ở Thăng Long là do người làng Chắm (Hải Dương) ra làm, nghề bạc là của dân Châu Khê (Hưng Yên), nghề thêu là của dân Quất Động (Hà Tây), nghề đúc đồng là của làng Cầu Nôm (Bắc Ninh)… Còn về phương thức kinh doanh, thì chế độ phường hội của các làng thủ công trong khu vực nông thôn đã được di chuyển và bảo lưu gần nguyên vẹn vào khu vực thành thị. Và, một đặc trưng không thể không nói tới của yếu tố nông thôn, nông nghiệp trong kinh tế công thương nghiệp thành thị ở Hà Nội đó là tính cục bộ, biệt lập. Chính yếu tố này đã tạo ra sự khu biệt giữa các nghề, phường hội chứ không phải là một sự phân công lao động mang ý nghĩa tiến bộ. Yếu tố cục bộ, biệt lập của nông thôn, nông nghiệp được đô thị hóa về mặt kinh tế còn nhìn thấy qua cái chợ ở đất kinh kỳ, nó cho biết một nền kinh tế hàng hóa rất yếu và quy mô tư bản cũng rất nhỏ.

Không riêng gì kinh tế, mà ngay cả kết cấu hành chính – chính trị của Thăng Long cũng cho thấy một quá trình “đô thị hóa làng xã”. Trong suốt gần mười thế kỷ phát triển, đơn vị hành chính cơ bản của Hà Nội đều được gọi chung là phường. Phường vốn cùng để chỉ một đơn vị kinh tế, nhưng do tính chất khu biệt, cục bộ ảnh hưởng từ nông thôn, nên nó tương ứng với một cộng đồng dân cư được tổ chức thoe cách truyền thống (dòng họ, nghề & nghiệp, đồng hương). Và khi xây dựng hệ thống hành chính, phường đã trở thành tên gọi của một đơn vị hành chính, bất kể nó là một phường thủ công hay một làng làm ruộng. Còn đối với các chức sắc ở phường như phường chính, phường sử, phường giám thì cũng tương đương với các chức xã chính, xã sử, xã giám ở vùng làng xã nông thôn. Đến đây, rõ ràng phường ở đô thị đã trở thành một đơn vị hành chính chẳng những tương đương mà còn tương đồng với xã ở vùng nông thôn.

Cuối cùng là quá trình đô thị hóa làng xã về mặt văn hóa – xã hội. Đây là một quá trình liên tục, diễn ra bằng nhiều con đường khác nhau có liên hệ chặt chẽ với quá trình đô thị hhóa làng xã về mặt kinh tế và hành chính – chính trị. Việc mở rộng kinh thành, thành lập các phường mới dựa trên cơ sở là các làng làm nông nghiệp, đã nghiễm nhiên biến những yếu tố văn hóa – xã hội nông thôn ở đó thành những yếu tố văn hóa – xã hội đô thị. Con đường này chỉ diễn ra ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Con đường nhập cư là phổ biến hơn cả của quá trình đô thị hóa làng xã về mặt văn hóa – xã hội. Người từ các vùng nông thôn trong cả nước đến đất kinh kỳ để buôn bán, hành nghề, làm thuê, học tập, thi cử, làm quan, ngao du… đều mang theo văn hóa mẹ đẻ của mình và Hà Nội đã tiếp nhận tất cả để tạo nên một nền văn hóa đô thị. Nhưng do ảnh hưởng tính khép kín, cục bộ của nông thôn, nên quá trình hòa hợp, đồng hóa các yếu tố văn hóa nhập cư đó cũng diễn ra rất chậm. Vậy nên, xét cho cùng vẫn là một sự chuyển dịch “từ làng ra phố”. Hầu hết các tài liệu lịch sử về Hà Nội đều thừa nhận rằng hình ảnh Thăng Long – Hà Nội (đến thế kỷ XIX) chỉ là hình ảnh của làng xã được phóng đại lên mà thôi.

Cho đến tận ngày nay, bên cạnh các yếu tố hiện đại công nghiệp thì những yếu tố truyền thống, mang âm hưởng của nông thôn, nông nghiệp vẫn còn hiện hữu rất nhiều trong lòng Hà Nội. Và quá trình “từ làng ra phố”, “đô thị hóa làng xã” vẫn tiếp diễn với những hình thức và tốc độ khác nhau.

READ MORE