Skip to Content

Category Archives: Mẫu nhà xưởng, nhà tiền chế

KTS Bevor Rem Koolhaas (Hà Lan)

“…Dù chỉ là một chi tiết nhỏ, thứ yếu trọng trong kiến trúc thì tính vĩnh cửu của nó và sự không ổn định bởi quá trình phát triển liên tục của thành thị không thể hoà hợp với nhau. Trong sự mâu thuẫn này, thành thị luôn giành phần chiến thắng, quá trình này liên tiếp diễn ra đã đặt kiến trúc vào vị trí của một thứ đồ chơi, một vật trang trí của lịch sử và kí ức…” (Delirious New York – Koolhaas).

Bevor Rem Koolhaas và ảnh hưởng đối với kiến trúc đương đại. Những năm gần đây, Bevor Rem Koolhaas được thế giới biết đến không chỉ bởi những công trình kiến trúc của ông xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, mà còn bởi những cống hiến của ông đối với vị trí ngành kiến trúc trong sự thay đổi cấu trúc xã hội của thời đại thông tin. Bevor Rem Koolhaas sinh năm1944 tại Rotterdam, Hà Lan. Koolhaas bắt đầu sự nghiệp của mình với cương vị một phóng viên của Haagse Post ở Hague. Năm 1968, ông theo học ngành kiến trúc tại Architectural AssociationSchool, London. Ở châu Âu, Koolhaas đã hoàn thành nhiều công trình như khu nhà ở Bordeaux (Pháp), Educatorium – một toà nhà đa chức năng của trường đại học Utrecht, Hà Lan; quy hoạch tổng thể của Grand Palais, Lille (Pháp)… đều được đánh giá cao, nhưng ông thực sự được biết đến bởi những quan điểm mới về kiến trúc của mình. Ông là kiến trúc sư đầu tiên biểu đạt một cách có hệ thống các vấn đề xã hội và kiến trúc liên kết chặt chẽ với nhau, kiến trúc không chỉ đơn thuần là một cái hộp vô tri vô giác, mà là điểm giao của vô số sự kiện hỗn độn, mâu thuẫn lẫn nhau. Cuốn sách “Delirious New York” phát hành vào năm 1978 tạo ra tiếng vang lớn và được xem như là bản tuyên ngôn của Kiến trúc trong xã hội đương đại mà ảnh hưởng của nó được đánh giá tương đương với “Vers une Architecture” của Le Corbusier vào đầu thế kỉ 20, mặc cho chủ nghĩa anh hùng mà Le Corbusier từng sống không còn tồn tại. Gần 20 năm sau, năm 1996, Koolhaas cho ra đời cuốn sách “S, M, L, XL”, và lần này cuốn sách được xem như là “kinh thánh” của tầng lớp kiến trúc sư trẻ. Năm 2000, với những cống hiến của mình, ông đã được trao giải thưởng Pritzker Architecture Prize: “…Koolhaas thực sự phản ánh được sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với cấu trúc xã hội… Trong suốt 20 năm qua thông qua những công trình cả về lí luận và thực tiễn của mình Koolhaas đã nêu ra một khái niệm mới về mối quan hệ giữa kiến trúc và bối cảnh văn hoá , xã hội. Những cống hiến của Koolhaas đối với ngành kiến trúc và với xu thế phát triển của kiến trúc là vô cùng to lớn…”. (Hội đồng giải thưởng Pritzker Prize).

Koolhaas và toà nhà Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc.

CCTV

Với tốc độ phát triển thành thị ở mức gần như không khống chế được cộng thêm sự cạnh tranh về mọi mặt giữa các thành phố lớn ở Trung Quốc hiện nay, sự hội nhập WTO đã mở ra cơ hội xâm nhập thị trường kiến trúc Trung Quốc – một thị trường hấp dẫn đối với các kiến trúc sư phương Tây, nơi mà hiện nay các cây đại thụ cũng chỉ nhận được các công trình chủ yếu về nới rộng, sửa sang với quy mô nhỏ và trong một khuôn phép nghiêm ngặt. Về phía Koolhaas, ông cho rằng kiến trúc sẽ phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá trong tương lai với mức độ khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Trong đó, châu Phi và châu Á là những nơi hứa hẹn nhiều sự thay đổi lớn. Ông đặc biệt quan tâm đến Trung Quốc không chỉ đơn thuần bởi thị trường đầy hấp dẫn này, mà bởi sự thay đổi chóng mặt trong những năm gần đây và một tiềm năng rất lớn. “Ở vùng tam giác Châu Giang, Trung Quốc, mỗi năm lại có 500 km vuông thành thị mọc lên” – Koolhaas đã từng nói khi được hỏi về những gì ông thấy ở Trung Quốc – “Tôi đã tận mắt nhìn thấy một toà nhà 40 tầng được 3 con người và 3 cái máy tính xách tay hoàn thành trong vòng 10 ngày, và đó hoàn toàn không phải là một trường hợp đăc biệt”. Phương án đầu tiên của Koolhaas ở Trung Quốc là Nhà hát lớn thành phố Quảng Châu, ông đã thực sự táo bạo khi tách rời khu sàn diễn và khu thính giả – khác hẳn với cấu trúc truyền thống của kiến trúc nhà hát, điều này đã tạo nên sự kinh ngạc và khâm phục trong giới chuyên môn, tuy nhiên cũng vì vậy mà phương án của ông đã không được bình chọn. Năm 2002, Koolhaas đã từ chối không tham gia vào cuộc thi thiết kế phương án mới cho Trung tâm thương mại thế giới mà tập trung cho phương án thiết kế toà nhà chính Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và dành thắng lợi. Ở công trình này, Koolhaas nêu ra một khái niệm mới về quan hệ không gian ba chiều giữa kiến trúc và môi trường, khác hẳn mối quan hệ tuyến tính hai chiều truyền thống. Nằm trong vị trí trung tâm khu CBD (Central Business District) của Bắc Kinh, CCTV là một trong những công trình Bắc Kinh chuẩn bị cho Olympic 2008, với tổng số vốn đầu tư 585 triệu USD, CCTV là một trong những công trình kiến trúc tốn kém nhất của Bắc Kinh trong 10 năm qua. Toà nhà gồm hai chữ Z khổng lồ giao nhau, phần thứ nhất bao gồm một khách sạn 5 sao và các không gian công cộng lớn như phòng triển lãm tranh, phòng biểu diễn… Phần thứ hai chủ yếu là nơi làm việc cũng như các bộ phận kĩ thuật khác chia thành từng khu độc lập được nối kết với nhau một cách logic, tạo nên môi trường làm việc hiệu quả.

Toàn cầu hoá đang là xu hướng phát triển của kiến trúc đương đại, Koolhaas xác định sự đa dạng, mâu thuẫn và phức tạp của kiến trúc mới thực sự là chủ đề lâu dài của thời đại, và cũng là điểm khiến cho kiến trúc không bị thời gian bào mòn cũng như giúp kiến trúc tránh khỏi sự đào thải của lich sử. Koolhaas đã sáng lập ra chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong kiến trúc, luôn sẵn sàng thích nghi với mọi biến đổi của xã hội và “một sự vật tồn tại đủ để chứng tỏ tính hợp lí của nó”.

READ MORE

Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị

Đôi nét về tiểu sử:

KTS Hồ Thiệu Trị sinh năm 1945 tại Long Xuyên – Việt Nam. Quốc tịch: Pháp

Sau khi tốt nghiệp trường đại học Kiến trúc Sài Gòn, năm 1974, KTS Hồ Thiệu Trị sang Pháp, tại đây, ông đã tiếp tục học thêm về chuyên môn kiến trúc tại Paris, cũng trong thời gian này KTS Hồ Thiệu Trị trở thành thành viên chính thức của Hội Kiến trúc sư Pháp (năm 1979), đồng thời là KTS quy hoạch (Mỹ, năm 1984).

hothieutri1

Trong suốt thời gian sống và làm việc tại Pháp, ông đã từng làm việc tại văn phòng của KTS DEVINOY, tham gia thiết kế nhiều công trình trụ sở làm việc, trung tâm thương mại, bệnh viện và các công trình văn hoá công cộng, sau đó hợp tác và là thành viên của Công ty CR Architecture (tại Paris) của KTS Claude Costantini & KTS Michel Regembal – tác giả của Sân vận động Stade de France nổi tiếng.

Năm 1995, KTS Hồ Thiệu Trị trở lại Việt Nam, bắt đầu với việc cải tạo, nâng cấp Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1998, thành lập Công ty Hồ Thiệu Trị E.S.A.S tại Hà Nội, tiền thân của Công ty Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị & Cộng sự (Ho Thieu Tri Architect & Associates) ngày nay.

Quá trình làm việc:

Năm 1979: Thành lập văn phòng kiến trúc sư Ho Thieu Tri Architect ESAS tại Paris – Pháp

Năm 1980 đến nay: Hợp tác và làm việc với công ty CR Architecture: Costantini – Regembal Architect (Paris)

Năm 1995 đến nay: Thành lập Công ty Ho Thieu Tri Architecte E.S.A.S tại Hà nội

Năm 2002 đến nay: Thành lập Công ty Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị & Cộng sự (Ho Thieu Tri Architect & Associates) tại Hà nội.

Các công trình thực hiện tại Pháp cùng với CR Architecture:

1994-1996: Thiết kế Toà nhà Hiệp hội các ông chủ vùng Loiret (tại Orleans, Loiret)

1994-1997: Sân vận động Quốc gia Pháp (Seine-Saint-Denis) 80.000 chỗ ngồi

1994-1997: Tham gia dự án đấu thầu Sân vận động KOLN (Cologne-Đức)

1994-1998: Trúng thầu dự án Khu 50 căn hộ HLM và nhà vườn (Paris)

1997: Nhà hát – Phòng hoà nhạc Zenith de Clermont – Ferrand 8.000 chỗ

1997-1999: Thiết kế Trung tâm Nghe nhìn Beaugency

1998: Trung tâm nghe nhìn Narbonne

1998: Tham gia và trúng thầu dự án Sân thể thao & đỗ xe 4.800m2 tại Yvelines.

1998-2001: Trúng thầu dự án Khu căn hộ Pla và căn hộ cứu trợ xã hội

(Seine Saint-Denis)

1999: Toà nhà văn phòng Grimbergen (Bruxulles, Bỉ) diện tích 33.000m2

1999: Dự án Trung tâm thương mại và văn phòng khách sạn tại Kerepesi, Budapest, Hungari với tổng diện tích 200.000m2

1999: Trung tâm Thương mại Tongres (Bỉ)

1999: Dự án Sảnh lễ tân lớn khu Auverghe et Zenith

2000: Tham gia dự án đấu thầu Sân vận động Franckfurt (Đức) 55.000 chỗ ngồi

(đạt giải Nhì)

2000: Tham gia thiết kế Khu liên hợp Thể thao Olympique Bắc Kinh 2008

2001: Công trình cải tạo bảo tàng lịch sử văn hoá Polonaise (Paris)

2001: Bản quy hoạch Trung tâm thành phố Saint Georges 30ha.

Các giải thưởng đã giành được tại Pháp:

Tại Pháp, cùng với CR Architecture, KTS Hồ Thiệu Trị đã tham gia thiết kế và giành được nhiều giải thưởng uy tín về kiến trúc như:

– Giải thưởng Thước kẻ Bạc;

– Giải thưởng về kiến trúc khu vực vùng;

– Giải thưởng kiến trúc đặc biệt kiến trúc quốc tế cho công trình Sân vận động Stade de France.

Các giải thưởng kiến trúc đã đạt được tại Việt Nam:

Năm 1997: Giải thưởng kiến trúc do Bộ Văn hoá Thông tin trao tặng dành cho công trình tôn tạo Nhà hát Lớn Hà Nội, đóng góp vào sự thành công Hội nghị cấp cao 7 các nước Pháp ngữ.

Năm 1998: Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Xây dựng và Hội Kiến trúc sư Việt nam trao giải thưởng cho việc tu bổ, cải tạo, nâng cấp Nhà hát Lớn Hà Nội.

Năm 2002: Bộ Xây dựng trao giải A cho phương án kiến trúc Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình

Năm 2003: Bộ Xây dựng trao giải A cho phương án kiến trúc Nhà Quốc Hội & Hội trường Ba Đình mới.

Năm 2003: Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh về công trình Trung tâm Tổ chức Hội nghị tỉnh Quảng Ninh.

Năm 2004: Giải 3 cuộc thi phương án thiết kế Trụ sở Tổng công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội Transerco.

Tại Việt nam, KTS Hồ Thiệu Trị & các cộng sự đã thiết kế nhiều công trình nổi tiếng như:

1997: Tôn tạo Nhà hát Lớn Hà Nội

2000: Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Láng Hạ, Hà Nội)

2001: Khu biệt thự cao cấp Hồ Tây (Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội)

2001: Cao ốc Văn phòng 21 tầng Bitexco (Q1, TP Hồ Chí Minh)

2002: Trung tâm Ngôn ngữ Văn minh Pháp L’ Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội)

2002: Khách sạn 5 sao Tân Hoàng Cung (Huế)

2002: Resort Mỹ Cảnh – Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình)

2003: Trung tâm Tổ chức Hội nghị tỉnh Quảng Ninh (Hạ Long, Quảng Ninh)

2003: Khu du lịch sinh thái Giang Điền 30ha (Đồng Nai)

2004: Nhà hỗn hợp cao tầng ở & làm việc 21 tầng Lilama (124 Minh Khai, HN)

2004: Khách sạn Zephir (4-6 Bà Triệu, Hà nội)

2004: Nhà câu lạc bộ Sân gôn Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

2004: Quy hoạch Khu đô thị mới Nam thị xã Vĩnh Yên 1300ha (Vĩnh Phúc)

2004: Quy hoạch Khu đô thị mới Đại Phước 464ha (Đồng Nai)

2004: Quy hoạch Khu đô thị mới Nhơn Phước 201ha (Đồng Nai)

2004: Trụ sở làm việc Tỉnh uỷ Kiên Giang

2004: Trung tâm Kinh doanh đồng bộ 3 chức năng Toyota Mỹ Đình (Mỹ Đình)

2004: Cao ốc văn phòng 10 tầng (63 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1, TP HCM)

2004: Cao ốc văn phòng 15 tầng (10 Công trường Quốc tế, Q1, TP HCM)… và nhiều công trình, biệt thự cao cấp khác …

 

READ MORE

Kiến trúc sư Kenzo Tange (Nhật Bản)

…Tôi cảm thấy rất may mắn được thấy sự chuyển mình của Nhật Bản từ sự tàn phá do chiến tranh đến sự phồn thịnh hiện giờ.Tự coi mình đã có nhiều đặc ân, tôi thấy phải biết ơn những cơ hội tôi có được để làm việc trong những dự án đầy hứng thú như thế. Vẫn còn nhiều việc tôi muốn hoàn thành.Tôi không mong lặp lại những gì mình đã làm; Tôi thấy mỗi dự án trước là một bước đệm cho dự án tiếp theo, luôn phải tiến lên phía trước, từ quá khứ bước tới tương lai luôn biến đổi. Đó là thử thách của tôi…

Kenzo Tange – kiến trúc sư của những tác phẩm dẫn đường cho công cuộc tái thiết Nhật Bản từ tro tàn của Thế chiến II đã qua đời sau một cơn đau tim tại nhà vào ngày 22 tháng 3 năm 2005. Ông thọ 91 tuổi.

nhatban5

Kenzo Tange sinh ra ở thành phố nhỏ Imabari, đảo Shikoku, Nhật Bản. Ông nhận giải Pritzker năm 1978 ở tuổi 74. Xuyên suốt trong sự nghiệp của mình, đặc điểm của ông là phong cách thanh đạm và tao nhã, pha trộn nhuần nhuyễn các yếu tố thẩm mỹ phương Tây và Nhật Bản.

Mặc dù việc trở thành một kiến trúc sư vượt quá những giấc mơ táo bạo nhất khi còn niên thiếu, nhưng chính những tác phẩm của Le Corbusier đã thổi bùng lên mơ ước của ông, để vào năm 1935, ông trở thành sinh viên khoa Kiến trúc đại học Tokyo.

nhatban56

“Tôi đã chọn kiến trúc cho mình khi tôi thấy thiết kế của Le Corbusier (kiến trúc sư Thụy Sĩ) trên một tạp chí Nhật Bản vào những năm 1930”, một lần ông đã nói với Reuters. Những ảnh hưởng thẩm mỹ khác gồm bậc thầy nghệ thuật Phục Hưng Italia Michelangelo và kiến trúc sư Mỹ gốc Đức của thế kỷ 20 Walter Gropius. Sau khi tốt nghiệp khoa Kiến trúc Đại học Tokyo, ông làm việc 4 năm tại văn phòng của Kunio Maekawa, một học trò quan trọng của Le Corbusier. Năm 1942, ông trở lại Đại học Tokyo và trở thành trợ giảng từ năm 1946. Ông thành lập xưởng Tange nơi các kiến trúc sư trẻ như Sachio Otani, Takashi Asada, Taneo Oki, Fumihiko Maki, Koji Kamiya, Arata Isozaki, và Kisho Kurokawa trao đổi rất nhiều ý tưởng. Giảng dạy và trao đổi ý tưởng một cách chủ động với nhiều người trên toàn thế giới, Kenzo Tange đã thấm nhuần động lực sống Nhật Bản và thế giới. Quan hệ của ông với c ác học giả và nghệ sĩ đã tạo cảm hứng cho công việc sáng tạo xuyên suốt sự nghiệp trải dài gần ba phần tư thế kỷ của mình.

 nhatban59

Năm 1949, Kenzo Tange là người thắng cuộc trong cuộc thi thiết kế Công viên Hòa Bình và Trung tâm Hòa Bình ở Hiroshima, thành phố bị phá hủy trong cuộc tấn công nguyên tử đầu tiên của thế giới.Thiết kế bao gồm một bảo tàng được xây dựng tại điểm nơi quả bom được thả xuống vào ngày 6 tháng 8 năm 1945.

Năm 1951, ông trình bày ý tưởng của mình về trung tâm Hiroshima tại Hội thảo Quốc tế Kiến trúc Hịên đại (CIAM) tại London. Ông đã đạt niềm mơ ước gặp mặt các nhân vật lớn như Le Corbusier, Walter Gropius, Jose Louis Sert cùng nhiều kiến trúc sư thế giới khác.Công viên và trung tâm hòa bình của ông đã biến thành phố Hiroshima thành biểu tượng cho ước vọng hoà bình của con người.

Ảnh hưởng mạnh mẽ bởi kiến trúc truyền thống, những thiết kế thời kỳ đầu của Kenzo Tange cố gắng kết hợp chủ nghĩa hiện đại với hình thức kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Từ những năm 1960, những ý tưởng về bản chất cấu trúc đô thị (dự án trung tâm Tokyo năm 1960), thể hiện một sự thay đổi từ chủ nghĩa thuần công năng sang chủ nghĩa kết cấu. Ông từ bỏ chủ nghĩa địa phương trước đó bằng phong cách quốc tế . Mặc dù phong cách của ông biến đổi qua thời gian, Kenzo Tange vẫn kiên định sản sinh các thiết kế dựa trên một trật tự kết cấu trong sáng. Liên hệ rất gần với phong trào Chuyển hóa luận vì những tư tưởng mang tính chức năng luận nhưng Kenzo Tange đã chưa từng tham gia nhóm này.

Luận văn tiến sĩ năm 1959 của ông “Cấu trúc không gian trong một đô thị lớn”, một sự diễn giải cấu trúc đô thị qua bản chất những vận động của con người đi và về từ nhà đến nơi làm việc.“Dự án cho Tokyo 1960” là câu trả lời lôgíc của nhóm Kenzo Tange cho các vấn đề này, đưa ra suy nghĩ về bản chất cấu trúc đô thị có thể phát triển và thay đổi. Nó nhận được sự quan tâm rộng lớn trên toàn thế giới vì ý tưởng mới lạ của nó trong việc phát triển thành phố ra vịnh, sử dụng các cầu, các hòn đảo nhân tạo, các bến đỗ nổi và các cấu trúc lớn.

olympic3

Một dự án thiết kế và quy hoạch đô thị khác được bắt đầu năm 1967 cho quận Fiera, Bologna, Italy và một đô thị mới với dân số 60000 tại Catania, Italy. Với những hoạt động của ông tại Italia, quả không ngạc nhiên khi Olivetti đã lại mời ông thiết kế trụ sở trung tâm của họ tại Nhật Bản.

Kenzo Tange đã nắm được tinh thần của sự phát triển nhanh chóng của Nhật Bản với công trình đột phá Sân vận động Olympic Tokyo năm 1964, đã thường được mô tả như một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất được xây dựng của thế kỷ 20.Với công trình nhà thờ thánh Mary ở Tokyo, ông đã đi thăm một vài nhà thờ Gothic thời Trung cổ. Ông nói:“ Sau khi trải nghiệm sự trang nghiêm hướng tới thiên đường và các không gian thần bí không tả xiết, tôi bắt đầu tưởng tượng ra các không gian mới, và muốn sáng tạo ra chúng bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại”.

Trung tâm báo chí , phát thanh và truyền hình Yamanishi ở Koku, Nhật Bản đã được Kenzo Tange sử dụng nhiều lý thuyết mới – các lồng thang hình trụ, các thang máy, điều hòa không khí và hệ thống điện, các không gian chiều đứng chúng liên kết được ví như các tòa nhà dọc theo một con phố. Đôi chỗ được để rỗng và một số có chức năng. Các không gian trống giữa các tầng đóng vai trò như các terrace và các vườn trên mái có thể đóng lại khi cần thiết.

s19

Khách sạn Hoàng tử Akasaka ở Tokyo đã trở thành một mốc quan trọng. Các công trình khác gồm trung tâm Sogetsu, toà nhà Hanae Mori, bảo tàng lịch sử quận Hyogo, trường học Tohin, trung tâm văn hóa quận Ehime.

Đầu những năm 1970, với chủ đề “Sự hài hoà và tiến bộ của con người”, Kenzo Tange đã đảm nhận việc thiết kế kiến trúc cho EXPO’70 và quảng trường nơi diễn ra liên hoan. Mơ ước của Kenzo Tange thường rất tham vọng, gồm cả việc thiết kế lại các đường phố (theo ông là) bừa bãi và lộn xộn của Tokyo.

Trong tất cả các dự án của ông đều có một chủ đề được lặp lại mà đã được Kenzo phát biểu thành lời: “Kiến trúc phải chứa đựng điều gì đó lôi cuốn trái tim con người, nhưng thậm chí ngay lúc đó, hình dạng cơ bản, không gian và diện mạo công trình vẫn phải lôgíc. Các tác phẩm sáng tạo trong thời đại của chúng ta phải được thể hiện như một sự hợp nhất của công nghệ và tính nhân bản. Vai trò của truyền thống như chất xúc tác, cái thúc đẩy một phản ứng hoá học, nhưng không thể tìm thấy được trong kết quả cuối cùng. Truyền thống có thể, chắc chắn vậy, tham dự vào công cuộc sáng tạo nhưng riêng bản thân nó thì không mang tính sáng tạo.”

Vào năm ông nhận giải Pritzker, Kenzo Tange đã công bố dự án cho Liên hợp thị chính Tokyo. Khu liên hợp bao gồm một sảnh hội nghị, quảng trường thành phố, một công viên và hai tòa tháp.

Là giáo sư giảng dạy tại khoa Kiến trúc đại học Tokyo, Kenzo Tange từng dạy Kisho Kurokawa, kiến trúc sư thiết kế bảo tàng Van Gogh danh tiếng ở Hà Lan và sân bay Kuala Lumpur. Fumihiko Maki, kiến trúc sư của tòa nhà Spiral quận Omotesando, Tokyo, người đoạt giải Pritzker 1993, là một học trò khác của ông.Kenzo Tange cũng từng là giáo sư thỉnh giảng tại học viện công nghệ Massachusetts, giảng viên tại Harvard, Yale, Princeton, Washington, học viện công nghệ Illinois, đại học Caliornia ở Berkerley và các đại học tại Alabama và Toronto.

Giám khảo giải Pritzker 1987 đã có những lời nhận xét về ông như sau:

“…Có được tài năng, nghị lực và một sự nghiệp dài lâu đáng kể, một người có thể vượt lên, từ kẻ khai phá đất mới thành một nhân vật kinh điển. Đó chính là phúc phận của Kenzo Tange, người mà trong gần tám thập niên của mình, ông đã nổi tiếng như một kiến trúc sư tầm cỡ thế giới. Cùng với việc hành nghề thực tiễn, ông cũng là nhà lý thuyết kiến trúc tiên phong và là một giáo sư có uy tín, trong các học trò của ông có các kiến trúc sư nổi tiếng Fuhimiko Maki và Arata Isozaki. Công trình sân vận động cho Thế vận hội Tokyo năm 1964 của ông thường được mô tả như một trong số các công trình đẹp nhất được xây dựng trong thế kỷ 20. Bắt đầu một thiết kế, Kenzo Tange hướng đến các hình khối làm rung động trái tim chúng ta bởi chúng dường như hiện ra từ quá khứ được ghi nhớ nhạt nhòa xa xưa nào đó và, đến giờ vẫn thật sự hấp dẫn đến nghẹt thở…”

Là một người đàn ông thanh nhã và ăn nói nhỏ nhẹ, trong trang phục kẻ sọc nhỏ tuyệt hảo, Kenzo Tange mở rộng công việc bằng việc thuê 130 kiến trúc sư trên toàn thế giới.Từ những năm 70 đến đầu những năm 80, tác phẩm của Kenzo Tange phát triển trên 20 quốc gia toàn thế giới: Trung Quốc, Singapore, Úc, Malaysia, Nê-pan, Ả rập Xê-út, Iran, Cô-oét, Nigiêria, Italia và Nam Tư… Tiêu biểu cho thời kỳ này là thiết kế trung tâm OUB (1985) và UOB Plaza (1995), với chiều cao 280m đã “xác định lại” đường chân trời ở Singapore. Cũng khoảng năm 1985 đến 1991, theo yêu cầu của thị trởng Paris,Chirac (nguyên tổng thống Pháp), Kenzo Tange đã đề xuất dự án tái thiết Place d’Italie, một quảng trường với đường kính gần 200m, phía nam sông Sein, liên kết Paris từ đông sang tây. Nó phục hồi trật tự giữa không gian cũ và mới, đồng thời làm sống lại phần phía đông của thành phố.

Chỉ có 2 dự án của Kenzo Tange được hoàn thành tại Mỹ là công trình mở rộng bảo tàng nghệ thuật Minneapolis năm 1975 và toà nhà AMA tại Chicago năm 1990. Bảo tàng nghệ thuật Minneapolis nguyên thiết kế năm 1911 của McKimMead và White theo phong cách tân cổ điển. Việc mở rộng hoàn thành với các cánh công trình đối xứng, tăng gần gấp đôi diện tích ban đầu là 120000 foot vuông.

Tuy nhiên, các tác phẩm bằng bêtông khổng lồ của ông cũng đã từng bị phê bình như những vật chướng mắt vào sau những năm 1970 khi các kiến trúc tương tự trên toàn cầu bị chỉ trích.

Kenzo Tange nhận được nhiều giải thưởng các loại, như giải Ashahi 1964, huân chương văn hóa năm 1980, giải Pritzker 1987 và giải thưởng của Hội nghệ thuật Nhật Bản năm 1993, huy chương vàng RIBA, AIA và Viện hàn lâm kiến trúc Pháp.

Mặc dù được ca ngợi nhiều về những thiết kế, Kenzo Tange đã không thiết kế ngôi nhà của chính mình, ngôi nhà rộng 2150 feet vuông gần trung tâm Tokyo.

“Tôi quyết định không thiết kế ngôi nhà của mình bởi vì vợ con tôi có thể sẽ phàn nàn về nó”, có lần ông đã nói.

Ông đã ra đi, theo những tiếng chuông ngân từ Hiroshima, để lại người vợ Takako và con trai, kiến trúc sư Noritaka, 47 tuổi.

READ MORE

The Financial Tower: Tòa nhà độc đáo nhất Việt Nam

Với hình dáng một búp sen hồng hé nở giữa bầu trời, tòa nhà 68 tầng The Financial Tower do Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (Bitexco) xây dựng sẽ là một điểm nhấn biểu thị sự năng động, sáng tạo của TP.HCM. Ngày 19/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1390/TTg -CN cho phép Bitexco đầu tư xây dựng tòa nhà.

heo thiết kế, The Financial Tower cao 300 mét tính từ mặt đất, là tòa nhà cao nhất nước tính đến thời điểm này. Ông Vũ Quang Hội – Giám đốc Bitexco, cho biết ban đầu có 2 phương án thiết kế để lựa chọn nhưng sau đó ông và các cộng sự sau nhiều ngày suy nghĩ đã quyết định chọn phương án hoa sen. “Với phương án này, chi phí phải tăng lên ít nhất là 25 -30%, nhưng chúng tôi vẫn chọn vì đã xây dựng một tòa nhà đồng thời là biểu tượng của thành phố thì phải thật độc đáo” – ông Hội nói.

Xem hình

Theo tính toán ban đầu, tổng kinh phí đầu tư cho tòa nhà này khoảng 100 triệu USD, nhưng sau đó do giá dầu thế giới tăng kéo theo giá nhiều loại vật liệu tăng nên tổng vốn đầu tư cho tòa nhà đã phải lên đến 120 triệu USD. Bitexco sẽ thuê các công ty chuyên nghiệp nhất trên thế giới để sản xuất ra khung thép và kính bao che, là những loại vật liệu chính của tòa nhà. Theo các chuyên gia, loại kính sử dụng cho tòa nhà này chỉ có vài tập đoàn của Mỹ sản xuất được bởi những tính năng rất đặc biệt như có thể cách âm, cách nhiệt, chịu xoắn, thích hợp với các cường độ ánh sáng khác nhau khi thời tiết thay đổi và nhất là chịu được sức ép rất cao của gió bão. Ngoại trừ 7 tầng hầm được thiết kế sâu xuống lòng đất 30 mét và một tầng trệt, 60 tầng còn lại của tòa nhà được tính kể từ mặt đất sẽ hoàn toàn được xây dựng bởi sàn dầm thép và loại kính kể trên.

The Financial Tower tọa lạc trên diện tích 6.000m2 đất tại trung tâm quận 1 – TP.HCM, nằm lọt giữa đường Hải Triều, Ngô Đức Kế và Hồ Tùng Mậu. Riêng thời gian xây dựng The Financial Tower, theo ông Vũ Quang Hội, cũng có thể là một kỷ lục là trong vòng 30 tháng bởi cùng một lúc sẽ thi công cả phần ngầm và phần nổi trên mặt đất.

READ MORE

“Tháp đôi” của thành phố cảng

Giữa năm 2006, một trung tâm mua sắm và căn hộ cao cấp có quy mô khổng lồ mang dáng dấp của tòa tháp đôi Petronas sẽ mọc lên tại vị trí được coi là “địa lợi nhân hòa” nhất của thành phố cảng Hải Phòng, thuộc khu đô thị mới Ngã Năm, sân bay Cát Bi – Trung tâm thương mại TD Plaza.

Theo giới thiệu của CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE), đơn vị tư vấn tiếp thị và quản lý độc quyền của TD Plaza, đây sẽ trở thành một thiên đường mua sắm của giới thượng lưu, và người dân thành phố hoa phượng đỏ cũng sẽ được tham quan và “ngắm nghía” một không gian thương mại hiện đại.

Theo thiết kế, tòa tháp đôi này sẽ có 26.000m2 cho khu thương mại hiện đại bậc nhất của cả nước gồm 6 tầng và 2 tòa tháp 12 tầng dành cho 200 căn hộ cao cấp. Tháng 6/2006 khu trung tâm thương mại sẽ đi vào hoạt động và khu căn hộ cao cấp sẽ được đưa vào sử dụng bắt đầu từ tháng 1/2007.

Xem hình

Mức giá cho thuê dự kiến tại TD Plaza là từ 33 USD/m2 của tầng 1 giảm dần đến 11 USD/m2 khi lên đến tầng 6.

Theo CBRE, đối tượng mục tiêu mà tòa nhà này nhắm đến chính là các công ty bán lẻ tên tuổi và các thương hiệu quốc tế cao cấp mà người tiêu dùng bình dân khó có khả năng thỏa mãn như Bally, Mango, Kenzo, Lacoste hay Dorgay Paris… Trong đó, riêng tầng 1 và 2 sẽ là sự góp mặt của các thương hiệu thời trang và phụ kiện cá nhân danh giá như Elle, Shiseido, Bossini hay Giordano, Adidas, Levi’s Store…

Bên cạnh đó, TD Plaza còn tham lam hơn khi “ôm” trong mình cả các thương hiệu về ngành hàng nội thất và Hi Tech với sự góp mặt của Rossano, SB Furniture, Nokia, Samsung, Caring, Toshiba, Panasonic, Eglo đồng thời với đó là các khu siêu thị và ẩm thực, khu vui chơi giải trí và rạp chiếu phim hiện đại chưa từng có. Chính vì vậy, ngoài việc là một trung tâm mua sắm khổng lồ của người có thu nhập cao, TD Plaza còn là nơi giải trí dành cho bất kỳ ai.

Theo giới thiệu của nhà quản lý, khu 200 căn hộ cao cấp tại đây là khu nhà ở tiện nghi, hiện đại và được quản lý chuyên nghiệp bậc nhất tại thành phố cảng.

Theo các chuyên gia bất động sản trong nước, nhìn vào những điểm nổi bật ấy của TD Plaza, hy vọng vào một trung tâm thương mại khổng lồ và uy tín, hy vọng vào một “điểm nhấn” mới cho thị trường bất động sản là có cơ sở.

 

READ MORE

Đất Hà Đông nóng lên từng ngày

Phiên đấu giá gần đây nhất tại khu đô thị Ngô Thì Nhậm, giá quyền sử dụng đất lên tới trên 30 triệu đồng/ m2. Giá giao dịch bất động sản tại các khu đô thị như Văn Khê, Văn Phú, Mỗ Lao cũng tăng từng ngày.

Tham gia phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đô thị Ngô Thì Nhậm cuối tháng 10 vừa qua, nhiều người cũng không khỏi choáng váng vì mức giá quá cao. Giá sàn là 11,6 triệu. Kết thúc phiên đấu giá, mỗi lô đất được mua với giá thấp nhất là 23 triệu đồng/ m2, cao nhất là hơn 30 triệu đồng. Những người “đơn thương độc mã” đi mua đất khó có thể đấu được với những nhà đầu cơ “buôn có hội, bán có phường”.

Ông Nguyễn Văn Duy, người chuyên môi giới bất động sản cho biết, khu đô thị Văn Phú, giá Nhà nước đặt ra khoảng 7 triệu đồng/ m2 thì nay đã lên đến 12-18 triệu đồng. Theo dự đoán, mức giá này còn có thể lên tới 17-30 triệu do giá đất giãn dân đang ở vào khoảng 18-23 triệu đồng. Đất khu Văn Quán cũng dao động từ 13-23 triệu đồng/ m2. Trong khi đó, đất ở Mỗ Lao ở mức trội hơn hẳn, trung bình 24 triệu đồng.

Ông Tuấn, một người có “thâm niên” trong đầu tư bất động sản, hiện nắm trong tay hơn 10 lô đất ở khu Văn Phú, Văn Quán cho biết: “Tuần trước, tôi vừa bán lô đất 60 m2 với giá 17 triệu đồng/ m2. Giá mua hồi tháng 3 chỉ có 7 triệu thôi”.

Sức nóng của đất Hà Đông lan nhanh đến giới cò mồi chuyên nghiệp của Hà Nội. Theo ông Duy, nếu trước đây, một số trung tâm bất động sản ở Trần Duy Hưng, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng… hướng khách hàng đến các khu đô thị Mỹ Đình, Trung Hoà – Nhân Chính, Linh Đàm… thì nay các dự án như Văn Phú, An Khánh, Mỗ Lao… lại là mục tiêu cho nhiều khách hàng của họ.

Vào những sáng thứ 7 tổ chức đấu giá đất, người đổ về Nhà văn hoá Hà Đông đông như trẩy hội. Khuôn mặt mỗi người một vẻ. Người trúng được đất thì vui vẻ, mãn nguyện. Người ra về tay không thì thất vọng, mong chờ cơ hội lần sau. Một điều dễ dàng nhận thấy là trong bãi đỗ xe, ngoài biển kiểm soát đầu số 33 của Hà Tây, ôtô con và xe máy mang biển 29, 30 của Hà Nội chiếm một số lượng khá lớn.

Cơn sốt đất Hà Đông dường như bắt đầu nóng hơn từ khi dấy lên tin đồn Hà Đông sẽ được sáp nhập vào Hà Nội. Những dự án nhà ở cho người nước ngoài như làng Việt kiều châu Âu tại Mỗ Lao hay khu Hàn Quốc tại Văn Phú đón đầu chủ trương cho phép Việt kiều mua nhà, góp phần đẩy cao giá đất.

Không ít người đổ xô đi mua đất với hy vọng đón những cơ hội ngàn vàng phía trước. Một số ít người tỏ ra cảnh giác, cho rằng đó cũng chỉ là mánh khoé của giới kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, những dự án khu đô thị như Văn Quán, Văn Phú, Mỗ Lao… đang được rầm rộ triển khai là một thực tế không thế phủ nhận.

Trong phiên đấu giá quyền sở hữu đất ở khu đô thị Ngô Thì Nhậm, bà Hằng ở Thanh Xuân (Hà Nội) đã trúng một lúc 3 lô đất, với mức giá 24-25 triệu đồng/ m2. Mục đích mua đất của bà Hằng là “chờ giá đất lên để bán lấy lời, nhất là sau Tết, thị trường còn “sốt” hơn nhiều.”

Thế nhưng, không ít nhà đầu cơ đang bị kẹt vốn. Theo ông Tuấn, một số người bỏ đất ở khu đô thị Xa La, Hà Đông đang bị rắc rối. Nhiều lô đất ở khu đô thị này là đất chưa chuyển mục đích sử dụng từ đất dùng có thời hạn 50 năm sang đất thổ cư. “Những người đã bỏ tiền mua đất loại này giờ đang kẹt vốn không rút ra được”, ông Tuấn nói.

READ MORE

Sống hẹp trong phố cổ

Mua nhà mới, chuyển khỏi căn phòng vỏn vẹn 35 m2 với 4 người ở phố cổ, chị Hương, hiện sống tại Lạc Trung, Hà Nội vẫn chưa thể quên 10 năm khốn khổ đã qua. Thế nhưng, với một số người, phố cổ vẫn là nơi “không thể rời xa”.

Phố cổ Hà Nội còn gọi là “36 phố phường”. Mỗi tên phố gợi lên một ngành nghề truyền thống. Theo quyết định của Bộ Xây dựng năm 1995, phố cổ Hà Nội nằm trong khu vực Hàng Đậu (phía bắc), Phùng Hưng (phía tây), Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng (phía nam) và Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật (phía đông), hiện có hơn 70 tuyến phố.

Kiến trúc cổ của khu phố cổ là các ngôi nhà nhỏ với mái tranh hay ngói, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp nhau từ phố này đến phố khác. Khu phố cổ cũng là nơi buôn bán sầm uất nhất Hà Nội và có nhiều khách du lịch. Nhưng hiện nay, vẻ cổ kính trên đường nét kiến trúc đang dần mất đi dù có nhiều dự án trùng tu, nâng cấp. Ngoại trừ một số ngôi nhà thuộc diện “sách đỏ” ở Hàng Đào, Mã Mây…, cuộc sống nơi phố cổ Hà Nội đang trở nên thực sự cổ kính và lạc hậu ngay trong lòng thành phố dần hiện đại. Những căn nhà chỉ vài chục mét vuông mà phải “chứa chấp” cả chục hộ dân là chuyện thường tình. Và để vào được trong nhà, phải chui qua ngõ tối om, sâu thẳm, bề ngang có khi chưa tới 80 cm, tránh nhau cũng khó.

ngo 2

Những con hẻm như thế này khá phổ biến ở phố cổ.

Hầu hết những ngôi nhà này hàng chục năm rồi chưa qua tu sửa. Nhiều khu nhà, cầu thang gỗ đã hỏng nặng. Nhà liền nhau cũng cứ “thông thống”, nhà bên này chỉ nói to một chút là bên kia nghe rõ mồn một. Trước đây, số nhà nào cũng có sân tương đối rộng, nhưng khi mà nhu cầu ở tăng lên gấp đôi, gấp ba, cũng không thể tránh nổi việc cơi nới, bổ sung diện tích. Khoảnh sân ngày càng bị thu hẹp, trở thành một lối đi chỉ vừa đủ một người và một xe.

sinh hoat chung1

Khu phụ chung của 3 gia đình

Khu nhà số 71 Lò Sũ gồm 5 hộ dân, tất cả đi chung một ngõ dài hơn 20 m, rộng không đến 1 m, nên dắt xe máy qua cũng là một vấn đề. “Hôm nào ông xã không có nhà thì chỉ có nước thuê xe ôm đi làm, vì ngõ quá nhỏ, lại ngoằn ngoèo”, chị Hương kể. Cả gia đình chị sống trong một căn hộ hẹp với một khu bếp khoảng 2 m2, khu vệ sinh phải dùng chung với cả xóm. “Mỗi sáng xếp một hàng dài trước nhà vệ sinh thật là bi kịch. Mấy chục con người chỉ biết trông cậy vào cái hố vệ sinh ẩm thấp, tưởng như chỉ còn trên phim ảnh về cuộc sống mấy chục năm trước”. Cả khu nhà kín mít, chỉ những ngày đẹp trời mới có chút nắng lọt qua một giếng trời chừng 4 m2. Các nhà trong ngõ luôn phải thắp đèn mới nhìn rõ vì không bao giờ thấy ánh nắng mặt trời. “Thằng bé con mình ai cũng khen trắng trẻo, nhưng thật ra nó rất ít khi tiếp xúc với ánh mặt trời”, chị Hương nói.

Không kinh doanh, cả gia đình 3 thế hệ với 5 người của bà Lanh đã sống trong một căn nhà diện tích hơn 40 m2 tại phố Hàng Bạc cũng hơn 30 năm. “Con trai tôi có gia đình, muốn tách ra ở riêng nhưng chưa mua được nhà, nên vẫn phải chui rúc trong khu chật hẹp này”, bà Lanh cho hay.

Khu phố 4, đường Nguyễn Du, quận 1, TP HCM, gồm gần chục hộ dân sống chen chúc nhau dọc theo phía tay trái con hẻm. Trung bình mỗi hộ 3-5 người trú trong căn nhà chỉ 1,5 hoặc 2 m2. Những “căn nhà” này đều không có số. Sau đồn làm việc của tổ dân phòng khu phố 4 là dãy nhà tạm với tủ, bàn, ghế biến tấu cho hợp với không gian hẹp. Diện tích 1,5 m2, dựng xe thì người không còn chỗ ngủ nên phương tiện đi lại đều để ở ngoài. Hộ nào cũng vậy, cả nhà vợ chồng con cái đều cùng ăn, cùng ngủ trong diện tích chật hẹp. Vài người còn mang bếp ra nấu ngoài hẻm. Chừng ấy con người dùng chung một nhà vệ sinh công cộng xập xệ.

gieng troi1

Khu nhà với 5 hộ gia đình có nguồn sáng tự nhiên duy nhất là giếng trời khoảng 4 m2 này

“Lịch sử” những căn nhà này có từ nhiều năm nay, từ nhà tạm làm bằng ván ép, vách tôn, đến tường gạch, tôn và gỗ như hiện nay. Sống ở đây đa số là người làm các nghề buôn gánh bán bưng. Đàn ông thì chạy xe ôm, bốc vác tại các chợ, phụ nữ bán nước, trái cây, hoặc các xe đẩy, hàng quán lề đường. Hầu như không một người nào có nghề nghiệp ổn định, mà sống ăn theo các dịch vụ quanh khu trung tâm.

Chị Hải, một hộ dân sống tạm tại đây gần chục năm nay tâm sự: “Những năm 1990, chúng tôi đi đến vùng kinh tế mới lập nghiệp. Được ít lâu lại trở về vì không làm ăn gì được. Bây giờ chỉ biết sống tạm như vậy, chứ nhà bạc tỷ làm sao mua nổi”.

Đại diện tổ dân phòng khu phố 4 cho hay, các hộ dân sống tạm ở đây đều bất hợp pháp và nằm trong diện chờ giải tỏa. “Mùa nắng thì họ ở chật chội, mùa mưa thì ướt nước, trong khi giá nhà đất thì cao ngất trời. Thế nên chúng tôi chỉ biết cảm thông và chờ chỉ đạo của thành phố”, vị đại diện này cho biết thêm. Trong khi đó, bà Phụng, một cư dân trong khu phố 4 tỏ ra ái ngại cho các hộ dân này. “Lúc đầu mọi người ở đây rất khó chịu vì các gian nhà tạm chiếm hết một phần con hẻm, đi lại rất chật chội. Sau này phần vì thông cảm, phần vì quen rồi nên lắng dịu dần”, bà Phụng cho hay.

Quyết tâm bám trụ

Nhiều bất cập, chật chội và ẩm thấp, nhưng hầu như chẳng mấy ai rời những căn nhà nhỏ trên phố cổ Hà Nội. Với những hộ dân có một chút mặt tiền thì lý do chính đáng nhất là họ còn phải bám trụ để kinh doanh. Nhưng, còn những người ở tận sâu tít phía trong ngõ, họ cũng vẫn trung thành với cuộc sống nơi đây bởi nhiều lý do.

gallery 2

Gallery tranh tại số 127 Hàng Bạc có bề ngang 2 m, chiều sâu hàng chục mét. Phía sau gallery là không gian sinh sống của gia chủ.

Bà Thảo, chủ cửa hàng phụ trang sân khấu tại số 52 Hàng Ngang, nói: “Cửa hàng này là nguồn sống của cả gia đình, mà nhiều người muốn mua hàng chỉ tìm đến phố cổ, nên tôi không muốn di chuyển”. Cũng với suy nghĩ này, chủ hàng bún riêu có tiếng trên phố Lò Sũ cho hay, mỗi ngày chị bán hơn 100 tô, đảm bảo thu nhập cho cả gia đình và 4 người giúp việc: “Bán hàng tại đây tôi mới có nguồn thu như vậy, nên ở chật cũng chấp nhận được”. Còn chị Minh ở Hàng Cót thì cho biết: “Cần gì, ra khỏi nhà là có, rất tiện lợi, chẳng phải xách xe cộ đi đâu. Đồ ăn thức uống thì ngon lành còn những nhu cầu thiết yếu khác đều sẵn mà lại rẻ”.

Riêng với ông Dần tại phố Mã Mây, sự gắn bó lâu dài với phố cổ là lý do níu kéo ông ở lại. Đã sống tại đây gần 70 năm, ông rõ từng góc phố. Hàng ngày ông lão này viết chữ Nôm, đồng thời giới thiệu phố cổ cho khách du lịch tại căn nhà cổ 87 Mã Mây. Ông Dần cho hay, nhiều người cao tuổi khác như ông cũng muốn ở lại phố cổ vì đã quen với nếp sống nơi đây.

READ MORE

Hỏi đáp pháp luật – Di sản thừa kế

Hỏi: Trước đây di sản là nhà ở được mở thừa kế trước ngày 1.7.1991 có Việt kiều tham gia đều tạm ngưng, chưa giải quyết. Hình như nay đã được giải quyết? Nếu tôi nhập quốc tịch Mỹ thì có ảnh hưởng tới việc hưởng phần di sản đó không?

Lam Tuyen (Mỹ)

Trả lời: Kể từ ngày 1.9.2006 đối với di sản là nhà ở mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1.7.1991 được giải quyết như sau:

– Nếu bạn có quốc tịch Việt Nam hoặc đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài thì được xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với phần thừa kế của mình.

– Nếu bạn đã nhập quốc tịch nước ngoài và đã thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bạn là người gốc Việt Nam nhưng chưa từng có quốc tịch Việt Nam thì được hưởng giá trị phần thừa kế đó.

Trường hợp đến ngày 1.9.2006, di sản là nhà ở đó đã được bán mà số tiền đang được gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng của Việt Nam thì bạn làm thủ tục nhận tiền tại kho bạc, ngân hàng theo quy định của pháp luật và bạn xuất trình giấy tờ sau đây chứng minh được hưởng thừa kế:

– Văn bản thoả thuận chia thừa kế hoặc trích lục bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài hợp lệ. Trong trường hợp bạn sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì phải kèm theo giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân (theo Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27.7.2006).

READ MORE

Chợ cóc lên chung cư

“Chợ cóc” đã rất thân quen với đa số người Hà Nội, thường họp rải rác ở các tuyến đường, vỉa hè, khu dân cư… Nhưng khi các khu chung cư phát triển mà chưa có hạ tầng đồng bộ, như tại khu tái định cư Nam Trung Yên, thì chợ cóc leo cả lên cao.

Buổi sáng, chợ họp ngay trong khuôn viên chung cư. Những người bán hàng đều sinh sống trong các khu nhà. Cũng như bất cứ một chợ cóc nào khác, ở đây bán đủ thứ từ rau dưa, mắm muối đến các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gà, ngan… Một người bán ngô luộc cho biết: “Những người bán hàng ở đây đều là dân chung cư cả, chợ họp từ 6 đến 9h sáng là tan. Còn tôi thì bán vào buổi sáng và buổi tối, mỗi ngày cũng được vài chục nghìn”.

Xem hình

Đấy là chuyện ở dưới sảnh, còn trên các tầng, đã hai năm nay, “chợ” diễn ra cả ngày, ở hành lang và cả trong phòng khách các nhà, có đủ cả từ đồ ăn sáng như bún, miến, cháo, phở, rau cỏ, đồ tạp hóa cho tới các gian thuê băng đĩa, giặt là hay thậm chí là cắt tóc gội đầu. Trên các cửa sổ hay cửa ra vào từ tầng 1 cho đến tầng 13, còn có thể tìm thấy hàng loạt biển quảng cáo, pano như “Cắt tóc nam – nữ, gội đầu, sơn sửa móng tay”, “Cho thuê băng đĩa, CD – DVD”, thậm chí cả “Chuyên sửa chữa các loại xe máy”… Một người bán hàng cho biết, chợ mở ra để phục vụ bà con tại chỗ, nhất là những người già.

Trên hành lang tầng 3 nhà B3B là một hàng bánh mỳ sáng. Bà chủ nhà cho biết: “Mỗi hôm tôi lấy chừng 30 chiếc. Mỗi tòa nhà ở đây đều có vài hàng ăn như thế này”. Tầng 12 là một quán phở khá to, khách khứa đông đúc. Gần chục bộ bàn ghế nhựa thường thấy ở các quán ăn trên phố được kê khắp phòng khách, chạy dài ra tận ngoài hành lang gần thang máy. Tất cả các bàn thường kín chỗ. Sáng nào quán cũng phục vụ vài chục lượt khách. Ở đây cũng có đến 4-5 người phụ việc.

Chị Lan, chủ một chủ cửa hàng tại gia, cho biết: “Cửa hàng của tôi mở từ sáng đến tối”. Chỉ vào tảng thịt lợn to, chị nói thêm: “Hôm nào tôi cũng bán hết chỗ này trước 9h, có định mức hết cả rồi. Bán xong thì dọn hàng sạch sẽ, cố gắng giữ vệ sinh. Ban quản lý cũng không phản đối, chỉ nhắc nhở phải gọn gàng thôi. Mà cái đấy thì khỏi phải nhắc, chúng tôi cũng không thể để mất vệ sinh cho khu mình ở được”.

Hàng hóa tại các sạp hàng trong khu nhà được vận chuyển lên cao bằng thang máy như bình thường. Ngoài việc phục vụ nhu cầu của người dân ngay lập tức, những người bán hàng còn làm dịch vụ đặt hàng theo yêu cầu.

Không thể ngăn cấm!

Nam Trung Yên là khu tái định cư của người dân phường Phương Kim Liên, Nam Đồng thuộc diện giải tỏa cho dự án đường Kim Liên – Ô chợ Dừa. Tháng 9/2005, gần 2.000 người đã chuyển đến đây với lời hứa hẹn của cơ quan chức năng về một khu chung cư tiện nghi. Nhưng sau hai năm chờ đợi, hiện nay, bà con vẫn sống trong cảnh tạm bợ và việc buôn bán hàng hóa là tất yếu. Đa số người dân không phản đối chuyện bán hàng tại nhà, dù họ đều thừa nhận rằng có thể ảnh hưởng đến trật tự, vệ sinh cho tòa nhà.

NTY22

Bà Tuyết, Tổ phó khu B2A, cho biết phần lớn người ở đây đều là những dân lao động với thu nhập không cao nên với họ việc vào các siêu thị như BigC hay Hapro Mart gần đó để mua sắm là quá xa xỉ. Việc mở ra “chợ cóc” kiểu này là do nhu cầu bức thiết hằng ngày. Nhưng nếu Ban quản lý dành riêng cho một nơi để họp chợ thì vẫn tốt hơn là mở các cửa hàng tại gia như thế”. Một người dân khác cũng bày tỏ ý kiến: “Đúng là mở quán ở đây thì không phù hợp với một khu chung cư cao tầng lắm. Nhưng biết làm sao được. Không cho mở thì chúng tôi ăn uống ở đâu?”.

Phản đối nhưng cũng đành phải nhượng bộ, một cán bộ hưu trí sống ở nhà B3B, nói: “Tôi không ủng hộ việc mở hàng quán trong phòng ở và cả dưới khuôn viên. Nhưng đó là do thói quen từ xưa và cũng do nhu cầu của đại đa số dân chúng, cũng đành chịu”.

Đại diện ban quản lý tòa nhà là Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Kỹ thuật khu đô thị, cũng khẳng định không có bất kỳ một văn bản nào quy định cụ thể về việc cấm bán hàng tại các khu chung cư. Biện pháp chủ yếu hiện nay vẫn là vận động và nhắc nhở giữ trật tự và vệ sinh chung.

READ MORE

Căn hộ, chung cư cao cấp có thật… cao cấp ?

“Kinh doanh phải có lời, nhưng trong trường hợp này lợi nhuận của các ông chủ đầu tư nhà chung cư được gọi là cao cấp quá cao, lên tới 100-200%, tức là gấp 5 -10 lần lợi nhuận thông lệ trên thế giới”. GS.TS Nguyễn Trường Tiến, Phó TGĐ Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.

Giá căn hộ bị đẩy lên nhiều lần so với giá trị thật

Cụm từ “chung cư cao cấp”, “căn hộ cao cấp” xuất hiện ngày càng nhiều gắn với những tòa nhà cao tầng có thang máy mà ở đó khách hàng muốn sở hữu phải trả mức giá rất… cao cấp.

Nhưng những phiền muộn của khách hàng liên quan đến chất lượng tỷ lệ nghịch với những căn hộ được gắn mác cao cấp ngày càng nhiều, thậm chí có vụ phải đưa nhau ra tòa khiến người dân bắt đầu lo ngại và đặt câu hỏi “thế nào gọi là cao cấp?”, “căn hộ cao cấp” có cao cấp thật?

trung hoa nhan chinh

Loạn chung cư cao cấp

Anh Hưng vỗ nhẹ nhẹ lên tường nhà, từng mảng vôi cát, sơn tường rơi ra để chứng minh với tôi rằng: “Giá cao không có nghĩa mua được căn hộ cao cấp”. Anh Hưng đã mua căn hộ này tại 101 Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) với giá gần 10 triệu/m2, một mức giá rất cao vào thời điểm cách đây 2 năm. Nhưng trước khi có thể sử dụng căn hộ “cao cấp” của mình làm văn phòng làm việc như hiện nay, anh Hưng phải chi hơn 100 triệu đồng để thay toàn bộ các thiết bị trong nhà, từ đèn chiếu sáng đến thiết bị vệ sinh, thậm chí cả tay nắm cửa. Trong quá trình sử dụng, anh luôn phải đối mặt với tình trạng tắc, vỡ ống nước, nền nhà nứt vỡ; “còn việc sơn tường bong tróc, nham nhở là chuyện thường ngày” – anh Hưng nói.

Một chung cư khác ngay trong trung tâm thành phố, xen kẽ giữa vô số nhà cao, thấp lố nhố; thiết kế, trang trí nội thất vào loại trung bình, không có không gian xanh cũng như các tiện ích ở khác cũng được chủ đầu tư gắn mác “cao cấp” và bán với giá 1.600 USD/m2 và nghe đâu họ còn đang “dọa” tăng lên 1.800 USD/m2 do “nhu cầu lớn quá”. Dường như đang trở thành phong trào, các chủ đầu tư cứ hễ xây chung cư là phải “cao cấp”, hàng loạt dự án chuẩn bị làm của Hà Nội cũng đang được thiết kế kiểu “cao cấp” như Đông Nam đường Trần Duy Hưng, tổ hợp Trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và nhà ở Cầu Giấy… đều được tính toán ở mức giá 1.300 – 1.600 USD/m2.

GS.TS Nguyễn Trường Tiến, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về kết cấu và đặc biệt tâm huyết trong lĩnh vực nhà ở nhận xét: “Tôi đã vào những căn hộ có giá bán 1.300 – 3.000 USD/m2, điều dễ dàng nhận thấy, chủ đầu tư đã “ăn” quá nhiều”.

Hãy là khách hàng thông minh

Theo TS Tiến, chất lượng của một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là sự bền vững của kết cấu mà cơ bản nó phải được tạo nên bởi sự tiện ích, cảm giác thoải mái, an toàn và sự hài lòng mang lại cho người sử dụng. Nhưng đa phần các khu chung cư hiện nay, ngoài một vài khu được thiết kế bởi kiến trúc sư nước ngoài, đều ở trong tình trạng bất hợp lý cả về quy hoạch và thiết kế.

the manor

“Nổi bật nhất là thiếu cây xanh, cả một khu được gọi là đô thị mới cao cấp như Trung Hòa – Nhân Chính mà rất ít cây xanh, bãi xe cũng khiêm tốn, hệ thống cứu hỏa thì kém” – ông Tiến bức xúc. Một kiến trúc sư có uy tín kể với tôi rằng, khi ông đến khu căn hộ cao cấp 18 tầng Botanic, 321 Nguyễn Thượng Hiền (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), ông đã rất “choáng” vì sự hiện đại của cả tòa nhà cũng như từng căn hộ. “Nó quả là cao cấp nhưng tôi nói với người phụ trách ở đó rằng, nó chỉ là một ngôi nhà đẹp đơn lẻ trong một khu dân cư rất lộn xộn”, ông này nói.

Khi được hỏi về vấn đề này, TS. KTS Nguyễn Đình Toàn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kiến trúc (Bộ Xây dựng) bày tỏ quan điểm: “Pháp luật hiện hành không có sự phân chia cấp độ nhà cao cấp hay trung bình; cũng chưa có tiêu chuẩn cho các loại nhà nên có sự lộn xộn là dễ hiểu. Theo tôi, với nhà chung cư chúng ta cũng nên làm giống như gắn sao cho khách sạn, tức là cơ quan quản lý – theo tôi nên là Cục Quản lý nhà – phải đặt ra các tiêu chuẩn để chủ đầu tư căn cứ vào đó xác định cấp loại nhà của họ, người sử dụng cũng không lẫn lộn”.

Ông Toàn khuyến cáo: “Trong khi chưa có tiêu chuẩn đó thì hãy làm một khách hàng thông minh bằng cách thông qua các đơn vị tư vấn có uy tín nhằm xác định chính sách chất lượng căn hộ để chỉ phải trả một mức giá hợp lý cho một căn hộ sống phù hợp”. Ông Toàn cho biết: “Một kiến trúc sư bình thường cũng có thể xác định được ngay lập tức tính tiện ích của một căn hộ và giá thành của nó để đưa ra tư vấn chính xác cho khách hàng rằng, căn hộ đó có phù hợp hay không và mức giá như vậy đã hợp lý chưa”. “Nhưng đáng tiếc, hình như rất ít khách hàng làm việc này trước khi quyết định mua một căn hộ nào đó, kể cả với những căn hộ có giá tới chục tỉ đồng”, ông Toàn tiếc rẻ.

TS Nguyễn Trường Tiến khẳng định rằng, với công nghệ và giá thành đầu vào hiện nay, giá xây lắp các căn hộ chung cư (loại trung bình) tại các đô thị lớn ở mức 4-5 triệu đồng/m2. “Nếu hoàn thiện nội thất loại xịn nhất cũng chỉ gấp 2 lần số đó, tức khoảng 8-10 triệu đồng/m2”, ông Tiến quả quyết.

 

READ MORE

Cư dân The Manor Hà Nội biểu tình

Gần 100 hộ dân tập trung tại toà nhà trung tâm The Manor Hà Nội chiều qua để phản đối mức phí dịch vụ quá cao cũng như thái độ phục vụ của ban quản lý và chủ đầu tư Bitexco.

Theo thông báo của The Manor Hà Nội, phí quản lý nhà tính theo m2, mỗi tháng là 14.000 đồng, phí gửi xe máy 160.000 đồng, ôtô là 1,6 triệu đồng một xe. Mức phí này bắt đầu áp dụng từ tháng 7. Các hộ được yêu cầu phải truy thu 3 tháng 7, 8, 9.

Bác Thuỳ một cán bộ hưu trí ở B112 nói: “Cả đời vợ chồng tôi tích cóp được bao nhiêu tiền thì đổ hết vào mua căn hộ này. Giờ cả hai đã về hưu lương tháng mỗi người hơn một triệu, lấy đâu ra tiền để đóng cái mức phí nhà cao ngất đến 1,4 triệu một tháng cho một căn hộ 100 m2”.

Nhưng điều làm bác cảm thấy bực mình hơn là cách hành xử của Bitexco. “Họ không coi dân ra gì cả, đơn phương đưa ra các mức phí trên trời và ép người dân phải thực hiện. Họ lại còn đưa ra các bức thư mang tính chất đe dọa”.

Chị Liên ở nhà B3 đang ở căn hộ rộng 200 m2. Tính theo biểu của ban quản lý, mỗi tháng chị phải mất 2.800.000 tiền phí nhà, cộng với tiền gửi 2 chiếc ôtô và một chiếc xe máy nữa sẽ hết khoảng 6,2 triệu đồng, ngang với tiền thuê một căn hộ. “Tôi bỏ hơn 4 tỷ đồng ra mua nhà, giờ lại phải đi “thuê lại” chính căn hộ của mình sao”, chị Liên nói.

Bác Khanh một giáo viên về hưu thì rất bực mình vì chất lượng công trình và thái độ của Bitexco. Cách đây khoảng 6 tháng bác nhận được một bức thư của Bitexco yêu cầu trong vòng 15 ngày phải đến nhận nhà nếu không sẽ huỷ hợp đồng. Khi đó hai vợ chồng bác đang ở miền Nam vội vàng bay ngay ra Hà Nội. Nhưng đến nơi thì nước lênh láng khắp sàn nhà, tường thì vẫn đang đục khoét thi công. Nhà chưa xong, vợ chồng lại phải khăn gói lên máy bay về Nam vừa mệt, vừa tốn tiền đi lại mà không nhận được bất cứ lời xin lỗi nào.

Hơn 3 tháng sau nhận được nhà thì lại khổ vì thang máy và ô nhiễm môi trường. Bác cho biết, bác phải sống chung với công trường với bụi bẩn, tiếng ồn và mùi hôi hám. Còn thang máy thì thường xuyên chết, có lần chồng bác bị nhốt trong thang máy cả tiếng đồng hồ.

Bức xúc của người dân nơi đây lên đến cao trào khi họ nhận được thông báo mới vào ngày 2/10. Theo đó, đến hết ngày 15/10 nếu các hộ không đóng phí gửi xe theo mức Bitexco đưa ra, sẽ không được phép đưa xe vào địa phận của The Manor. Sau đó do sự đấu tranh của người dân, Bitexco cho lùi thời hạn đến 30/10 và dựng hai barie trước cửa khu vực bãi đỗ xe.

 

Các hộ dân ở đây đã cử ra một Ban đại diện lâm thời, nhiều lần đưa thư phản ánh lên Ban quản lý khu chung cư và Bitexco. Tới lần thứ 4, Bitexco mới chịu cử đại điện là ông Vũ Quang Bảo và ông Nguyễn Đức, Phó giám đốc chi nhánh Bitexco Hà Nội đứng ra thu xếp cuộc họp vào chiều 11/10.

 

Tuy nhiên, chỉ 12 người đại diện cho các hộ dân được vào họp. Phòng họp bị phong toả bởi lực lượng bảo vệ chung cư và một số cán bộ của Bitexco. Bên ngoài gần 100 người dân vẫn kiên trì chờ đợi theo dõi kết quả. Họ đã nghỉ làm để đến đây, có người đang công tác ở miền Nam cũng tức tốc bay ra tham dự.

Điều hoà, quạt gió bật hết tốc lực, nhưng không khí ở tiền sảnh vẫn vô cùng ngột ngạt, thỉnh thoảng lại có một nhóm nhao nhao lên đòi vào phòng họp. Cuối cùng ban đại diện phải thống nhất, cứ sau khoảng một tiếng đồng hồ, sẽ cử người ra ngoài thông báo diễn biến để bà con ở ngoài đỡ sốt ruột

Cuộc họp giữa hai bên kéo dài suốt từ 3h chiều đến 7h45 tối. Đại diện Bitexco cam kết sẽ phối hợp làm việc với cư dân, chấm dứt tình trạng đơn phương áp đặt như trước đây. Các khoản phí và mức phí sẽ do Bitexco và các hộ dân thống nhất đưa ra. Bitexco sẽ xin lỗi người dân bằng văn bản về những sai sót trước đây trong cách hành xử. Và ngay trong tuần này sẽ tháo bỏ các barie ở chắn ở cửa hai khu để xe.

Tuy đã rất mệt và đói, vì phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ, nhưng bà con rất phấn khởi vỗ tay rào rào, khi nghe công bố kết quả cuộc họp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những ý kiến nghi ngại, khi cho rằng đây có thể chỉ là kế hoãn binh của phía chủ đầu tư.

Phía Bitexco hiện vẫn chưa đưa ra bình luận gì và từ chối trả lời các câu hỏi của báo chí.

READ MORE

Ga hàng không quốc tế Bắc Kinh

Đó là Nhà ga số 3, thuộc Sân bay quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhà ga sân bay lớn nhất thế giới này nằm trên diện tích 1km vuông và là một cấu trúc thép, kính khổng lồ, trị giá 2,8 tỷ USD. Công trình là tác phẩm của KTS Norman Forter và cộng sự.

beijing airport 51

Nhà ga số 3 tại Sân bay quốc tế Bắc Kinh là một dự án lớn trong số những dự án đón chào Olympic Bắc Kinh 2008. Nhà ga sẽ giúp giảm sự quá tải ở 2 nhà ga hiện thời của sân bay. Dự kiến nhà ga mới sẽ qua giai đoạn kiểm tra vào tháng một tới, và chính thức đưa vào hoạt động vào dịp Olympic tháng 8 năm sau.

beijing airport 61

Bắc Kinh đang thật sự rất cần một sân bay mới, do tốc độ phát triển kinh tế nhanh đến chóng mặt trong những năm gần đây. Nhà ga thứ hai của sân bay quốc tế Bắc Kinh được mở cửa cách đây 8 năm, nhưng nhanh chóng bị quá tải, hành khách luôn phải xếp hàng dài để lên máy bay, và các chuyến bay liên tục bị hoãn.

Nhà ga do Norman Foster thiết kế, trị giá 2,8 tỷ USD. Hiện Bắc Kinh cũng đang lên kế hoạch cho một sân bay quốc tế thứ hai, dự định mở cửa vào năm 2015.

Trước khi xây dựng nhà ga, 10.000 người đã phải di dời đi nơi khác. Khoảng 50.000 công nhân liên tục làm việc tại công trường. Và việc xây dựng nhà ga tiêu thụ mất 500.000 tấn thép.

airport140907 4

Nhà ga số 3 mất chưa đầy 4 năm để hoàn thành. Trong khi đó, Anh phải mất hơn thế chỉ để tranh cãi về việc xây dựng Nhà ga số 5 của Sân bay Heathrow. Nhà ga 3 trải trên một diện tích 1km2.

beijing airport 7

Nhà ga là một khối kiến trúc khổng lồ bằng kính và thép, với mái dốc. Nhà ga được trang bị một hệ thống chuyên chở hành lý tinh vi, một đường tàu chở khách vào thành phố, các cổng và một đường băng có khả năng đón nhận cả máy bay lớn nhất thế giới hiện nay A380.

viewofairport

 Nhà ga được thiết kế với cột màu đỏ, mái màu vàng, gợi nhớ đến những cung điện, đền thờ thời phong kiến trước kia. Khi nhà ga được mở cửa, dự kiến cứ 30 giây lại có một máy bay cất hoặc hạ cánh.Hành khách của sân bay quốc tế Bắc Kinh tăng hơn 20% mỗi năm, từ 21,7 triệu năm 2000 lên đến 48,6 triệu vào năm ngoái. Sân bay này cũng “nhảy” từ vị trí thứ 42 lên vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng các sân bay đông đúc nhất thế giới.

 

READ MORE