Skip to Content

Category Archives: Quy hoạch xây dựng

Nhà bị cắt xén do thu hồi đất còn dưới 15 m2 được bồi thường toàn bộ

UBND TP vừa ban hành Quyết định 165/2005/QÐ-UB quy định tạm thời xác định giá trị nhà, vật kiến trúc để bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố. Theo Quy định này, có 3 trường hợp nhà bị cắt xén một phần nhưng được bồi thường toàn bộ.

Một là nhà bị cắt xén, phá dỡ một phần mà do phá dỡ dẫn đến toàn bộ phần còn lại không đảm bảo khả năng chịu lực. Hai là nhà sau khi cắt xén, phá dỡ mà diện tích còn lại của tầng 1 có diện tích sàn xây dựng từ 15m2 trở xuống có chiều rộng mặt tiền tại chỉ giới cắt xén theo quy hoạch hoặc chiều sâu so với chỉ giới cắt xén theo quy hoạch từ 3m trở xuống nếu cam kết phá dỡ hết.

Ba là nhà bị cắt xén, phá dỡ mà không thuộc diện quy định tại 2 trường hợp trên, nhưng diện tích còn lại chỉ còn cầu thang, nhà vệ sinh.

Diện tích nhà còn lại sau bị phá dỡ được tính bổ sung theo nguyên tắc: với nhà khung bê tông cốt thép thì tính từ chỉ giới cắt xén đến khung kết cấu chịu lực gần nhất. Nhà xây gạch chịu lực bị cắt xén mà không ảnh hưởng đến an toàn của nhà thì diện tích bồi thường được xác định bằng chiều rộng mặt tiền tại chỉ giới cắt xén nhân với chiều sâu nhà, nhân với số tầng nhà bị cắt xén.

Nguyên tắc xác định giá trị hiện có của nhà, công trình được xác định bằng công thức: Ghc= Mkl . Gxl . Tcl. Trong đó, Ghc là giá trị hiện có của nhà cửa, vật kiến trúc; Mkl là số diện tích (m2) sàn xây dựng (hoặc đơn vị thể tích, chiều dài vật kiến trúc) được tính bồi thường; Gxl là đơn giá xây dựng mới của một đơn vị tính của nhà, vật kiến trúc; Tcl là tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà hoặc vật kiến trúc được xác định. Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình được xác định căn cứ vào tỷ lệ chất lượng còn lại của các kết cấu chính (móng, khung, cột, tường, nền, sàn, kết cấu đỡ mái và mái) tạo nên nhà, công trình đó và tỷ lệ giá trị kết cấu chính đó so với tổng giá trị nhà, công trình.

READ MORE

Những nguyên nhân khiến đường Kim Liên-Ô Chợ Dừa sẽ lưu thông chậm 2 tháng

Theo kế hoạch tháng 12/2006, tuyến đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần giải quyết tình hình thường xuyên ùn tắc giao thông quanh khu vực này. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân thời hạn hoàn thành công trình sẽ lùi lại khoảng 2 tháng.

Theo ông Nguyễn Văn Khay, giám đốc Ban QLDA trọng điểm phát triển GTĐT Hà Nội, là chủ đầu tư của công trình, đến thời điểm hiện tại công tác đền bù, thu hồi đất chỉ còn lại khoảng 10 hộ chưa bàn giao mặt bằng. Theo những thông tin được xác nhận thì trong khi thi công dự án này đã đào được những dấu tích khảo cổ di chỉ Đàn Xã Tắc tại phường Nam Đồng có niên đại từ thời Lý – Trần thế kỷ XI – XVI và có thể có dấu tích có niên đại thời Lê (thế kỷ XV). Tuy nhiên, những dấu tích lịch sử trên không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc phải lùi thời hạn thông xe tuyến đường.

Chủ đầu tư cho biết, tiến độ thi công đã bị thay đổi do một số nguyên nhân là việc hạn chế các phương tiện vận chuyển và dừng thi công để phục vụ Hội nghị APEC 14 từ cuối tháng 10/2006; Thứ hai công tác GPMB đến ngày 31/10 mới cơ bản hoàn thành; Thứ ba, công tác thám sát, khảo cổ di tích đàn Xã Tắc đã và đang triển khai, theo kế hoạch sẽ hoàn thành trước ngày 25/12/2006. Việc phát hiện các dấu tích và vị trí Đàn Xã Tắc sẽ không ảnh hưởng tới mục tiêu đầu tư của dự án.

Cho đến thời điểm này, chủ đầu tư khẳng định khối lượng các công việc còn lại đến 15/2/2007 sẽ thông xe toàn tuyến 6 làn xe cơ giới, trong đó hoàn thành toàn bộ các hạng mục ở đoạn 570 m đầu tuyến. Đến ngày 31/3/2007 sẽ hoàn thành toàn bộ các khối lượng của dự án. Đặc biệt, Ban QLDA trọng điểm phát triển GTĐT Hà Nội đã chính thức có kiến nghị với UBND thành phố về việc chỉ đạo UBND quận Đống Đa trong vấn đề bàn giao mặt bằng ở hai phường Phương Liên, Nam Đồng trước ngày 30/11/2006. Viện Khảo cổ học và Sở VHTT Hà Nội khẩn trương hoàn tất công tác thám sát khảo cổ di tích Đàn Xã Tắc để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.

READ MORE

Đất có giấy tờ hợp lệ giao dịch bình thường

Từ 1/1/2007, giao dịch nhà đất chỉ thực hiện được khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này đang gây trở ngại cho người dân và ngân hàng. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ nói về vấn đề này.

– Nghị định 181 được áp dụng từ đầu năm nay, người dân và ngân hàng đang bị ách tắc trong giao dịch. Theo ông cần có hướng giải quyết nào để gỡ rối?

– Trước mắt, khi chưa có giấy đỏ, người dân có giấy tờ hợp lệ, dù là giấy trắng, sẽ được thực hiện những quyền tương đương như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phép. Điều này có nghĩa là mọi giao dịch liên quan không bị vướng như cách đây 1 tuần. Sắp tới, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ ra một thông báo cụ thể xuống các địa phương về vấn đề này.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đã xin Chính phủ gia hạn thêm thời gian áp dụng Nghị định 181 đến ngày 1/1/2008. Chậm nhất là trong vòng 10 ngày tới sẽ công bố nghị định này. Như vậy, mọi vướng mắc về giấy trắng coi như được tháo gỡ và người dân nào có nhu cầu giao dịch vẫn có thể tiến hành bình thường. Tuy nhiên thời gian gia hạn chỉ là một năm thôi.

– Theo ông thì những hộ dân đang có giấy trắng cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi lâu dài cho mình và không bị ách tắc trong giao dịch sắp tới?

– Người dân cần phải nhanh chóng làm các thủ tục đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Những ai có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, tôi tin chắc là chỉ mất từ 3 đến 4 ngày là xong. Lẽ dĩ nhiên cũng phải tuỳ thuộc vào tình hình thủ tục hành chính của mỗi địa phương nhanh hay chậm. Riêng những trường hợp vướng tranh chấp hay không đủ giấy tờ thì phải mất thời gian bổ sung và xác nhận lại.

– Trên thực tế người dân gặp rất nhiều khó khăn khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoàn tất các thủ tục chỉ trong 3-4 ngày là chuyện rất hiếm hoi. Xin ông cho biết Bộ sẽ làm gì để đẩy nhanh tiến độ?

– Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ có công văn yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ cấp giấy đỏ cho người dân. Điều này cũng nằm trong việc thực hiện đúng tinh thần chung là cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời Bộ cũng sẽ theo sát quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu có sự phối hợp tốt từ nhiều phía, tôi tin rằng mọi thứ sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn.

– Nghị định 181 đã được ban hành cách đây nhiều năm nên không hề xa lạ với người dân và các nhà quản lý. Thế nhưng khi bắt đầu áp dụng vẫn gây ách tắc. Ông nghĩ như thế nào nếu hết gia hạn mà vẫn không thể áp dụng Nghị định 181?

– Mọi người nên hiểu rằng xin gia hạn thời gian áp dụng nghị định 181 không phải là ý muốn chủ quan tiếp tục kéo dài hơn. Nghị định mới sẽ ban hành trong vòng 10 ngày tới đóng vai trò bổ sung các quy định cũ và góp phần bình thường hoá các giấy tờ đất đai, tháo gỡ những ách tắc. Ở đây không có ý hứa hẹn sẽ còn có những lần gia hạn khác. Đồng thời bên cạnh việc gia hạn, Bộ cũng đẩy nhanh quá trình cấp giấy đỏ cho người dân và quyết tâm thực hiện càng nhanh càng tốt trong năm 2007

Theo nghị định mới sẽ công bố trong vòng 10 ngày tới, từ 1/1/2008, người sử dụng đất phải có giấy đỏ thì mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc, Nghị định 181 sẽ được áp dụng trở lại vào 1/1/2008.

READ MORE

Tháng 6/2006, cơ bản hoàn thành GPMB đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa

Dự kiến, công tác GPMB của dự án đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa sẽ cơ bản hoàn thành trong tháng 6/2006. Theo Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, kế hoạch này phụ thuộc phần lớn vào tiến độ bàn giao 240 căn hộ cuối cùng của Tổng công ty Ðầu tư và phát triển nhà Hà Nội và việc xác nhận nguồn gốc đất đối với các hộ chưa có đủ hồ sơ để lên phương án đền bù, thu hồi đất.

Ngày 24/4, Hội đồng GPMB và Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội (MPMU) đã tổ chức bàn giao 201 căn hộ của nhà B11B, B11D khu Nam Trung Yên cho các chủ đất thuộc diện GPMB phục vụ dự án đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa. Các đơn vị Ðiện lực Cầu Giấy, Xí nghiệp Nước sạch Cầu Giấy, Tổng công ty Viễn thông Quân đội đã sẵn sàng đáp ứng hợp đồng dịch vụ điện, nước, thông tin cho các hộ dân đến ở. Cộng với 464 căn hộ bố trí tái định cư từ các đợt trước, đã có 665 căn hộ được bàn giao. Riêng quỹ nhà tái định cư tại khu Nam Trung Yên, đến thời điểm này chủ đầu tư dự án đã tiếp nhận 720 căn hộ (trên tổng số 960 căn hộ đã được đặt hàng) từ Tổng công ty Ðầu tư và phát triển nhà Hà Nội.

Dự kiến, công tác GPMB của dự án sẽ cơ bản hoàn thành trong tháng 6/2006. Theo MPMU, kế hoạch này phụ thuộc phần lớn vào tiến độ bàn giao 240 căn hộ cuối cùng của Tổng công ty Ðầu tư và phát triển nhà Hà Nội và việc xác nhận nguồn gốc đất đối với các hộ chưa có đủ hồ sơ để lên phương án đền bù, thu hồi đất. Hiện phường Phương Liên còn tồn tại 8 phương án và phường Nam Ðồng còn 69 phương án chưa có xác định nguồn gốc đất.

READ MORE

‘Méo mặt’ vì xây nhà chờ đền bù

Hàng trăm người tại TP Đà Nẵng đổ xô tìm mua đất làm nhà, lập trang trại với hy vọng sẽ kiếm được tiền đền bù cùng đất ở. Thậm chí nhiều người vì không đủ tiền đã vay ngân hàng. Đùng một cái, TP Đà Nẵng quyết định xóa quy hoạch treo. Vậy là hàng trăm người méo mặt vì nợ nần.

Có lẽ thôn Thạch Nham Đông thuộc xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng sẽ không có sự xáo trộn nếu không có quy hoạch biến nơi đây thành khu dân cư Thạch Nham. Ngay sau khi bảng quy hoạch được dựng lên, nhiều nhóm người từ nội thành Đà Nẵng đã ùn ùn kéo lên tìm mua đất.

Giá rẻ, thủ tục sang nhượng đơn giản, vậy là chỉ cần 30 triệu đồng, nhiều người đã sở hữu được ngay một mảnh vườn rộng 400 m2. “Mua lập trang trại, sau này có giải tỏa thì Nhà nước sẽ đền bù”, ông K. ở phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, nói.

Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, trong số 200 dự án đã triển khai, trong năm 2006 TP Đà Nẵng sẽ điều chỉnh chi tiết khoảng 70 dự án theo hướng chỉnh trang đô thị, hạn chế thấp nhất việc giải tỏa trắng, trong đó có ba dự án sẽ xóa hẳn, gồm: khu dân cư (KDC) thu nhập thấp Đà Sơn – Hòa Khánh, KDC Miếu Bông và KDC Thạch Nham. Riêng với các dự án KDC Hòa Xuân, Hòa Phước trước mắt sẽ tạm dừng triển khai. Tháng 6, tất cả đồ án điều chỉnh sẽ chính thức được công bố.

Sau khi mua đất xong, ông K. lập tức tập kết vật liệu tiến hành xây dựng nhà ở, tường rào, cổng và trồng cây. Cũng như ông K., gia đình bà T. ở quận Hải Châu cũng đã hoàn tất căn nhà cấp 4 với trị giá xây dựng gần 16 triệu đồng từ hai năm nay. “Nếu tính cả tiền đất thì ngót nghét bỏ vào đó gần 50 triệu đồng”, bà T. cho biết.

Phong trào mua đất làm nhà ở Thạch Nham Đông có lẽ bùng phát mạnh nhất vào cuối năm 2004, tức sau thời gian quy hoạch được công bố chừng năm tháng. Và chỉ sau một thời gian ngắn, nơi đây đã mọc lên hơn 100 nóc nhà được xây dựng vội, rào giậu sơ sài. Thêm vào đó trận bão số 8 vào tháng 10/2005 làm hàng chục căn nhà nơi đây sập, tốc mái. Quang cảnh trở nên tiêu điều.

Quy hoạch được công bố vào tháng 5/2004 thì đến cuối năm 2005, thông tin Nhà nước sẽ xóa bỏ một số dự án trong đó có Thạch Nham Đông đã khiến nhiều hộ dân mua đất tại đây méo mặt, bởi hàng tỷ đồng bỏ ra dựng nhà đang có nguy cơ mất. “Trước sau cũng phải bỏ nhà bởi xuống cấp do để hoang phế”, bà T. thừa nhận.

Ông Trương Búp, Phó trưởng thôn Thạch Nham Đông, xác nhận: “Trong số hơn 100 căn nhà mới xây chỉ có khoảng 20 căn là của dân địa phương, số còn lại của dân từ nội thành Đà Nẵng lên xây”.

Hầu hết những căn nhà của người dân địa phương đều được xây dựng từ nguồn tiền vay ngân hàng qua các kênh khác nhau. Nhiều hộ dân khi lập dự án vay tiền ghi rõ “vay để phát triển trang trại, chăn nuôi gia cầm…” nhưng thực tế không ít hộ đã làm nhà “chạy giải tỏa”.

Một trong số các trường hợp như thế khi được hỏi đã không dám thừa nhận mà chỉ… cười méo mặt. “Kinh tế của người dân nơi đây chủ yếu là vườn đồi nên không khá giả lắm đâu.Vậy mà suốt hai năm qua, chúng tôi đã phải vất vả giải quyết nhiều vụ việc lộn xộn trong mua bán, làm nhà ở đây”, ông Đinh Văn Thống, Phó chủ tịch xã Hòa Nhơn, cho biết.

Theo số liệu thống kê của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hòa Vang, đến giữa tháng 2, số dư nợ của 85 hộ dân thôn Thạch Nham là 765 triệu đồng, đó là chưa kể đến số dư nợ của các kênh vay vốn khác. Và chỉ bằng một phép tính đơn giản cũng có thể tính được gần 2 tỷ đồng tiền vật liệu dựng nhà ở Thạch Nham Đông sẽ phải bị bỏ phí.

READ MORE

Đang hình thành một “Hà nội mới”

Theo quyết định của Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội sẽ được mở rộng về phía tây bắc, tây nam và phía bắc. Tại đây, hình thành một HN mới .

Đó là các khu vực Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên, và tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư phát triển tại khu vực Nam Thăng Long”. Phóng viên đã phỏng vấn KTS Hoàng Đình Tuấn – trưởng phòng QH kiến trúc 2 – Sở QH kiến trúc HN.

Xin ông giới thiệu khái quát về QH phát triển HN sang phía bắc sông Hồng trong QH chung thủ đô đến năm 2020?

Theo Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu QH không gian của cả HN sẽ bao gồm thành phố HN trung tâm và các đô thị (ĐT) xung quanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên, diện tích 25.000ha, dân số khoảng 4,5 – 5 triệu người.

Khu phía bắc sông Hồng (gồm địa phận quận Long Biên và huyện Đông Anh), quy mô 12.800ha, dân số khoảng 1 triệu người.

Để Hà Nội “vượt sông Hồng”, hệ thống cầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các cầu Thăng Long và Chương Dương, Long Biên, hiện chúng ta đang thi công cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, và trong tương lai gần sẽ xây dựng thêm cầu Nhật Tân và đường nối cầu với đường 3A và các cơ sở hạ tầng bắc Thăng Long Vân Trì đã được Chính phủ cho phép đầu tư (Nhà máy nước Bắc Thăng Long, trạm điện 110KV, trạm xử lý nước thải…).

Bên cạnh các khu công nghiệp hiện có sẽ được cải tạo, sắp xếp lại, sẽ phát triển nhiều khu công nghiệp mới như Sóc Sơn, Bắc Thăng Long, Sài Đồng A và B, Đông Anh, mở rộng khu công nghiệp Đức Giang. Hệ thống các trung tâm công cộng sẽ có Phương Trạch (Nam Vân Trì), Gia Lâm và trung tâm dịch vụ, văn hoá – thể dục thể thao Cổ Loa.

Các trung tâm chuyên ngành sẽ có các trường đào tạo ở Trâu Quỳ, Bệnh viện đa khoa ở Vân Trì, riêng các bệnh viện chuyên khoa đặc biệt sẽ được xây dựng tại các khu vực Gia Lâm, Sóc Sơn…

Về giao thông bộ, sẽ mở rộng các quốc lộ 3, quốc lộ 5, xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại mạng lưới kết hợp đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, có các bến xe liên tỉnh như Gia Lâm, Đông Anh…

Đường sắt có các ga Gia Lâm, Yên Viên, Bắc Hồng, Cổ Loa, Vân Trì, xây dựng các tuyến đường sắt ĐT, bao gồm cả các tuyến đi trên cao và tuyến ngầm (trước mắt xây dựng các tuyến Gia Lâm- Yên Viên, cầu Thăng Long – Nội Bài.

Về đường hàng không có 2 sân bay Nội Bài và Gia Lâm, về đường sông sẽ tích cực nạo vét, chỉnh trị tiến tới kênh hoá một đoạn sông Hồng, nâng cấp các cảng…

Hệ thống cấp thoát nước, cấp điện cũng được đặc biệt quan tâm, sẽ xây dựng thêm 3 trạm 220 KV ở Đa Phúc, tây bắc đầm Vân Trì…

Chức năng của khu ĐT mới bắc sông Hồng sẽ là gì, nó có gì khác với chức năng của khu ĐT mới phía tây và nam?

Khu vực ĐT mới phía bắc sông Hồng sẽ mang đầy đủ các chức năng hành chính, kinh tế, tài chính, thương mại, du lịch, dịch vụ, là một bộ phận quan trọng của thành phố HN trung tâm. Trung tâm Phương Trạch thuộc khu vực ĐT Bắc Thăng Long sẽ là trung tâm lớn nhất trong 7 trung tâm của HN trung tâm với quy mô 130ha, và có thể nghiên cứu mở rộng các chức năng khác thành 200-280ha, có đầy đủ các loại hình kiến trúc mang tính chất hiện đại…

Còn khu vực ĐT mới phía tây HN (trên đường Láng – Hoà Lạc) là khu vệ tinh, mang đậm tính chất của khu công nghệ cao và du lịch, là đối trọng của khu nam HN (là khu vực nội thành HN hiện nay).

Khu nam HN, với trung tâm chính trị Ba Đình sẽ vẫn là đầu não chính phủ, với các cơ quan cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội. Còn khu vực phía bắc sông Hồng có thể phát triển cả các cơ quan nhà nước, thương mại, kinh tế, nghiên cứu, ngoại giao khác…

Về mặt quy hoạch, khu vực phía nam HN sẽ mang tính chất ĐT truyền thống với kiểu các khu phố được quy hoạch kiểu ô cờ, mật độ dân cư cao. Còn khu vực phía bắc có mô hình thành phố hiện đại, sinh thái, văn hoá với chất lượng sống cao.

Trong các khu dân cư, cơ bản là nhà thấp tầng, mật độ xây dựng thấp. Những khu trung tâm thành phố sẽ có các công trình xây dựng trung và cao tầng hiện đại, song vẫn phải đảm bảo sự khớp nối đồng bộ về hạ tầng cơ sở ĐT với các khu vực làng xóm được cải tạo chỉnh trang và các di sản văn hoá. Giao thông không được bố trí kiểu ô cờ mà theo kiểu tầng bậc.

Về quy hoạch khu ĐT mới bắc sông Hồng, có lẽ sẽ có cuộc thi quốc tế để tìm được những ý tưởng quy hoạch – kiến trúc hiện đại, không lạc bước so với thế giới…

Xin cảm ơn ông.

READ MORE

Thị trường bất động sản: Sẽ thông thoáng và hợp lý hơn

ACB mở sàn giao dịch nhà đất bằng tiền đồng

* Giao nhà không đúng tiến độ, chất lượng, chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại và trả lãi suất phần vốn ứng trước cho khách hàng

“Đóng băng” là ý kiến phổ biến khi đề cập đến thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay. Thế nhưng, trong con mắt của một số nhà đầu tư nước ngoài, thị trường BĐS Việt Nam vẫn đang phát triển, không hề có băng.

Dưới cái nhìn của ông Peter Dinning – Giám đốc phụ trách kinh doanh BĐS của Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, thì thị trường BĐS hiện nay không đóng băng. Theo ông, hai ba năm trước, các nhà đầu tư chỉ việc quy hoạch, xây nhà và bán, có nhiều người mua. Nhưng bây giờ không phải cứ xây lên là bán được và yếu tố lựa chọn của người tiêu dùng đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Những khu căn hộ cao cấp nằm ở vị trí thuận tiện, do các kiến trúc sư nước ngoài thiết kế, trang trí nội thất như The Manor, Phú Mỹ Hưng vẫn bán tốt. Vì thế, các chủ đầu tư cũng phải “chiều lòng” các “thượng đế” của mình bằng cách xây dựng những căn hộ mẫu để người mua có thể nhìn thấy, sờ thấy, đánh giá nó trước khi quyết định mua.

Mặt khác, nhu cầu về tất cả các loại nhà, căn hộ từ thấp, trung bình, đến cao cấp ở Việt Nam đều đang cao, chứ không phải người dân không có nhu cầu mua nhà. Mỗi loại hình BĐS có một thị trường riêng với nhu cầu nhất định và nhu cầu này ngày một mở rộng. Có nghĩa là không chỉ căn hộ, mà những phân khúc khác của thị trường BĐS như văn phòng, khách sạn cũng đang có nhu cầu cao.

Theo ông Peter Dinning, có 3 yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển thị trường

BĐS Việt Nam là:

Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay tới 8%/năm, đứng thứ hai ở châu Á, riêng TP.HCM tốc độ tăng trưởng là 10%/năm. Tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng GDP, tốc độ công nghiệp hóa sẽ kéo theo việc gia tăng dân số ở những đô thị lớn như TP.HCM. Trong 10 -15 năm tới, dân số của Hà Nội, TP.HCM có thể tăng gấp đôi và tất nhiên, họ cần nhà để ở.

 

Thứ hai là đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Năm 2005 Việt Nam thu hút được 5,5 tỉ đô la Mỹ đầu tư nước ngoài, bằng 10% GDP (trong khi đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ chỉ có 3,5 tỉ đô la Mỹ, vào Trung Quốc bằng 3% GDP).

 

Thứ ba là kiều hối gửi về nước cũng tác động đến việc tiêu thụ các căn hộ, các khu nhà ở. Một yếu tố quan trọng khác là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự gia nhập này đòi hỏi Việt Nam nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về BĐS.

 

Đối với câu hỏi nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn điều gì nhất khi đầu tư vào BĐS ở Việt Nam, ông Peter Dinning thẳng thắn phát biểu rằng điều làm họ chưa yên tâm nhất là sự thay đổi chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, với kinh nghiệm 10 năm sống ở Việt Nam, ông cũng rất lạc quan với nhận định các chính sách thuộc lĩnh vực này đang có thay đổi lớn theo chiều hướng ngày một tiến bộ hơn.

Ông Hoàng Thắng, Giám đốc Marketing Công ty cổ phần Hà Đô nhận định, tuy những thay đổi của Nghị định số 17 chưa nhiều, nhưng cũng đủ để các doanh nghiệp đầu tư,

Siêu thị địa ốc Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa tổ chức sàn giao dịch nhà đất bằng VND nhằm thúc đẩy giao dịch nhà đất bị ngưng trệ do giá vàng tăng đột biến. Tại đây, giá nhà, đất được định bằng VND và người mua bán thanh toán bằng VND.

Kinh doanh BĐS trong nước có thêm động lực và hướng đi trong thời gian tới. Đây sẽ là tiền đề tốt để thị trường BĐS tại Việt Nam sôi động và tăng trưởng trở lại theo đúng quỹ đạo thực tế của nó.

Nghị định 02, với quy định các khu đô thị mới (ĐTM) phải rộng ít nhất 20 ha, chủ đầu tư phải có 20% vốn đầu tư cho dự án, đã góp phần sàng lọc những nhà đầu tư không có vốn hoặc thiếu kinh nghiệm ra khỏi thị trường này. Trong khi đó, Nghị định 02 lại tạo ra hướng mở là chủ đầu tư dự án khu ĐTM được chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án cấp 2 khi đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với dự án đã được phê duyệt. Chủ đầu tư cấp 2 phải hoàn thành dự án đúng với mục đích, nội dung xây dựng và tiến độ dự án đã được duyệt. Với hướng mở như vậy, nhiều chủ đầu tư sẽ có cơ hội tránh được các khoản vay ngân hàng rất lớn để duy trì toàn bộ dự án.

Đối với những dự án khu dân cư nhỏ hơn, Nghị định 17 cũng tạo ra lối thoát khi cho phép các nhà đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực tế, việc cấm chuyển nhượng dự án đã gây ách tắc cho nhiều dự án khu dân cư, khu ĐTM, vì nhiều nhà đầu tư không đủ vốn để thực hiện toàn bộ dự án, nhưng lại không thể san sẻ một phần dự án cho các chủ đầu tư khác. Vì thế, việc cho chuyển nhượng dự án sẽ góp phần huy động được các nguồn vốn khác, từ đó khôi phục các hoạt động đầu tư và phát triển nhà ở.

Vấn đề này cách thức huy động vốn – sao cho đảm bảo để nhà đầu tư không chiếm dụng vốn của khách hàng và các quyền lợi của khách hàng được đảm bảo khi hợp đồng góp vốn không được thực hiện theo đúng cam kết – đã được cụ thể hóa trong Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS. Theo điều 19 của Dự thảo, chủ đầu tư dự án khu ĐTM, khu nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp được huy động vốn ứng trước của khách hàng. Tổng số vốn ứng trước không được vượt quá 70% giá trị hợp đồng và việc huy động vốn phải được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được huy động sau khi đã xây xong cơ sở hạ tầng theo dự án. Việc huy động vốn ứng trước lần sau chỉ được thực hiện khi đã hoàn thành khối lượng lần trước. Dự thảo thậm chí còn quy định chặt chẽ hơn, là vốn ứng trước của khách hàng phải sử dụng đúng mục đích và chủ đầu tư và khách hàng có thể thỏa thuận gửi số vốn ứng trước vào ngân hàng để quản lý. Nếu chủ đầu tư dự án giao nhà không đúng tiến độ, chất lượng và các thoả thuận trong hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại và trả lãi suất cho phần vốn ứng trước của khách hàng.

READ MORE

“Bất lực” với bất động sản!

Trong khi hàng loạt các giải pháp từ quản lý vĩ mô đến các giải pháp thị trường dường như vẫn vô hiệu với thị trường nhà đất thì hiện tượng giá vàng tăng chóng mặt càng khiến khu vực này rơi vào thế bế tắc. Câu hỏi đặt ra là, lẽ nào đành chịu bất lực với thị trường bất động sản?

Hoàn toàn đóng băng

Nếu như trước đây, tình trạng đóng băng của thị trường nhà đất vẫn còn ở trạng thái có thể… cứu vãn khi lượng giao dịch và giao dịch thành công vẫn đạt 30-40% so với thời kỳ chưa đóng băng thì nay dường như hoàn toàn bất động.

Một trung tâm giao dịch bất động sản lớn như Hoàng Quân (TP.HCM) mà cả tháng nay không có giao dịch nào thành công thì việc các trung tâm môi giới nhỏ lẻ hơn chịu cảnh “vắng như chùa Bà Đanh” là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Tại Hà Nội, siêu thị địa ốc ACB (thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu) cũng đồng “cảnh ngộ” khi lượng khách ra vào thưa thớt chưa từng thấy.

Thực trạng này trở nên phổ biến tại tuyệt đại đa số các trung tâm giao dịch nhà đất. Họa hoằn lắm mới có vài người đi ra đi vào thì khi được hỏi cũng chỉ ậm ừ “xem thôi”. Có người tỏ ra khá chân thật, “mình thèm một căn nhà quá nhưng đắt thế này, giá vàng lại tăng liên tục nên đành phải dạo qua cho đỡ… thèm”.

“Quýt làm cam chịu”

Một trong những nguyên nhân khiến thị trường nhà đất ngày càng rơi vào tình trạng ảm đạm như hiện nay chính là xuất phát từ cơn lốc vàng tăng giá. Ngay từ khi giá vàng có dấu hiệu tăng và tăng nhẹ, đã có những ý kiến lo lắng cho thị trường nhà đất khi hầu hết các giao dịch trên thị trường đều nêu hình thức thanh toán bằng vàng.

Và, thị trường nhà đất thời gian qua đã bị “cuốn theo chiều… bão” bởi việc giá vàng tăng vùn vụt. Trong khi đó, hiện vẫn còn trên 70% các giao dịch nhà đất giữ hình thức thanh toán bằng vàng. Rốt cuộc, những căn nhà, những thửa đất trước đây vốn đã phải nằm “bất động”, không được mấy ai ngó ngàng đến bởi mức giá quá cao thì nay nó càng trở nên đắt hơn bao giờ hết, khi giá vàng vọt lên mức ngất ngưỡng trên dưới 14 triệu đồng/lượng.

Với mức giá vàng tăng như hiện nay, số tiền chênh lệch có thể tăng khó tưởng tượng. Ví dụ một căn nhà tại quận 10 (TP.HCM) trước đây được rao bán tại siêu thị địa ốc ACB với mức giá 380 lượng (khi giá vàng ở mức dưới 10 triệu đồng/lượng) thì nay khoản tiền chênh lệch đã lên đến trên dưới 1,4 tỷ đồng, một con số quá lớn so với nhu cầu mua nhà của bất cứ người dân nào.

Giải pháp nào?

Trước tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng nên chuyển hình thức thanh toán mua bán nhà đất từ vàng sang tiền đồng. Thực tế, cả Hà Nội và TP.HCM đều đã cho biết sẽ thay đổi hình thức thanh toán đối với nhà tái định cư để không bị ảnh hưởng lớn từ giá vàng.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực cũng bày tỏ quan điểm, nên chấm dứt mua – bán nhà bằng vàng bởi hiện nay đồng tiền Việt Nam đã thể hiện được tính ổn định.

Xét về thực tế, các đề xuất này đều đã thể hiện được tính khả thi của mình khi lượng giao dịch đã tăng lên bằng hình thức thanh toán trả góp và tiền đồng. Ông Phạm Văn Thiệt, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB cho biết, qua một tháng, sàn giao dịch bằng tiền đồng đã tăng từ 20 – 60%, giao dịch thành công của nhà giao dịch bằng tiền đồng chiếm 60% trong tổng giao dịch.

Tuy nhiên, cũng có không ít những ý kiến cho rằng, việc thay đổi hình thức thanh toán giữa vàng và tiền đồng không hề đơn giản. Bởi lẽ, những biến động đối với giá vàng (hay USD và thậm chí là VND) đều khó có thể dự đoán trước.

Về vấn đề này, theo quan điểm của ông Trịnh Huy Thục, Cục trưởng Cục quản lý nhà (Bộ Xây dựng), thì phải xem xét vấn đề một cách thấu đáo. Giả sử trong trường hợp giá vàng giảm mạnh chứ không phải tăng như hiện nay thì sao? Giá vàng tăng thì người bán được lợi, nhưng giá vàng hạ thì tất nhiên là người mua sẽ được lợi. Do đó, vấn đề là cả người mua lẫn người bán phải chấp nhận những biến động trên thị trường, và cứ theo những điều khoản trong hợp đồng mà thực hiện.

Vậy là, thị trường nhà đất vốn đã “bất kham” trước hàng loạt các giải pháp thì nay, chỉ với hình thức thanh toán bằng vàng hay không bằng vàng cũng gặp nhiều bất cập, không thống nhất được giải pháp.

READ MORE

Nhà đất ào ạt hạ giá

Không chỉ các chung cư thường thường như Linh Đàm, Định Công, Mễ Trì Thượng giảm giá vài chục triệu đồng mỗi căn, chung cư cao cấp như Ciputra, Ngọc Khánh cũng bán giá gốc. Nếu như 2 tuần trước, các căn hộ ở Ciputra rao bán với chênh lệch so với giá gốc 10 triệu đồng/m2 thì hiện tại có khá nhiều căn bán giá gốc như nhà E01 tầng 17, nhà E04 tầng 12, song cũng vắng khách hỏi thăm.

Khu Ngọc Khánh được quảng cáo giá gốc 10 triệu đồng + chênh lệch hấp dẫn. Những căn hộ giá khoảng 400-500 triệu đồng trước kia rất khó tìm thì nay xuất hiện nhan nhản.

Ngay nhà thổ cư vốn rất chắc giá nay cũng hạ từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Nhà khu Định Công diện tích 35m2, đường ôtô đi vào được, sổ đỏ chính chủ tháng trước bán 12 triệu đồng/m2, hiện chủ nhà chấp nhận 10 triệu đồng.

Các đại gia như Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng giảm giá 300.000 đồng/m2 căn hộ cao tầng khu đô thị mới Việt Hưng (giá 6,2 triệu đồng). Khách hàng mua lô đất diện tích 200m2 tại các khu Việt Hưng, Văn Quán, Pháp Vân thanh toán ngay sẽ được giảm giá khoảng 100 – 200 triệu đồng. Hiện HUD có hơn 3.000 căn hộ và gần 600 lô đất chưa bán được.

Giá liên tiếp giảm là cơ hội tốt cho người có nhu cầu mua nhà song cũng tạo cho họ tâm lý chần chừ. Chị Nguyễn Thị Nga, bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai cho hay gia đình chị có nhu cầu bán căn nhà tập thể cũ kỹ đang ở, đổi sang căn hộ rộng rãi hơn, nhưng cứ chờ vài tháng nữa, giá cả chắc sẽ “mềm” hơn.

READ MORE

Đất Hà Nội có bị “làm giá”?

65,9 triệu đồng/m2 là mức giá của lô đất TT3 (đất xây dựng nhà vườn, biệt thự) tại khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì (huyện Từ Liêm, Hà Nội) trong phiên đấu giá quyền sử dụng đất mới đây.

Sau 37 vòng bỏ giá, Công ty TNHH Hợp Nhất đã khiến các nhà đầu tư có mặt trong phiên đấu giá này phải “ngả mũ chào” bởi cái giá mà công ty này đưa ra cho khu đất có tổng diện tích 1.586,9 m2, mật độ xây dựng từ 40% – 70%, cao 3 – 4 tầng. Đây là mức giá khiến không ít nhà đầu tư hoang mang đặt câu hỏi, doanh nghiệp này sẽ đầu tư gì trên mảnh đất đắt đỏ đó.

 

Theo bảng giá đất năm 2007 của UBND TP Hà Nội, vị trí đất số một của Hà Nội là các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm), cũng chỉ có giá 50- 54 triệu đồng/m2.

 

Năm 2006, nơi có mức giá đất được coi là “kỷ lục” là Khu đô thị mới Cầu Giấy với mức giá 59 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đây là giá của lô đất có diện tích hơn 100 m2 mà một cá nhân có ý định xây nhà để ở, còn lô đất này có diện tích đến 1.586,9m2 với mục đích xây nhà để bán.

 

Theo nhiều nhà đầu tư, mức giá 65,9 triệu đồng/m2 rất không bình thường, bởi giá đất tại các khu đô thị quanh khu vực Mỹ Đình – Mễ Trì chỉ từ 25 – 35 triệu đồng/m2. Ngay tại những vị trí được coi là đẹp nhất, sổ đỏ chính chủ, giá rao bán (chưa thỏa thuận) cũng chỉ dừng ở mức xấp xỉ 40 triệu đồng/m2.

 

Về mặt quản lý nhà nước, kỷ lục 65,9 triệu đồng/m2đất là tiền đề hoàn toàn bất lợi cho việc quản lý đất đai sau này. Theo các nhà phân tích, tại Việt Nam, trong khi tỷ lệ đô thị hóa mới dừng ở mức trên dưới 30%, thu nhập bình quân đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới thì giá bất động sản đang ở mức cao nhất thế giới là điều hoàn toàn vô lý. Dường như đang có những bàn tay vô hình cố tình bóp nguồn cung, đẩy giá bất động sản lên thật cao để trục lợi.

 

Trao đổi với phóng viên báo Đầu tư, bà Nguyễn Hồng Thục,Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư cho rằng: giá bất động sản bị đẩy lên quá cao khiến chi phí sản xuất và chi phí gia nhập thị trường trở nên đắt đỏ, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Giá đất cao cũng đưa các cơ quan quản lý nhà nước vào một vòng luẩn quẩn: đấu giá đắt – chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cao.

 

Thực tế, số tiền hơn 2.100 tỷ đồng mà UBND TP Hà Nội thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất của thành phố năm 2006 không đủ chi cho nhu cầu xây dựng nhà tái định cư cho các hộ dân phải di dời.

 

Điều này khiến những người lao động bình thường mất đi cơ hội tiếp cận về nhà ở, chi phí giải phóng mặt bằng trở thành gánh nặng tại các dự án cơ sở hạ tầng (sử dụng vốn ngân sách), còn bất động sản đang trở thành một cỗ máy in tiền khổng lồ chảy vào túi một số cá nhân! Khiếu kiện và các vấn đề xã hội khác cũng phát sinh từ đây.

 

Theo Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm – Viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, thị trường bất động sản hiện đang nóng lên do nguồn vốn chảy sang từ thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư sau khi kiếm lợi từ thị trường chứng khoán đã rút bớt vốn đưa sang bất động sản để bảo toàn vốn. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế quản lý thị trường chặt chẽ, nạn đầu cơ bất động sản có thể sẽ lại tái phát và gây những hậu quả khó lường như những năm trước đây.

 

Những cảnh báo của các chuyên gia về hiện tượng đầu cơ bất động sản đang manh nha tái phát, tỏ ra có cơ sở khi thông tin mà chúng tôi có được từ Sở Kế hoạch- Đầu tư TP Hà Nội cho thấy, vốn điều lệ của Công ty TNHH Hợp Nhất chỉ là 5 tỷ đồng. Dư luận đặt câu hỏi, tại sao và làm thế nào để Hợp Nhất có được số tiền khổng lồ đầu tư vào mảnh đất này?

READ MORE

Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội

Thời gian qua, dư luận ở Hà Nội bức xúc trước việc chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14-12-2004 – duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (KĐTNTL) sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai (ngày 1-1-2005) – mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn CIPUTRA.

Đây là một dự án Khu đô thị lớn nhất Hà Nội đầu tư liên doanh với nước ngoài (tập đoàn Ciputra, Indonesia) được triển khai ven Hồ Tây, nơi giá đất cao nhất, nhì thành phố. Dự án KĐTNTL với diện tích 323 ha là một “siêu dự án” của Hà Nội. Quyết định số 1106/TTg do Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn ký ngày 19-12-1997 đã xác định: “Thu hồi 3.231.367m2 đất, trong đó 2.296.011m2 đất thuộc quận Tây Hồ và 935.356m2 đất thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội và cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội thuê toàn bộ diện tích đất thu hồi trên để góp vốn liên doanh trong Công ty TNHH Phát triển KĐTNTL (thời hạn thuê đất 50 năm)”.

Sau khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng 9,2 ha đất giai đoạn 1, năm 2005, việc Dự án KĐTNTL tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng 92,7 ha giai đoạn 2 (trên địa bàn quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã gây bức xúc, khiếu kiện khá lớn của hàng ngàn hộ dân địa phương.

Quyết định số 4622/UB-NNĐC (QĐ 4642) ngày 14-12-2004 của UBND TP Hà Nội – mà dư luận cho rằng đã tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài “lách luật” hưởng siêu lợi nhuận 3.000 tỉ đồng trong việc nộp tiền sử dụng 92,7 ha đất – nói rõ: “Xét đề nghị của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên, môi trường & nhà đất, Cục Thuế TP tại tờ trình liên ngành số 29050/TT-LN tháng 11-2004 về giá thu tiền sử dụng đất giai đoạn II của Dự án KĐTNTL, ý kiến của UBND quận Tây Hồ, UBND TP Hà Nội có ý kiến chỉ đạo như sau: Chấp thuận mức giá và hệ số để thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thuộc dự án KĐTNTL giai đoạn 2 như sau: Đối với lô đất cách đường Nguyễn Hoàng Tôn trong phạm vi 200m là 1.540.000 đồng/m2; đối với các lô đất ở các vị trí còn lại là 620.000 đồng/m2. Áp dụng hệ số K=1 để thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở chung cư cao tầng; K=1,8 đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc quận Tây Hồ và 1,5 đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc địa bàn huỵện Từ Liêm”.

Có một điều bất bình thường là mức giá đất nói trên ở dự án KĐTNTL thấp hơn nhiều lần so với giá đất thị trường ngay tại thời điểm cuối năm 2004. Nhưng điều bất ngờ lớn nhất là chỉ sau QĐ 4622 có 16 ngày, chiếu theo Luật Đất đai, giá đất mới được TP Hà Nội công bố và áp dụng từ ngày 1-1-2005 trong “Bảng giá đất thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội” xác định giá đất ở tại đường Nguyễn Hoàng Tôn là 12.000.000 đồng/m2 và ở các vị trí khác là 6.480.000 đồng/m2, cao gấp 8 -10 lần giá đất mà QĐ 4622 cho nhà đầu tư dự án KĐTNTL được hưởng.

Điều đáng nói là trước thời điểm UBND TP Hà Nội ký QĐ 4622 gần 1 tháng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/CP về khung giá đất và phương pháp tính giá đất làm cơ sở cho các địa phương ban hành giá đất trên địa bàn, với tinh thần là phải sát giá thị trường. Vậy một câu hỏi đặt ra, vì “động cơ” gì mà UBND TP Hà Nội thời điểm cuối năm 2004 dù biết chắc chắn rằng bảng giá đất công bố theo Luật Đất đai (có hiệu lực từ ngày 1-1-2005) sẽ cao hơn giá cũ rất nhiều nhưng vẫn ký duyệt cho dự án KĐTNTL được hưởng giá đất thấp hơn từ 8-10 lần so với giá đất được công bố sau đó 16 ngày?

Phải chăng đây là một động thái “lách luật” rất cao tay của nhà đầu tư dự án KĐTNTL đã được UBND TP Hà Nội “bật đèn xanh” tiếp tay với hậu quả là số tiền thiệt hại từ 927.000m2 (92,7 ha) đất lên tới 3.000 tỉ đồng – hay nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền của TP Hà Nội đã giúp cho liên doanh CIPUTRA tránh được khung giá đất mới để khỏi phải trả khoản tiền sử dụng đất hàng ngàn tỉ đồng?

Việc UBND TP Hà Nội cho dự án KĐTNTL được hưởng giá đất quá thấp như vậy đã dẫn đến những bất hợp lý và không công bằng trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng ở khu vực 92,7 ha (cùng một dự án nhưng có 2 mức giá đề bùn khác nhau). Trong đó có việc trong các tháng 11, 12-2004 có gần 700 hộ dân ở khu vực này chỉ được hưởng mức đền bù 128 triệu đồng 1 sào (360m2) theo khung giá cũ, trong khi 170 hộ dân còn lại được phê duyệt đền bù sau thời điểm công bố khung giá đất mới lại được hưởng 182 triệu đồng 1 sào (360m2). Hai mức giá đền bù chênh lệch nhau 54 triệu đồng/sào là nguyên nhân khiến cả ngàn hộ dân ở đây bức xúc khiếu kiện.

Đề cập tới QĐ 4622 của UBND TP Hà Nội đã “làm lợi” hàng ngàn tỉ đồng cho liên doanh đầu tư dự án KĐTNTL nói trên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Hùng Võ cho biết: “Tại sao các anh ấy lại ký vào thời điểm nhạy cảm như vậy ? Một chữ ký mà nhà nước thiệt, người dân thiệt, chỉ có nhà đầu tư có lợi, vậy thì tại sao người đại diện cho Nhà nước lại ký vào thời điểm đó, tôi cũng thấy dự án CIPUTRA có cái gì đó không bình thường ?”.

Theo thông tin mới nhất mà chúng tôi vừa nhận được, một số quan chức của TP Hà Nội và quận Tây Hồ đã mua một số ngôi nhà biệt thự có vị trí đẹp nhất ở dự án KĐTNTL, mà theo một số người dân ở gần đấy cho biết có ngôi biệt thự trị giá tới hơn 1 triệu USD.

READ MORE

Hà Nội: 300 tỉ đồng để thí điểm nhà xã hội

Trong phiên họp chiều qua 18-7, HĐND TP Hà Nội đã nghe Sở Tài nguyên – môi trường & nhà đất đọc tờ trình về việc đầu tư xây dựng thí điểm quĩ nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Về đối tượng thuê, thuê mua được qui định cụ thể gồm: cán bộ, công chức, người có thu nhập thấp, người có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà tạm, hư hỏng hoặc dột nát, công nhân tại các khu công nghiệp khó khăn về chỗ ở.

Trong đó đặc biệt ưu tiên vợ chồng trẻ, những trường hợp có thời gian công tác tại vùng xa xôi.

Quĩ nhà này sẽ được đầu tư xây dựng tại ba khu vực trong giai đoạn 2006-2008. Trong đó, hai dự án xây dựng nhà ở cho công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long sẽ được triển khai đầu năm 2007, mỗi dự án khoảng 10ha tại thôn Bầu và thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh.

Riêng dự án xây dựng chung cư cho thuê, thuê mua đối với cán bộ, công chức, người có thu nhập thấp… sẽ được đầu tư xây dựng trên 20% diện tích đất tại khu đô thị mới Việt Hưng, khu Nghĩa Đô Dịch Vọng.

Trên toàn địa bàn thành phố có trên 30% số hộ gia đình có nhu cầu được cải thiện chỗ ở. Riêng nhu cầu về nhà ở thuê, thuê mua với các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân khoảng 18.000 căn hộ, trong đó số lượng khó khăn, bức xúc cần cải thiện chỗ ở chiếm 30%, tức khoảng 6.000 căn hộ.

Nhiều đại biểu đặt câu hỏi: sẽ triển khai thế nào, liệu có xảy ra tình trạng lên kế hoạch, lập đề án rồi “treo”?… Ông Vũ Văn Hậu – giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường & nhà đất, đơn vị được giao thực hiện thí điểm mô hình này – khẳng định trong giai đoạn thí điểm, thành phố sẽ ứng vốn ngân sách khoảng 150-300 tỉ đồng.

Đơn vị nhận vốn ủy thác của thành phố sẽ tùy từng dự án cụ thể mà cho vay với lãi suất ưu đãi. Đồng thời miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các đơn vị tham gia đầu tư. Mức giá thuê, thuê mua nhà xã hội sẽ chờ Chính phủ ban hành khung giá.

Tuy nhiên đối với dự án thí điểm tại Hà Nội, mức giá sẽ phù hợp với thu nhập của các đối tượng được thuê.

READ MORE