Skip to Content

Category Archives: Mẫu nhà xưởng, nhà tiền chế

Đến thăm Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999

Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2, 3.

Khu di tích tháp Chàm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây – Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chăm pa xưa 20km về phía Tây. Suốt 4 thế kỷ bị lãng quên, đến năng 1885, Mỹ Sơn mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.

Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn khác nhau:

– Năm 1898 – 1899, Louis de Fino và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.

– Năm 1901 – 1902, Hen ri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật và năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.

Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L.Finot và H.Pamlentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parlnentler, chúng ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn đã có 68 công trình kiến trúc và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam ra làm 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có đến hai phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A.1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.

images65654 Myson

Văn bia tại Mỹ sơn cho thấy lịch sử của Mỹ Sơn được bắt đầu bằng những ngôi đền gỗ vào thế kỷ thứ IV. Sau đó nó bị cháy đi nhưng chúng ta không biết được lý do. Đến thế kỷ thứ VII, một ông vua khác dâng cúng và xây một ngôi đền gạch. Từ đó về sau, các vương triều Chăm pa liên tục dâng cúng những ngôi đền, những kiến trúc tại Mỹ Sơn kéo dài từ những đền tháp đầu tiên vào thế kỷ thứ VII đến những đền tháp cuối cùng vào thế kỷ XIII. Trong vòng 7 thế kỷ như vậy, đền tháp tại Mỹ Sơn được xây mới và tu bổ liên tục nên những phong cách nghệ thuật và kiến trúc của nó cũng thể hiện sự chuyển hoá của quá trình phát triển của nghệ thuật và kiến trúc Chăm pa. Chúng ta cũng còn thấy được rằng các vương triều Chăm pa xưa ngoài việc xây dựng các ngôi đền mới, họ còn có nhiệm vụ tu sửa lại các ngôi đền cũ và họ chỉ tu sửa mặt tường ngoài chứ không tu sửa mặt trong. Nếu chỉ căn cứ vào cách trang trí mặt ngoài mà xác định niên đại của đền tháp thì có thể sẽ không đúng vì rất có thể khi trùng tu, người đời sau sẽ áp đặt phong cách mỹ thuật của thời họ vào trên tường tháp.

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chăm pa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chăm pa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình. Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua ngẩu tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Nhưng theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chăm pa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hoá mà họ nhận được. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hoá.

Tuy chỉ xây dựng những công trình có kích thước vừa và nhỏ, những kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chăm pa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

Khi nói về di tích Chàm, chúng ta hay nói về các đền tháp bằng gạch. Nhưng ở Mỹ Sơn lại có một đền bằng đá và là đền duy nhất bằng đá của di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay tiếc rằng ngôi đền này đã bị sập nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30m và đây là ngôi đền cao nhất Mỹ Sơn. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây và vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ thứ IV.

Năm 1937, các nhà khoa học Pháp bắt đầu có những công cuộc trùng tu tại Mỹ Sơn. Năm 1937-1938, ngôi đền A1 và các ngôi đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Năm 1939, nhằm để nghiên cứu các di tích của nhóm A, B, C, D khỏi sự phá huỷ của dòng nước (đã phá sập tháp A9), người Pháp đã cho xây một con đập và đào một dòng chảy xuyên núi để đổi hướng dòng chảy. Nhưng năm 1946, sau một trận lũ lớn, con đập này đã bị vỡ, nước chảy trở lai theo dòng cũ như ngày hôm nay chúng ta thấy.

Myson01

Mỹ Sơn có một giai đoạn yên lắng từ năm 1954 đến 1964. Khi đó, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chưa đến giai đoạn khốc liệt. Nhưng từ năm 1965 đến 1972, khi khu vực Duy Xuyên và Quảng Nam trở thành một chiến trường. Đền tháp Mỹ Sơn cũng bị thiệt hại cùng với xóm làng mà nó đã mang tên. Nặng nề nhất là trận bom năm 1969 đã làm biến dạng hình hài của khu di tích. Hầu hết các đền tháp đã bị sụp đổ hoặc hư hại nặng nề. Sau chiến tranh, để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, phục hồi di tích, chúng ta đã tiến hành rà phá bom mìn còn lại ở khu vực này. Mỹ Sơn sau chiến tranh là sự ngổn ngang gạch đổ, cần sự trợ giúp của nhiều người.

Năng 1980, trong chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam- Ba Lan, tiểu ban phục hồi di tích Chăm pa được thành lập do cố kiến trúc sư KAZIMIERS KWIATKOWSKI (1944-1997) phụ trách. Từ 1981 đến 1985, các đền tháp nhóm B, C, D được dọn dẹp và gia cố, hàng ngàn mét khối gạch vỡ, đất đá được đưa ra khỏi khu vực và sắp xếp lại. Nhờ vậy mà khu vực đền tháp này có được dáng vẻ như ngày hôm nay. Sau đó, một phần nhóm A được dọn dẹp và gia cố. Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn rất nhiều việc để làm nhưng được như hôm nay là công sức của những con người của những năm 1980 đầy khó khăn. Cố kiến trúc sư người Ba Lan mà mọi người hay gọi bằng một tên thân mật KAZIK đã để lại một tình cảm sâu đậm trong di tích và con người tại Mỹ Sơn. Ông mất năm 1997 tại Huế.

Để tiếp tục công việc bảo tồn di năm 1995, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn đã được thành lập. Để có cơ sở thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, Ban đã phối hợp với Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương thiết lập các dự án tu bổ cấp thiết từng cụm di tích trên cơ sở quy hoạch toàn vùng. Nổi bật nhất trong những năm 1998-1999, Ban đã hoàn thành được hồ sơ để trình UNESCO công nhận Mỹ Sơn là Di sản Thế giới. Tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn đã chính thức là Di sản Văn hoá Thế giới với hai tiêu chuẩn:

– Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hoá với sự hội nhập vào văn hoá bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ.

– Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam á.

Trong năm 1999, theo thoả thuận của ba bên Việt Nam – UNESCO – Italia, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn hợp tác với đoàn chuyên gia Italia nghiên cứu toàn diện về Mỹ Sơn. Từ đó, chúng ta có được bản đồ thực trạng khu vực di tích năm 2000. Các chuyên gia cho rằng việc đối xử với di tích phải hết sức dè dặt, phải nghiên cứu kỹ về vật liệu xây dựng vì người xưa không chỉ để lại những giá trị mỹ thuật và lịch sử mà còn có cả kỹ thuật vật liệu. Chơ đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa có được một kết luận khoa học mang tính đúng đắn và có khả năng ứng dụng. Viên gạch cổ nhẹ hơn gạch hiện tại cùng kích thước 1,3 lần. Gạch được nung non hơn nhưng, tính chất về sức bền vật liệu lại cao hơn. Đặc biệt nếu nhìn mặt ngoài của bức tường đền tháp, chúng ta có cảm nhận là tường xây không cần vữa, nhưng gạch bị tách ra cho chúng ta thấy là có một lớp vữa mỏng. Các nhà phân tích Châu Âu kết luận rằng thành phần của lớp vữa này là thành phần vô cơ không tạo kết dính. Chúng ta lại cần phải nghiên cứu tiếp. Đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn không chỉ chứa chất những giá trị văn hoá làm say đắm chúng ta mà còn chứa cả những giá trị kỹ thuật mà công nghệ thời chúng ta chưa giải quyết được. Đến Mỹ Sơn, nhìn một mảng tường để biết rằng chúng ta còn phải học nhiều.

Để bảo tồn di tích khỏi sự tác động của thiên nhiên, những khu rừng mới đã được trồng, vành đai xung quanh di tích cần được bảo vệ. Hiện nay, tuy còn nhiều việc phải tiếp tục làm, nhưng rừng núi Mỹ Sơn đã trở lại màu xanh. Trong quá trình gia cố, phát lộ di tích, Ban quản lý di tích Mỹ Sơn vẫn phải tiếp tục làm lại quá trình rà soát bom mìn lần hai để bảo đảng chiến tranh không làm tổn thương con người và di tích thêm lần nữa.

Đồng thời, với việc bảo tồn di tích ngày một tốt hơn thì nhu cầu văn hoá của nhân dân và du khách ngày một cao hơn. Mỹ Sơn trở thành một điểm thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, Mỹ Sơn dần đần hồi phục diện mạo trong sự yêu mến của mọi người. Để thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm bớt áp lực tác động vào di tích trong thời gian tới. Uỷ ban nhân dân huyện Duy Xuyên đã có dự án xây dựng khu du lịch Thạch Bàn, Mỹ Sơn. Với dự án này, hy vọng sự bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích tháp Chàm, Mỹ Sơn được thực hiện một cách có hiệu quả và bền vững. Di sản Văn hoá thế giới tháp Chàm Mỹ Sơn chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao, cần sự hiểu biết và yêu mến của mọi người.

 

READ MORE

7 kỳ quan của thế giới mới

Khoảng 100 triệu người đã tham gia vào cuộc bầu chọn qua Internet và điện thoại di động 7 kỳ quan mới của thế giới do tổ chức phi lợi nhuận New7Wonders tổ chức. Kết quả bình chọn được công bố hôm ngày 7/7/2007.

colosseum

Di tích Coloseum ở Rome, Italia (Ảnh: Reuters)

Taj%20mahal

Taj%20mahal

Taj%20mahal

Đền thờ Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ (Ảnh: Reuters)

Jesus

Tượng chúa cứu thế trên đỉnh Corcovado, Rio de Janeiro, Brazil (Ảnh: Reuters)

machu%20pichu

Di tích của người Inca Machu Picchu ở Cuzco, Peru. (Ảnh: Reuters)

vltt

Vạn lý trường thành của Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

chichen%20itza

Chichen-Itza ở Mexico. (Ảnh: Corbis)

khazneh

Di tích Khazneh ở Petra, Jordan. (Ảnh: AP)

giza

Khu kim tự tháp Giza, kỳ quan thế giới thời cổ đại duy nhất còn tồn tại, vẫn sẽ được coi một kỳ quan, bênh cạnh danh sách 7 kỳ quan mới. (Ảnh: Corbis)

READ MORE

Mỏi mắt chờ các khu đô thị đại học đẳng cấp

Cơ hội cho hàng ngàn sinh viên ĐHQGHN chấm dứt cảnh trọ trong những căn nhà cấp bốn tồi tàn, để được hít thở bầu không khí trong lành, có môi trường học tập tiêu chuẩn, sống trong những khu KTX hiện đại vào năm 2012 có lẽ sẽ không như dự kiến.

Nguyên nhân vì hàng chục hạng mục đầu tư xây dựng tại khu vực Hoà Lạc-Hà Tây đang triển khai quá chậm so với yêu cầu.

Bài 1: Xây dựng ĐH Quốc gia HN tại Hà Tây với tốc độ… rùa!

Mới nhận bàn giao hơn 25% diện tích mặt bằng

Ông Lê Văn Đính-Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) xây dựng ĐHQGHN thừa nhận: Nhiều phần việc triển khai bị chậm so với yêu cầu đặt ra.

Mặc dù điều chỉnh quy hoạch chung ĐHQGHN tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt từ năm 2002 và nhiều công việc đã được triển khai từ trước đó, nhưng đến nay (8/2007) BQLDA mới chính thức tiếp nhận được khoảng 25% diện tích mặt bằng của khu vực xây dựng ĐHQGHN tương đương với hơn 220 ha và vẫn chưa phải là mặt bằng sạch (tức là nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng vẫn chưa được di dời).

Thực tế, ngoài vỏn vẹn khu nhà công vụ mà BQLDA đang sử dụng làm trụ sở làm việc, cả một vùng dự án vẫn… xanh màu cỏ dại và cây rừng xen lẫn với những nương chè của những người nông dân thấy tiếc cho đất bỏ hoang mà trồng cấy.

Nhiều nội dung trong mục tiêu mà Đảng ủy ĐHQGHN đặt ra đã không thành hiện thực. Cụ thể như: Đến hết năm 2007 thực hiện đền bù, GPMB được khoảng 800 ha; Đến hết quý II/2007 thi công xong phân khu phía Bắc để chuyển các hộ dân thuộc diện di dời đến khu tái định cư.

Với các dự án thành phần, mục tiêu đặt ra vẫn còn rất xa vời, điển hình là DA hạ tầng kỹ thuật, khu trung tâm ĐHQGHN, trung tâm thể dục thể thao và trung tâm giáo dục quốc phòng, khu ký túc xá sinh viên, trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Sư phạm, ĐH Công nghệ, ĐH Ngoại ngữ, Khoa kinh tế, Luật, các Viện – Trung tâm nghiên cứu khoa học, ĐH Quốc tế…

Thu hồi đất nhưng vẫn chưa xây khu tái định cư!

Mặc dù đây là một trong những dự án đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục đào tạo lớn nhất từ trước tới nay, có mức đầu tư dự kiến lên đến khoảng trên 11.000 tỷ đồng (dự án tiền khả thi năm 2003 xác định là 7.329 tỷ đồng) nhưng cách điều hành và triển khai dự án thì lại hết sức thiếu chuyên nghiệp và trì trệ.

Ông Cấn Văn Lai-Trưởng Ban GPMB huyện Thạch Thất thừa nhận là mặc dù đã đã tiến hành kiểm đếm, bồi thường được trên 600 ha (bao gồm cả đất xây ĐHQG, đất giao cho Trường Sỹ quan lục quân I, đất tái định cư…) đất thu hồi và bàn giao 340 ha nhưng thực tế thì nhà tái định cư cho cả ngàn hộ dân thuộc diện di dời vẫn nằm trên giấy!?

do thi

Hầu hết các hạng mục vẫn còn đang trên giấy. Ảnh: Tuấn Minh

Bản thân phần đất 114 ha để đưa dân đến tái định cư cũng mới bồi thường tiền thu hồi đất được 43 ha. Ngay như 34 ha đất tái định cư đã được Ban GPMB bàn giao cho chủ đầu tư đã 1 năm nay rồi nhưng khu tái định cư vẫn chưa thấy đâu.

Ông Cấn Văn Lai cho rằng mặc dù yêu cầu đặt ra là khu tái định cư phải đi trước một bước, nhưng thực tế tại dự án này thì ngược lại, thu hồi đất rồi mà vẫn chưa xây khu tái định cư. Nhà cửa trong khu vực thu hồi không được tu sửa, cải tạo, cộng thêm với việc người lao động tại nông trường mất việc làm do bị thu hồi đất khiến nhiều hộ dân hoang mang, không ổn định cuộc sống dẫn đến GPMB thêm nhiều khó khăn.

Ông Lê Văn Đính cho biết thêm nguyên nhân dẫn đến xây dựng khu tái định cư quá chậm vì phải thay đổi chủ đầu tư, lúc đầu là ĐHQG làm chủ đầu tư, sau đó lại ủy quyền cho UBND huyện Thạch Thất làm chủ đầu tư. “Thời gian UBND huyện Thạch Thất triển khai dự án đã phát sinh vướng mắc về thủ tục pháp lý, hơn nữa do quản lý dự án không đảm bảo tính chuyên nghiệp nên đã ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc của dự án” – Đảng ủy ĐHQG khẳng định.

Cũng theo ông Lê Văn Đính, tình trạng nhiều hạng mục chậm tiến độ còn do việc chuẩn bị đầu tư phức tạp, qua nhiều cấp, nhiều ngành phê duyệt. Công việc phải chậm lại một phần do việc phải mời tư vấn nước ngoài xem xét lại quy hoạch chung do nhiều đơn vị trong nước không đủ năng lực.

Giá thuê tư vấn nước ngoài phải thương lượng, xét duyệt mất nhiều thời gian. Nhiều chuyên gia tư vấn nước ngoài chưa hiểu quy định của luật pháp Việt Nam về đầu tư, xây dựng. Có sự tranh chấp về địa giới hành chính tại địa phương mà chậm được giải quyết dứt điểm..

Mặt khác, ông Lê Văn Đính cho rằng, nhiều quy định về trách nhiệm, quyềnlợi của cán bộ của BQLDA và nhiều bên liên quan còn chưa phù hợp, quy định về trách nhiệm còn hết sức chung chung, thiếu minh bạch. “Thu hút người giỏi về làm việc tại Ban Quản lý dự án rất khó. Đã có 2 thạc sỹ và 3 kỹ sư xin thôi việc tại Ban Quản lý dự án và đó cũng là một khó khăn mà chúng tôi phải khắc phục trong thời gian tới” – Ông Đính giải thích thêm.

Đội ngũ cán bộ chưa có kinh nghiệm quản lý dự án quy mô lớn. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của các Ban QLDA, đặc biệt là Ban quản lý chung của dự án chậm được kiện toàn, chưa chủ động trong công việc được giao; phân công kiểm điểm trách nhiệm giữa các bộ phận và cá nhân chưa rõ ràng.

Công tác lựa chọn nhà thầu chưa tốt, chưa phát huy được tính cạnh tranh. BQLDA chung và các chủ đầu tư dự án thành phần chưa thực hiện tốt vai trò quản lý, kiểm tra, đôn đốc, xử lý hợp đồng đối với các nhà thầu, dẫn đến nhiều hợp đồng bị kéo dài thời gian thực hiện.

(Nguồn: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của BCH Đảng bộ khóa III-ĐHQGHN)

READ MORE

Chùa Tiên Tích – di sản kiến trúc Thăng Long

Chùa Tiên Tích tại 110 Lê Duẩn phường Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm có lịch sử ra đời vào đầu đời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786). Chùa nằm trong khu vực cửa Nam, một trong bốn cửa ngõ của tòa thành Thăng Long xưa. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, khu vực Cửa Nam nhanh chóng phát triển sầm uất, các hoạt động văn hóa – xã hội phong phú.

Trong mấy thế kỷ đầu của Thăng Long, triều đình đã cho xây dựng rất nhiều công trình nổi tiếng, trong đó chùa Tiên Tích là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng từ ngày ấy.

Tương truyền vào đời nhà Lý, có một hoàng tử đi chơi bị lạc được các tiên đưa về nên nhà vua dựng ngôi chùa này để tạ ơn các tiên. Lại có truyền thuyết kể lại rằng, nhà vua đi chơi hồ Kim Âu thấy có vết tích của Tiên giáng trần hiện ra ở gần hồ bèn cho xây dựng ngôi chùa đặt tên  là Tiên Tích (Vết tích của Tiên).

Theo sử sách xưa viết lại, chùa Tiên Tích ngày xưa rất rộng lớn, sân chùa lát đá, phong cảnh hữu tình, có hồ nước xanh mát, có hương sen thơm ngát.

Chùa được xây theo hình chữ Đinh gồm Tiền Đường, Thiên Hương và Thượng điện. Kết cấu ở đây chủ yếu là gạch, ngói và gỗ. Trong chùa, hệ thống 5 bệ thờ Phật được xếp đặt cao dần tại Thượng điện, trên đó bài trí các pho tượng của Phật giáo. Phần lớn các pho tượng này được làm dưới triều Nguyễn, thế kỷ thứ XIX.

Chùa Tiên Tích được xây dựng từ rất sớm, được Chúa Trịnh mở rộng vào đầu đời vua Lê Cảnh Hưng (1740) và là một thắng tích trong vùng. Chùa được khôi phục vào đời vua Minh Mạng thứ 14 (1835) và liên tục được tu sửa, hoàn thiện.

Chùa Tiên Tích đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, với nhiều biến cố của thời gian, tuy đã làm thay đổi nhiều về diện mạo, nhưng đến nay vẫn mang đậm giá trị về mặt lịch sử, khoa học và nghệ thuật.

Sự có mặt của di tích đến hôm nay cùng các di vật như chuông đồng, bia đá là nguồn tư liệu quý phản ánh sự tồn tại không thể thiếu của đạo Phật trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam, về lịch sử Thăng Long – Hà Nội. Nó giúp chúng ta hình dung được cảnh quan của mảnh đất kinh kỳ, hiểu thêm phần nào về đời sống cung đình, vua chúa ngày xưa.

Cho đến nay, về mặt kiến trúc, nghệ thuật, chùa Tiên Tích còn bảo lưu được khá nguyên vẹn về hình thức, kết cấu, kiến trúc tôn giáo dưới thời Nguyễn. Hệ thống tượng tròn mang giá trị thẩm mỹ cao, các pho tượng của chùa được gia công tỷ mỷ, công phu, giàu tính sáng tạo. Các hiện vật này ngoài giá trị nghệ thuật còn là khối di sản quý giá kho tàng di sản văn hóa nước nhà

Bên cạnh những giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật, chùa còn là nơi giáo dục truyền thống tốt đẹp cho nhân dân địa phương, là nơi điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Với những giá trị quý báu trên, di tích chùa Tiên Tích đang được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt cho Sở VHTT và UBND phường Cửa Nam cùng nhân dân tôn tạo và trùng tu lại. Đây cũng là công trình xây dựng hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

READ MORE

Hà Nội: thêm khu đô thị mới phía tây nam

Viện Qui hoạch xây dựng Hà Nội vừa hoàn thành đồ án qui hoạch chi tiết khu đô thị mới tây nam Kim Giang 1 tỉ lệ 1/500, trình UBND TP Hà Nội để xin ý kiến trước khi phê duyệt. Theo đó, phía tây nam thành phố sẽ hình thành thêm một khu đô thị mới qui mô lớn và hiện đại.

Về địa giới, khu tây nam Kim Giang 1 với tổng diện tích xấp xỉ 50ha, nằm trên địa bàn hai quận (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân; phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) và huyện Thanh Trì (xã Tân Triều). Trong đó, diện tích đất chủ yếu nằm trên xã Tân Triều (hơn 70%).

Về vị trí, phía đông bắc khu đô thị tây nam Kim Giang 1 giáp đường vành đai 3; phía đông nam giáp đường qui hoạch dự kiến và dự án Trung tâm thể thao đua ngựa; phía tây bắc giáp khu đô thị mới Hạ Đình; phía tây nam giáp đường qui hoạch và khu dân cư xã Tân Triều. Dự kiến, tổng qui mô dân số toàn khu vực theo qui hoạch khoảng 9.110 người. Theo đơn vị lập đồ án qui hoạch, toàn khu đô thị mới sẽ có 12 ô sử dụng đất với tổng diện tích khoảng 38ha.

Riêng diện tích đất ở dành xây dựng nhà cao tầng gần 11,9ha, chia thành 8 ô, được bố trí dọc theo trục đường vành đai 3 và các trục đường chính nhằm tận dụng lợi thế mặt đường. Diện tích đất xây dựng nhà thấp tầng (79.960m2) với 4 ô được bố trí nằm liên kết với các khu cây xanh, đơn vị ở. Ngoài ra, còn có các diện tích đất dành cho công trình công cộng, cơ quan, văn phòng, trường học, công trình kỹ thuật, thương mại, dịch vụ… Trong đó, đất dành cho cây xanh khoảng 15.600m2, đất cho bãi đỗ xe trên 11.860m2…

Về giao thông, đường vành đai 3 ở phía đông bắc khu đô thị (đoạn Nguyễn Trãi – Khuyến Lương) sẽ có mặt cắt ngang điển hình rộng 68m2 với hai lòng đường cao tốc rộng 30m, hai làn xe thô sơ 7,5m và hè đường mỗi bên 8m.

Đường cấp liên khu vực và phân khu vực là các trục giao thông chính của khu vực có mặt cắt ngang dự kiến rộng 25-30m; các đường nội bộ và lối vào nhà có mặt cắt ngang rộng khoảng 11,5m. Tổng kinh phí dự kiến để xây dựng đường giao thông theo qui hoạch khoảng 11,8 tỉ đồng. Nguồn nước sinh hoạt cho toàn khu dân cư nằm trong phạm vi các nhà máy nước Mai Dịch, Hạ Đình, Pháp Vân, Nam Dư.

READ MORE

Khu căn hộ The Vista

The Vista là khu căn hộ hiện đại bao gồm 750 căn có giá bán trung bình 1.600 USD/m2. Toàn dự án có diện tích 23.000 m2, bao gồm khu nhà ở và các công trình công cộng, tọa lạc tại phường An Phú, quận 2, cách trung tâm TP HCM 4-6 km.

Dự án gồm 5 tòa nhà chính, nằm trong khuôn viên nhiều cây xanh và có nhiều cảnh quan nước có thể nhìn bao quát toàn cảnh dòng sông Sài Gòn. Xung quanh các căn hộ có nhiều tiện ích như cửa hàng bán lẻ, sân tennis, golf, hồ bơi, khu vui chơi giải trí cho trẻ em và các câu lạc bộ thể thao khác. The Vista cũng gần siêu thị Metro, nằm trên khu vực có cụm trường Quốc tế British và trường Quốc tế TP HCM. Đối tượng khách hàng mà The Vista hướng đến là giới doanh nhân và người có thu nhập cao.

v1

Ngày 19/10, The Vista khai trương căn hộ mẫu tại số 628C Xa Lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2. Các căn hộ có từ 2 đến 4 phòng ngủ, với diện tích mỗi căn từ 101 đến 470 m2. Dự án có 14 nhà penthouse với diện tích 470 m2. Giá trung bình cho mỗi căn hộ này trên 200.000 USD.

Chủ đầu tư dự án là tập đoàn CapitaLand Việt Nam (chiếm 80%) cùng các đối tác khác là Công ty Cổ phần đầu tư Phú Gia và Công ty Thương mại xây dựng Thiên Đức (chiếm 20% vốn còn lại).

Dự kiến tổng thể khu căn hộ The Vista sẽ hoàn thành vào năm 2011. Trong vài năm tới, cùng với The Vista, CapitaLand dự định sẽ xây dựng khoảng 2.800 căn hộ tại TP HCM.

Nửa đêm đi xếp hàng mua nhà

23h tối 18/10, chừng 500 người xếp hàng dài hơn 200 m bên ngoài phòng kinh doanh dự án cao ốc The Vista tại 628C xa lộ Hà Nội, An Bình, phường An Phú, quận 2, TP HCM. Họ chầu chực đến sáng để được mua căn hộ ở đây.

Cảnh chen lấn xô đẩy, xô xát, chửi mắng, tranh giành hỗn loạn đã xảy ra suốt từ chiều. Trung tá Nguyễn Danh Sơn, người chỉ huy lực lượng CA phường An Phú được điều động đến giữ trật tự tại đây, cho biết: “Chưa bao giờ tôi thấy xảy ra cảnh tượng này, ai đời bỏ ra hàng tỷ đồng mà lại khổ sở như vậy”.

v5

Sau một hồi “chiến đấu” để giữ chỗ, nhiều người có nhu cầu thực sự, không chịu nổi chen lấn, giành giật đã thuê người khác xếp hàng hộ và tin này lan rộng càng kéo thêm nhiều người xếp hàng thuê ùa đến. Trong số này, hơn 80% người xếp hàng là được thuê. Chủ đầu tư, bảo vệ phải mua bánh mì, nước ngọt phát cho hàng trăm người chen lấn. Dù phải chờ đến 8h sáng hôm sau nhưng không ai chịu bỏ hàng vì tin đồn một suất mua được sang nhượng tại chỗ đến 3.000 USD. Chủ đầu tư đã giao toàn bộ trách nhiệm cho lực lượng bảo vệ và 5, 6 nhân viên.

Nửa đêm, nhiều người vẫn gia nhập hàng và có không ít người nước ngoài. Ông Trần Văn Sơn, hành nghề xe ôm gần đấy đang xếp hàng, cho hay: “Họ đưa tôi 500.000 đồng và hứa nếu tôi có phiếu mua sẽ được trả 2.000 USD, số tiền bằng cả năm tôi chạy xe nên bằng mọi giá tôi quyết phải bám cho bằng được”.

Ngày 1/6, The Vista đã bán một đợt với giá dưới 1.400 USD/m2 với các căn từ tầng 10 trở xuống nhưng khách hàng cũng phải xếp hàng từ 5h sáng mới mua được. Nhưng đợt bán tiếp 140 căn vào sáng nay thì cơn sốt được đẩy lên đỉnh điểm dù giá đã đẩy lên từ 1.900 USD đến 2.100 USD mỗi m2 và căn hộ rẻ nhất không dưới 3,5 tỷ đồng.

READ MORE

Quá tải hồ sơ nộp thuế nhà đất

Gần 1 tháng nay, hàng ngàn người dân Hà Nội đã chạy đua nộp thuế trước bạ nhà đất để tránh thời điểm thi hành Luật Đất đai sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1-1-2005), phải chịu mức thuế cao theo khung giá đất mới.

Theo ông Phi Vân Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, số hồ sơ thuế nhà đất trong tháng 12 đã tăng vọt, trung bình 200 trường hợp/ngày, gấp 2 lần những tháng trước đó. Tình trạng quá tải này đã tạo môi trường thuận lợi cho các đối tượng “cò mồi” nộp thuế hoạt động công khai với mức giá dịch vụ nộp thuế 2 triệu đồng/hồ sơ.

Để giảm bớt tình trạng quá tải cho cả người dân và cán bộ thuế, UBND TP Hà Nội đã có văn bản cho phép những hộ dân đã có sổ đỏ được hoãn nộp thuế đến hết năm 2005. Theo đó, đối tượng này chỉ phải nộp thuế, lệ phí trước bạ theo khung giá đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.

 

READ MORE

Ngôi nhà cổ nhất Hà Nội chờ… sập

Ngôi nhà năm nay đã 126 tuổi. Ngày nắng, nơi đây biến thành một chiếc “lò” đặc quánh mùi. Ngày mưa, đại gia đình phải chui vào lô cốt chống… sập. Người dân sống ở đây ăn cơm trộn mọt là chuyện thường ngày và tắm giặt thì “lộ thiên”.

Trước đây, Hà Nội còn tồn tại hai căn nhà được coi là cổ nhất đất Kinh Kỳ. Một căn là số 42 Mã Mây nhưng đã bị cháy trụi cách đây dăm bẩy năm. Căn còn lại là nhà số 47 Hàng Bạc. Dễ đến gần mười năm, ngôi nhà cổ nhất này được đưa lên “mổ xẻ” tại rất nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn. Và khi chúng tôi đến đây ngỏ ý viết bài, tất cả cư dân sống trong ngôi nhà thở dài: “lại khảo sát, lại báo chí mà có làm gì được đâu”.

Ăn cơm “trộn” mọt

Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ năm 1880. Trải qua rất nhiều đời chủ, cùng với sự tùy tiện trong cách sử dụng, sự xuống cấp là điều tất yếu. Năm 1840, gia đình tiểu tư sản, thương gia thời Pháp thuộc Nguyễn Thị Tý, một thời “làm mưa, làm gió” trong giới doanh nhân đất Kinh Kỳ, do có nhiều tiền, được “trương” lại (nhượng lại) từ tay của gia đình người Tầu làm nghề vàng bạc.

Căn nhà có diện tích mặt bằng rộng 206 m2, mặt tiền 7,5m, cả gia đình bà Tý đã chuyển đến ở hẳn nơi này. Cùng với căn nhà này, bà còn có 3 căn nhà khác ở 140 phố Huế, 290 phố Huế và 196 Lê Lợi (nay là Bà Triệu).

Năm 1962, khi nhà nước có chế độ cải tạo lại nhà cửa, gia đình ông Ngọc (con trai bà Tý), người được thừa hưởng căn nhà 47 Hàng Bạc, đã hiến hai căn nhà 140 phố Huế và 196 Lê Lợi cho nhà nước. Còn căn nhà 290 phố Huế được một tổ chức nhà nước thuê với cái giá như “cho không” và đến nay thì “biến thành” của công, một “đi” không “trở lại”.

Cả đại gia đình ông bà Ngọc, các con, các cháu và những người con khác của bà Nguyễn Thị Tý đều được “gom” vào 206 m2 tại căn nhà 47 Hàng Bạc. Trước đây, cả thảy có tới 40 con người sinh sống, học tập và làm việc trong căn nhà này. Do điều kiện vật chất, chỗ ở khó khăn, ngày một xuống cấp, hiện nay, nhiều hộ gia đình đã chuyển ra ngoài thuê nhà hoặc đi ở nhờ. Hiện tại, còn có 5 hộ và 25 nhân khẩu vẫn đang sinh sống trong một không gian khó có thể tưởng tượng được ngay giữa lòng thủ đô.

Toàn bộ ngôi nhà được thiết kế bởi những cột gỗ với kèo và cầu thang cũng bằng chất liệu đấy. Chính vì thế, qua một trăm hai mươi sáu năm, các cột gỗ đã bộc lộ sự già nua của mình. Cách đây năm, sáu năm, khi bước vào trong ngôi nhà, chúng tôi đã thấy vô khối lỗ mối, mọt và cả hàng loạt mảng tường chỉ trực đổ xuống đầu những chủ nhân ở đây. Và, khi quay trở lại, cơ số những hiện tượng đấy tăng lên theo cấp số nhân.

206m2 chia cho 5 hộ với 25 khẩu thì không phải là một vấn đề gì đáng nói cả nếu như toàn bộ diện tích đều sử dụng được. Đằng này, 2/3 diện tích đó đã hoang phế, không sử dụng được. Với diện tích còn lại, gia đình ông Ngọc, ông Đỗ Đình Khiêm, cháu ông Ngọc và một hộ dân khác nữa là hộ bà Nguyễn Thị Phú làm tất cả các công việc hàng ngày trong “khuôn khổ” như vậy. Nắng, đây thực sự là một chiếc “lò” kín đặc, nồng nặc mùi của đủ thứ từ thức ăn đến nhà vệ sinh. Mưa, cả đại gia đình chui vào một cái “lô cốt” được xây chỉ để “trú ẩn” đề phòng trường hợp nhà sập. Mà, cũng không dưới hai lần, mái sau của ngôi nhà này đã sập và sự nơm nớp lo âu của họ ngày một tăng lên.

Có một, hai người liều ở lại nhà của mình thì cũng không biết phải xoay kiểu gì khi nước ở trên dội xuống vì mái ngói không còn làm tốt được chức năng che mưa, nước ở dưới thì tràn lên do tắc cống. Đấy là chưa kể nước ở các mái nhà hàng xóm đổ sang khe giữa của tường và mái ngói. Về tắm, giặt thì “lộ thiên” hết khi mà hàng xóm vô tình phơi quần áo, cúi xuống thấy mấy gia đình ở dưới đang có người “khỏa thân”.

Và đã có những trường hợp không biết nên khóc hay cười nữa. Có bữa, cả đại gia đình đang ăn cơm, có cái gì đó to to, đen xì rơi thẳng xuống bát canh cá biển mà chị Phú phải vất vả lắm mới mua được ở chợ Hàng Bè. Tất cả các thành viên có mặt trong bữa cơm đều thất thanh la lối và hàng xóm chạy sang mới phát hiện ra đấy là miếng vữa, một mảnh thời gian, bị lở từ trên trần xuống. Và, trong mấy hộ dân sống ở đây, chỉ cần một người nhóm bếp than thì “hun” cả mấy nhà còn lại trong cái “lò” này.

Còn việc ăn cơm “trộn” với mọt rụng từ trên các xà gồ bằng gỗ xuống thức ăn thì “mãi cũng thành quen”.

Giải pháp nào?!

Đây không còn là câu hỏi mới đối với các cơ quan có trách nhiệm quản lý căn nhà cổ này cũng như đối với những người dân nơi đây. Trước đây, cụ Tý có rất nhiều nhà nhưng do đã hiến hết cho nhà nước nên cụ đành “ngậm ngùi” để con, cháu “chui rúc” trong căn nhà này. Thế hệ tiếp nối nhau, đại gia đình cụ, người còn người mất, vẫn “bám trụ” lại đây vì không còn có sự lựa chọn nào nữa.

Tháng 10/2000, đại diện của hai thành phố Toulouse (Pháp), Bruxell (Bỉ) đã khảo sát, đo đạc, vẽ thiết kế và ký thỏa thuận hợp tác với chính quyền thành phố Hà Nội để phục chế lại căn nhà này cũng như những di tích phố cổ với tổng giá trị của dự án lên đến 2,8 triệu Francs. Để khởi động cho dự án này, ngôi nhà được đem ra đo đạc, thiết kế để rồi…đợi. Sau đoàn khảo sát ấy, có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu cũng đến để đo đạc, vẽ bản thiết kế và kết quả là… vẫn thế.

Mới đây nhất, 9/9/2005, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã có buổi làm việc với các hộ dân sống tại đây để bàn bạc, lấy ý kiến và đưa ra bản phác thảo dự án phục chế căn nhà này nhưng vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

Đã hơn mười năm trôi qua kể từ ngày có ý kiến cũng như động thái phục chế ngôi nhà, không một viên gạch, không một thanh xà nào được mang đến. Nhưng, cũng vì là nhà cổ cần bảo tồn, ngày 19/3/1998, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định 1170/QĐ-UB quy định không sửa chữa, cơi nới và cải tạo lại nhà trong khu phố cổ trong đó có nhà 47 Hàng Bạc. Mọi ý định cải tạo, sửa chữa nhà của gia đình ông Ngọc và các hộ dân sống ở đây bị chặn đứng.

Đến bao giờ?

Trả lời chúng tôi, một quan chức của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quả quyết rằng: “Trong thời gian gần nhất, chúng tôi sẽ phục chế lại căn nhà này theo nguyên trạng ban đầu cũng như khảo sát, thiết kế và phục dựng những căn nhà cổ còn sót lại trên địa bàn Hà Nội”.

Nghe thì rất mừng nhưng việc bao giờ tuyên bố đó thành sự thật thì… chưa ai biết. Chỉ biết rằng họ, những cư dân ở số nhà 47 Hàng Bạc, vẫn nằm trong tâm trạng nơm nớp lo âu. Và, những mảnh thời gian vẫn cứ ngày ngày rơi xuống đầu…

READ MORE

Keangnam xây tòa nhà cao nhất tại Việt Nam

Keangnam sẽ xây toà nhà Keangnam Hà Nội Landmark Tower cao 336 m – tòa nhà cao nhất Việt Nam và đứng thứ 17 trên thế giới, tính đến thời điểm này.

Với tổng vốn đầu tư 1,05 tỷ USD, Công ty Keangnam (Hàn Quốc) sẽ khởi công Keangnam Hà Nội Landmark Tower vào ngày 25/8 tới đây, sau khi nhận được giấy phép đầu tư vào hôm 9/8 vừa qua.

Xem hình

Mặt bằng xây dựng tòa nhà có diện tích 46.008 m2 này nằm trên đường Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội). Keangnam Landmark Tower gồm 1 tòa nhà 70 tầng, 2 tòa nhà chung cư 47 tầng, bao gồm khách sạn, chung cư cao cấp cho thuê và các hạ tầng phụ trợ khác.

Tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay là tòa tháp chung cư Vinaconex, có 34 tầng.

Với tổng diện tích là 578.957m2, Keangnam Hà Nội Landmark Tower cũng sẽ là tòa nhà đứng thứ 5 thế giới về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ.

Dự kiến tòa nhà sẽ hoàn thành vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

READ MORE

Thành phố Âm nhạc

Một mô hình “khu liên hợp” với diện tích khoảng 20 ha chỉ dành riêng cho âm nhạc chuẩn bị được xây dựng, dự tính đi vào hoạt động trong 3 năm tới. Dự án này được thực hiện với hy vọng biến Việt Nam thành trung tâm âm nhạc của Đông Nam Á.

Tập đoàn Music Universe Holdings (MUHoldings) của Thụy Sĩ dự định thực hiện ý tưởng Thành phố Âm nhạc tại Việt Nam, châu Âu và Qatar. Trung tâm của “thành phố” này là một nhà hát biểu diễn đa chức năng với sức chứa 20.000 người, gồm 18.000 ghế ngồi, còn lại là chỗ đứng, cùng nhiều phòng VIP. Nơi đây có thể dễ dàng chuyển thành sân trượt băng nghệ thuật, nơi thi đấu thể thao… để tổ chức các buổi biểu diễn trong nhà quanh năm.

 TP am nhac

Xung quanh đó là một loạt công trình được thiết kế để phục vụ nhu cầu giải trí đa dạng của con người: sàn nhảy Mega, câu lạc bộ nhạc jazz, khách sạn 5 sao, café Internet, văn phòng và trung tâm thương mại, khu căn hộ, dịch vụ ăn uống…

Ông Phillip Breydels, Tổng giám đốc MUHoldings, cho biết, một trong những nguyên nhân chính khiến tập đoàn quyết định chọn Việt Nam để thực hiện dự án này là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của đất nước – yếu tố có thể thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và hoạt động. “Hơn nữa, chính nền văn hóa của Việt Nam đã thu hút chúng tôi thực hiện dự án tại đây. Chúng tôi tin tưởng một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, yêu nghệ thuật là môi trường lý tưởng để phát triển một dự án văn hóa như vậy”, ông Breydels nói.

Số vốn đầu tư vào dự án ước tính 100 triệu USD chưa kể chi phí thuê đất. MUHoldings hy vọng sẽ đón khoảng 2 triệu khách đến Thành phố Âm nhạc để tham dự các sự kiện mỗi năm. Theo tập đoàn này, dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng cường giao lưu văn hoá. Tại Việt Nam, công trình cần thuê hơn 350 lao động cùng một số lượng cộng tác viên. Ngoài ra, các nhà hàng, khách sạn, chủ các hạng mục đầu tư trong thành phố cũng có nhu cầu về nhân lực.

Hiện nay, Tổng giám đốc của MUHoldings vẫn giữ bí mật về vị trí của dự án. Tuy nhiên, ông tiết lộ địa điểm chắc chắn là một trong những thành phố lớn của Việt Nam.

READ MORE

Diễn biến thị trường BĐS tháng 10

Thị trường BĐS tháng 10 bước vào giai đọan điều chỉnh giá mới, theo xu hướng tăng lên khá mạnh, từ từ nhưng liên tục chưa có dấu hiệu giảm. Được khích lệ bởi nhiều đánh giá lạc quan về triển vọng đầu tư cả trong ngắn hạn lẫn trung hạn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài, thị trường đã có sự chuyển biến khá mạnh.

READ MORE

Vincom sắp có thêm tòa tháp thứ 3

Thông tin này được ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Vincom khẳng định tại Hội nghị khách hàng Vincom vừa được tổ chức tại Vinpearl (Nha Trang – Khánh Hòa).

Cty Cổ phần Vincom được thành lập vào ngày 23/11/2004. Cty là chủ đầu tư và quản lý cao ốc văn phòng, thương mại Vincom City Towers (Hà Nội) với tổng số vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng.

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, Vincom City Towers đã trở thành một trong những Trung tâm Thương mại và khu văn phòng “hot” tại thị trường địa ốc Hà Nội. Hiện nay, 99% diện tích của Vincom City Towers đều được cho thuê sử dụng với mức giá khoảng 23USD/m2.

Theo kế hoạch, giữa năm 2007, Vincom sẽ khởi công xây dựng tòa tháp thứ 3, cao 25 tầng trên phố Đoàn Trần Nghiệp – Bùi Thị Xuân và nối với tòa tháp hiện tại. Tòa tháp thứ 3 ngoài chức năng làm trung tâm thương mại, văn phòng còn có các căn hộ cao cấp.

READ MORE