Skip to Content

News & Blog

Đô thị hóa làng xã trong hành trình lịch sử của Hà Nội

Nông thôn, nông nghiệp, nông dân là những hằng số của văn hóa Việt Nam. Nguồn nhân lực, vật lực của nhiều sự thay đổi của đất nước xét cho cùng cũng đều từ “cái nông” mà ra. Đô thị hóa cũng không thoát khỏi những “cái nông” đó. Đó là quá trình “từ làng ra phố” hay “đô thị hóa làng xã” của hầu như tất cả các đô thị hiện đại ngày nay. Hà Nội là ví dụ điển hình cho quá trình đó.

Ngay từ khi chính thức trở thành đô thị – trung tâm của đất nước – như lời chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Thăng Long đã dựa vào cái thế “bốn phương hội tụ”, của mình. Điều này có nghĩa là nó có khả năng tiếp nhận ảnh hưởng tất nhiên và cần thiết của các khu vực nông thôn bao quanh. Quá trình tiếp nhận ảnh hưởng ấy, với những diễn biến, chuyển hóa, đổi thay – phức tạp và biện chứng, kéo dài trong suốt 9 thế kỷ.

Vào thế kỷ XI, Hà Nội đã hình thành những cơ sở của một đô thị với một khu thương nghiệp ở phía đông (phường Giang Khẩu – cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng), tương đương với vùng Hàng Buồm, chợ Gạo ngày nay; một khu thủ công nghiệp chuyên làm giấy và dệt vải ở phía bắc – vùng kẻ Bưởi, sau này là bốn phường Hồ Khẩu, Trích Sài, Yên Thái, Nghĩa Đô, thuộc mạn ven Hồ Tây bây giờ. Hai khu vực này nối với nhau bằng đường sông Tô Lịch, với những làng làm ruộng và đánh cá rải rác ven bờ, làm thành một khu vực thứ ba: khu nông nghiệp. Nhà Lý xây dựng một tòa kinh thành ở giữa vùng ấy, hình thành nên một khu vực thứ tư: khu hành chính – chính trị, cho trọn vẹn là “một chốn muôn vật rất thịnh và phồn vinh” như chiếu dời đô đã ghi nhận. Từ những cơ sở ban đầu ấy, sau khi dải La Thành được hoàn thiện thì trong lòng nó đã có một đô thị đạt quy mô gần tương đương với khu nội thành Hà Nội ngày nay, với những phố phường, thôn trại, chợ búa, bến ô, thành quách, và cả ruộng đồng, ao hồ, chùa tháp, đền đài… Đó là cả một quá trình 9 thế kỷ phát triển những yếu tố đô thị của Hà Nội song song với sự tiếp nhận những tác động của các làng xã nông thôn xa gần vào Hà Nội, hay nói đúng hơn đó là một quá trình đô thị hóa các ảnh hưởng của làng xã”. Quá trình này diễn ra trên các mặt kinh tế, hành chính – chính trị và văn hóa – xã hội.

Cũng bởi ảnh hưởng từ “cái nông”, nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của kinh thành Thăng Long. Nông nghiệp đã hiện diện ngay sau khi dải La thành được đắp xong, và từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX các khoảng trống trong nội thành đã được lấp kín bằng các làng làm ruộng. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí thì những địa danh như Liễu Giai, Giảng Võ, Vĩnh Phúc, Đại Yên, Thủ Lệ, Cống Vị, Vạn Bảo, Ngọc Hà, Hữu Tiệp… vốn trước đây là các làng làm ruộng rất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long. Cho đến tận năm 1831 trên bản đồ Hà Nội vẫn còn hàng loạt những tên thôn, tên trại bên cạnh những tên phường. Những làng nông nghiệp làm ruộng này, về sau do nhu cầu mở rộng kinh thành, chính quyền phong kiến đã đổi tên thành phường và thủ công nghiệp dần dần tấn công làm thay đổi từng bước bộ mặt nông thôn ở đó.Nhưng về cơ bản thì những chuyển biến hay quá trình đô thị hóa ấy không phải do kế hoạch chủ quan của chính quyền phong kiến mà là do sự phát triển tự nhiên của nó. Bởi dưới thời kỳ phong kiến Việt Nam chưa có một chính quyền nào tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp – hai yếu tố kinh tế cơ bản của sự ra đời một đô thị. Chính vì vậy, quá trình đô thị hóa về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp của Hà Nội cũng không tránh khỏi quá trình “từ làng ra phố”.

Sự thiếu quan tâm của chính quyền phong kiến đã tạo ra tính chất trì trệ của nền kinh tế nói chung và kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp không có khả năng, điều kiện để lớn mạnh trong môi trường kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm chủ. Do đó, chính thành thị là nơi thu hút sự tập trung những hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp, mở ra một con đường phát triển, tích lũy trên quy mô lớn để có thể chuyển hóa thành những tổ chức công thương nghiệp mang dáng dấp tư bản chủ nghĩa. Quả vậy, ngoài bộ phận kinh tế thủ công gốc, đã có sẵn từ khi mới lập đô, thì một phần còn lại rất quan trọng của thủ công nghiệp Hà Nội là từ các làng xã nông thôn ở ngoài đưa vào. Chẳng hạn như nghề da ở Thăng Long là do người làng Chắm (Hải Dương) ra làm, nghề bạc là của dân Châu Khê (Hưng Yên), nghề thêu là của dân Quất Động (Hà Tây), nghề đúc đồng là của làng Cầu Nôm (Bắc Ninh)… Còn về phương thức kinh doanh, thì chế độ phường hội của các làng thủ công trong khu vực nông thôn đã được di chuyển và bảo lưu gần nguyên vẹn vào khu vực thành thị. Và, một đặc trưng không thể không nói tới của yếu tố nông thôn, nông nghiệp trong kinh tế công thương nghiệp thành thị ở Hà Nội đó là tính cục bộ, biệt lập. Chính yếu tố này đã tạo ra sự khu biệt giữa các nghề, phường hội chứ không phải là một sự phân công lao động mang ý nghĩa tiến bộ. Yếu tố cục bộ, biệt lập của nông thôn, nông nghiệp được đô thị hóa về mặt kinh tế còn nhìn thấy qua cái chợ ở đất kinh kỳ, nó cho biết một nền kinh tế hàng hóa rất yếu và quy mô tư bản cũng rất nhỏ.

Không riêng gì kinh tế, mà ngay cả kết cấu hành chính – chính trị của Thăng Long cũng cho thấy một quá trình “đô thị hóa làng xã”. Trong suốt gần mười thế kỷ phát triển, đơn vị hành chính cơ bản của Hà Nội đều được gọi chung là phường. Phường vốn cùng để chỉ một đơn vị kinh tế, nhưng do tính chất khu biệt, cục bộ ảnh hưởng từ nông thôn, nên nó tương ứng với một cộng đồng dân cư được tổ chức thoe cách truyền thống (dòng họ, nghề & nghiệp, đồng hương). Và khi xây dựng hệ thống hành chính, phường đã trở thành tên gọi của một đơn vị hành chính, bất kể nó là một phường thủ công hay một làng làm ruộng. Còn đối với các chức sắc ở phường như phường chính, phường sử, phường giám thì cũng tương đương với các chức xã chính, xã sử, xã giám ở vùng làng xã nông thôn. Đến đây, rõ ràng phường ở đô thị đã trở thành một đơn vị hành chính chẳng những tương đương mà còn tương đồng với xã ở vùng nông thôn.

Cuối cùng là quá trình đô thị hóa làng xã về mặt văn hóa – xã hội. Đây là một quá trình liên tục, diễn ra bằng nhiều con đường khác nhau có liên hệ chặt chẽ với quá trình đô thị hhóa làng xã về mặt kinh tế và hành chính – chính trị. Việc mở rộng kinh thành, thành lập các phường mới dựa trên cơ sở là các làng làm nông nghiệp, đã nghiễm nhiên biến những yếu tố văn hóa – xã hội nông thôn ở đó thành những yếu tố văn hóa – xã hội đô thị. Con đường này chỉ diễn ra ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Con đường nhập cư là phổ biến hơn cả của quá trình đô thị hóa làng xã về mặt văn hóa – xã hội. Người từ các vùng nông thôn trong cả nước đến đất kinh kỳ để buôn bán, hành nghề, làm thuê, học tập, thi cử, làm quan, ngao du… đều mang theo văn hóa mẹ đẻ của mình và Hà Nội đã tiếp nhận tất cả để tạo nên một nền văn hóa đô thị. Nhưng do ảnh hưởng tính khép kín, cục bộ của nông thôn, nên quá trình hòa hợp, đồng hóa các yếu tố văn hóa nhập cư đó cũng diễn ra rất chậm. Vậy nên, xét cho cùng vẫn là một sự chuyển dịch “từ làng ra phố”. Hầu hết các tài liệu lịch sử về Hà Nội đều thừa nhận rằng hình ảnh Thăng Long – Hà Nội (đến thế kỷ XIX) chỉ là hình ảnh của làng xã được phóng đại lên mà thôi.

Cho đến tận ngày nay, bên cạnh các yếu tố hiện đại công nghiệp thì những yếu tố truyền thống, mang âm hưởng của nông thôn, nông nghiệp vẫn còn hiện hữu rất nhiều trong lòng Hà Nội. Và quá trình “từ làng ra phố”, “đô thị hóa làng xã” vẫn tiếp diễn với những hình thức và tốc độ khác nhau.

READ MORE

Nhà của bạn nên sơn màu gì?

Màu căn nhà có ảnh hưởng như thế nào đến gia chủ? Nhà của bạn sơn màu gì thì phù hợp theo quan niệm phong thuỷ? Đây là một vấn đề không nhỏ mà nhiều bạn đọc thắc mắc. Dưới đây Nhà phong thuỷ học Hàng Châu sẽ trao đổi về vấn đề này.

– Theo quan niệm phong thuỷ, giữa màu sắc và gia chủ có mối quan hệ tốt xấu như thế nào?

– Thuyết Ngũ hành sắp xếp màu sắc và các hành như sau: Màu đỏ thuộc hành Hoả (phương Nam); màu xanh thuộc Mộc (phương Đông); màu xanh dương và xám thuộc Thuỷ (phương Bắc); màu trắng thuộc Kim (phương Tây); màu vàng thuộc Thổ (Trung cung). Trong quan hệ Ngũ hành sinh khắc, về nguyên tắc màu sắc có ảnh hưởng đến gia chủ. Theo quan điểm phong thuỷ của tôi, nên tuỳ theo bổn mạng trong bảng Hoa giáp mà chọn màu phù hợp cho gia chủ.

– Xin ông nói cụ thể hơn?

– Gia chủ có mạng Kim chẳng hạn, thì nên sử dụng màu vàng hoặc nặng về màu vàng trong trang trí nội thất. Tương tự, gia chủ có mạng Thổ thì trang trí màu hồng hoặc đỏ nhiều; mạng Thuỷ trang trí màu trắng hoặc thiên về trắng; mạng Hoả màu xanh; mạng Mộc màu đen.

Tôi xin lưu ý màu sắc trong thuyết Ngũ hành mang tính tương đối. Thí dụ nói màu đen thì không phải chỉ màu đen như ta thường thấy mà còn là màu mang tính đen như màu xanh nhớt, màu xám đen hay màu tím… Hoặc màu đỏ thì bao gồm màu hồng đậm, hồng nhạt chứ ít ai lại sơn nhà bằng màu đỏ sặc sỡ.

– Màu của nền nhà có phải là không quan trọng?

– Không phải. Màu nền nhà cũng quan trọng và phải cân đối hài hoà với tường nhà, trần nhà, các vật dụng trong nhà. Nền nhà nên chọn màu sậm hơn tường (tường trong cũng như tường ngoài ngôi nhà).

– Trong thực tế, có nhiều ngôi nhà được sơn nhiều màu khác nhau, mặt tiền sơn màu khác, phòng khách sơn màu khác, phòng ngủ thì lại sơn màu khác nữa… Điều này có tốt không?

– Nhà sơn nhiều màu như thế là không tốt. Nó tạo cảm giác không yên tâm, rối loạn cho những người định cư ở trong đó. Sống trong ngôi nhà có quá nhiều màu sắc, nhất là màu sặc sỡ, tâm trạng chúng ta hay lo lắng. Màu sắc tường trong nhà, cũng như giữa các phòng nên hài hoà với nhau.

– Tại sao nhiều người thích sơn nhà màu vàng?

– Quan điểm Phong thuỷ học cổ kim đều cho rằng người Việt chúng ta thuộc về phương Nam, phương Nam thuộc Hoả như đã nói trên. Bởi vậy màu vàng được coi là màu hoà hợp với người phương Nam. Màu vàng cũng là màu tạo cảm giác yên tâm, an cư bền vững. Có quan điểm cho rằng, nhà cao tầng trơ trọi (tức những nhà xung quanh đều rất thấp) thì nên sơn màu đỏ. Điều này có đúng không và được diễn giải như thế nào?

– Nhà cao tầng trơ trọi về cơ bản là không tốt. Việc sơn màu đỏ chỉ là một giải pháp hoá giải tình thế.

– Đa phần nhà biệt thự hiện nay người ta lợp mái bằng chất liệu màu đỏ, như thế có tốt không?

– Lợp mái bằng chất liệu màu đỏ, theo tôi có thể xuất phát từ thói quen dân gian từ xưa. Nhà ngày xưa người ta thường lợp bằng ngói mà ngói thì có màu đỏ. Còn quan niệm của phong thuỷ thì màu đỏ thuộc dương, có xu hướng bốc lên trên nên lợp màu đỏ là thích hợp.

READ MORE

Ngôi nhà mở bên bờ hồ Tây

Nằm bên bờ Hồ Tây, thoạt nhìn, ngôi nhà có vẻ nhỏ nhắn và khiêm nhường với những đường nét đơn giản, hình khối mạch lạc. Thế nhưng, cũng như tính cách của chủ nhân, ngôi nhà có vẻ ngoài không nổi bật này lại có một không gian mở, luôn chào đón bè bạn.

ht2

Ngôi nhà với những đường nét khá đơn giản.

Qua cánh cổng gỗ nhỏ bước vào, phần trước của tầng trệt mở ra với hàng cây hoàng nam trồng sát bức tường gạch trần đầy nắng. Men theo lối nhỏ bằng đá phiến xếp tự do trên mặt nước, lại thấy một không gian nữa như vỡ òa. Đây là nơi chủ nhà đón tiếp những người khách thân thiết. Kiến trúc sư đã tạo ra một không gian hiện đại và gần gũi ấm cúng, nền lát gạch Bát Tràng, tường để trần không trát, tương phản mạnh với mảng kính lớn trong suốt ngăn cách với mảnh vườn nhỏ chạy gần hết chiều dài khu đất. Mảnh vườn này có một chiếc guồng nước quay chầm chậm, suối từ hòn non bộ róc rách chảy suốt đêm ngày. Điểm xuyết một cách tự nhiên là những khóm cây cảnh.

Ht3

Phòng khách dành cho những người bạn thân thiết.

“Hầm rượu” bất ngờ hiện ra sau cánh cửa ở cuối vườn nhà. Tác giả và chủ nhân ngôi nhà có vẻ đã bàn bạc rất kỹ cho sự hình thành không gian đặc biệt này. Độ chênh cấp tự nhiên giữa mặt đê và chân đê cũ đã được tận dụng một cách nhuần nhuyễn. Vẻ thô mộc được nhấn mạnh bằng sàn lát đá tự nhiên và những mảng tường đá cuội ghồ ghề. Chiếc bàn gỗ tấm nguyên khối cũng được kê lệch xiên cùng với chiếc thang tre treo trên trần hầm làm giá đèn, tạo nên một vẻ phá cách đầy ngẫu hứng như để không gian động hơn, chờ chực ùa ra, hòa với thiên nhiên bên ngoài.

Ht5

Mặt tiền đơn giản của ngôi nhà.

HT7

Lên vài bậc thang là sảnh rộng nối liền với phòng ăn và bếp nhìn ra vườn. Không gian như mở rộng hơn nhờ phòng khách chính ở tầng 1 hướng toàn bộ tầm nhìn ra Hồ Tây qua các cửa kính lớn trong suốt.

HT6

Toàn bộ tầng 2 là các phòng ngủ, từ phòng nào cũng có thể nhìn xuống khu vườn xanh và nhìn ra hồ. Tầng áp mái được ốp gỗ toàn bộ trần và mái, phía sau dùng làm thư viện, phía trước là phòng karaoke gia đình.

Ngôi nhà thực sự là khoảng lặng tuyệt diệu cho những người chủ của nó mỗi khi trở về, bỏ lại sau lưng bao bộn bề toan tính, thả mình trên ghế ngắm nhìn một góc Hà Nội bình yên.

READ MORE

10 địa điểm cần đến khi tham quan Paris

1, Khải hoàn môn, trục chính của công trường Charles de Gaulle – Ngôi sao, được Napoléon xây dựng từ nắm 1806, cao 163 feet ngang 147 feet, là nơi mọi du khách đều đến chụp ảnh kỷ niệm, ngắm rồi mua sắm (đừng bỏ qua cơ hội chọn mua dầu thơm trong cửa hàng Sephora), nhâm nhi ly giải khát, tách càphê hay ăn món nghêu luộc với khoai tây chiên trên đại lộ Champs – Élysées.

khai-hoan-mon-1

2. Đền thờ Trái tim cực thánh, xây dựng từ 1876 đến 1914 theo kiểu thức La Mã – Byzantine, tuyệt đẹp nhờ tọa lạc trên một ngọn đồi, vòm cao 273 feet là điểm cao thứ hai của thủ đô Paris sau tháp Eiffel.

cluny ruins1

3. Trung tâm Georges Pompidou khánh thành năm 1977 được xem là nơi cất giữ nhiều kho tàng nghệ phẩm thế kỷ 20-21 do còn là “ngôi nhà của Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (40.000 tác phẩm nhưng chỉ trưng bày 850).

p2010026 centre georges pom

4. Tháp Eiffel, hoàn tất xây dựng năm 1889, cao 1.056 feet là kỳ công xây dựng nổi tiếng nhất thế giới, có hai nhà hàng Altitude 95 (tầng 1) và Le Jules Verne (tầng hai), tầm nhìn rộng xa 40 dặm khắp Paris. Mua vé leo lên tầng cao chót vót, bạn nhớ tìm nơi chỉ dẫn nhìn về hướng Sài Gòn ở cách đó gần 10.000km.

thap-eiffel

5. Hotel des Invalides được xây dựng để làm bệnh viện quân đội nhưng rồi đã là “chúng cư” của 4.000 gia đình, nhưng từ 1840 trở đi thì chuyển thành lăng tẩm của Napoléon.

images574437 untitled 3

6. Bảo tàng Louvre là nơi du khách nên dành ít nhất trọn một ngày tham quan vì có đến 400.000 nghệ phẩm, cổ vật (chỉ thường xuyên trưng bày 35.000 trong đó có tượng Venus của Milo, tranh Mona Lisa của Leonard de Vinci…).

Paris Notre Dame by night

7. Bảo tàng Cluny, xây dựng vào thế kỷ 15 để làm nơi ăn nghỉ, nay là một nơi cất giữ nhiều cổ vật La Mã, nghệ phẩm giá trị.

ph picasso museum

8. Bảo tàng Orsay cất giữ nhiều nghệ phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng trong thời gian từ 1848 đến 1914 như Monet, Delacroix, Manet, Courbet, Cézanne, Van Gogh, Renoir, Matisse…

p1010071a le musee d+orsay

9. Bảo tàng Picasso có 203 bức tranh, 191 bức tượng, 85 đồ sành sứ cổ và hơn 3.000 bản thảo, bức phác hoạ của nghệ nhân nổi tiếng nhất thế giới.

10. Nhà thờ Đức bà Paris, khởi công xây dựng năm 1163 và chỉ hoàn tất sau đó hai thế kỷ, là đại giáo đường Công giáo La Mã nổi tiếng nhất sau đền thờ Thánh Phêrô ở Roma

READ MORE

Màu sắc và ý nghĩa

Mỗi màu sắc có một ý nghĩa riêng. Vận dụng ý nghĩa của màu sắc để ứng dụng vào từng không gian cụ thể sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong ngôi nhà của mình.

vat-lieu-ngu-hanh-anh-nho-1

Đỏ: kích động, nổi trội, làm không gian trông hẹp lại và làm các đồ vật tăng kích thước. Phù hợp để tạo điểm nhấn. Không thích hợp với không gian phòng ngủ trẻ em, bếp, phòng ăn…

Vàng: kích thích não và hỗ trợ khả năng lĩnh hội. Thích hợp với không gian bếp, hành lang.

Xanh lá: tạo sự thư thái và hồi sức. Thích hợp với phòng tắm, phòng điều trị. Không phù hợp với phòng học, phòng chơi của trẻ, phòng sinh hoạt gia đình…

Xanh biển: an bình. Nên chọn cho không gian phòng ngủ. Không dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt chung của gia đình, phòng học…

Tím: kích thích sự sống. Thích hợp với phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.

Hồng: lãng mạn: thích hợp cho phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.

Cam: mạnh mẽ, vui tươi. Dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt, hành lang. Không dùng trong phòng ngủ hoặc nơi có diện tích nhỏ hẹp.

Trắng: sự khởi đầu mới. Phù hợp với không gian nhà bếp, phòng tắm. Không nên dùng trong phòng trẻ em, phòng ăn.

 

READ MORE

Đặc điểm của kiến trúc biệt thự tại Đà Lạt

Đà Lạt là thành phố của tình yêu. Những căn kiến trúc biệt thự tại Đà Lạt nơi đây cũng mang hơi thở của tình yêu, đẹp, mang dấu ấn riêng.

Nước Pháp tuy là một quốc gia độc lập lâu đời, nhưng về kiến trúc thì thật đa dạng. Kể từ Đại chiến thế giới lần thứ 2 về trước, kiến trúc cổ điển của Pháp thực là đặc sắc. Hàng ngàn lâu đài mỗi cái một kiểu. Từ Château de Versailles đến Château de Fontaine – Bleau sang các Château vùng sông Loire, sông Seine,… ở mỗi nơi kiến trúc mỗi thay đổi. Phía Bắc Pháp phần lớn có kiến trúc chung loại Anglo-Normand, có thể phân ra vùng Normandie, vùng Bretagne, vùng cực Bắc, vùng Bắc Paris, vùng Tây – Bắc. Kiến trúc vùng Alsace – Lorraine – Strasbourg có phần lai kiến trúc Đức. Kiến trúc miền Đông từ Nantes xuống đến Bordeaux là kiến trúc miền biển.

biet-thu-da-lat-2
Nhà ở đà lạt

Kiến trúc miền Trung là vùng cao nguyên Trung bộ. Kiến trúc miền Vosges xuống kiến trúc miền núi Alpes, kiến trúc cực Nam vùng Marseille – Carmargue tức vùng Provence và kiến trúc vùng Đông – Nam Montpellier sang Toulouse và kiến trúc xứ Basque lai Tây Ban Nha. Chính sự đa dạng ấy đã tạo cho kiến trúc Pháp mang tính quốc tế. Do đó khi đi chiếm thuộc địa, các kiến trúc sư Pháp đã mang theo tinh túy của mình xây các biệt thự theo kiến trúc của các địa phương Pháp. Người Pháp sang Việt Nam cũng không quên điều đó.

Riêng ở Đà Lạt các kiến trúc sư Hébrard, Pineau, Moncet, Lagisquet là những nhà quy hoạch đô thị thường hay nói: “Ai đi xa cũng muốn mang màu sắc quê hương, nhất là kiến trúc, đến chỗ mình mới đến ở”. Đó là sự thực, vì kiến trúc các biệt thự nhà cửa ở Đà Lạt sao tránh khỏi hình ảnh của kiến trúc các địa phương nước Pháp. Từ người Pháp nghèo có cái nhà nho nhỏ cho đến biệt thự lớn, cái nào cũng do các kiến trúc sư thiết kế và cái nào cũng theo ý của chủ nhà: Ngôi nhà phải giống như nhà của họ ở bên Pháp để cho đỡ nhớ và khỏi quên quê hương.

Hơn 1.500 biệt thự phần lớn là loại kiến trúc miền Bắc nước Pháp. Có lẽ cũng có ảnh hưởng của kiến trúc vùng núi nên các biệt thự đầu tiên, các nhà gỗ lợp ngói, lợp tôn đều giữ nguyên kiến trúc cũ. Nếu có thay đổi chỉ là số ít bố cục.

Nhiều nhất và cũng đặc biệt nhất là loại biệt thự có khung sườn bằng gỗ tốt xây chèn gạch. Sàn bằng một hai lớp gỗ hay bằng sàn ghép. Kiến trúc sàn gỗ, trần gỗ gây nên cảm giác ấm cúng cho xứ lạnh. Đó là loại kiến trúc miền Bắc nước Pháp từ thành phố Rouen về phía Lille. Hệ khung cột giữ cho nhà vững chắc đều bằng gỗ, sau đó xây chèn gạch, nhìn bức tường từ xa giống như có sơn cột và thanh chống, thanh giằng giả. Phổ biến là các nhà ở chung quanh viện Pasteur, khu biệt thự bên đường Trần Hưng Đạo, đường Huỳnh Thúc Kháng. Thời gian đầu xi măng chưa lên được, nhà xây gạch toàn bằng vôi tôi trộn chất nhớt lấy ra từ lá cây giã ra. Các tường gạch xen chèn vào các khung gỗ vẫn không nứt nẻ. Lúc làm họ chọn gỗ tốt kể cả gỗ thông, có nhà làm đã bảy, tám mươi năm vẫn còn tốt. ở Đà Lạt không có mối mọt nhiều, gỗ chỉ hư hỏng khi mục, khi thanh gỗ nào mục thì thay thanh đó mà mảng tường không hề nứt đổ.

Các biệt thự đầu tiên một tầng, có loại hai mái cân xứng, có loại mái dài mái ngắn, đầu hồi nhô ra mặt trước. Biệt thự sang trọng một hai tầng thì cầu thang đặt ở trong nhà (cầu thang gỗ hay xây có tay vịn gỗ). Vào các năm 1920 – 1940 ở Đà Lạt chỉ có gỗ là nhiều, còn thép phải nhập từ Pháp và đưa từ Sài Gòn lên nên cấu trúc ít dùng thép. Các côngxon của những nhà xây thường đúc theo kiểu tam giác, cạnh lớn uốn cong. Còn các biệt thự kiến trúc kiểu Bắc Pháp thì côngxon bằng gỗ đục mộng chắc chắn. Lò sưởi thường bố trí ở phòng khách, phòng ăn hay phòng ngủ chính. Trang thiết bị trong phòng vệ sinh đều nhập từ Pháp.

biet-thi-da-lat-1
Biệt thự pháp cổ đà lạt

Đặc điểm kiến trúc biệt thự tại Đà Lạt

1. Người Pháp có hai quan niệm làm cho Đà Lạt trở thành nơi an dưỡng đẹp, đó là:

– Xây các biệt thự có vườn hoa, xa cách nhau, có tầm nhìn đẹp: nhìn ra rừng thông, nhìn xuống thung lũng, nhìn về hướng các đỉnh núi Lang Bian. Các dinh thự đều chiếm cao điểm (Đà Lạt có 99 cao điểm). Các biệt thự đều ẩn mình trong rừng thông. Thời trước trong bài viết của một du khách Pháp đã tả Đà Lạt như sau: “Từ xa ta thấy những thảm cỏ xanh rì (đó là những rừng thông) nối tiếp nhau đến tận chân trời, trong đó có những nụ hoa đỏ (đó là mái ngói của những biệt thự ) nổi lên”.

– Đà Lạt chỉ được xây cất biệt thự không quá ba tầng (kể cả tầng trệt) vì làm cao tầng sẽ phá cảnh rừng thông. Và đặc biệt là về hướng Tây – Bắc và Bắc của hồ Lớn (nay là hồ Xuân Hương) không được xây dựng nhà cửa như phía Đông – Bắc vòng về phía Tây bờ hồ.

2. Mọi sự xây dựng trên thành phố đều phải do kiến trúc sư thiết kế.

Có kiến trúc sư chịu trách nhiệm về thẩm mỹ. Mọi sự xây dựng phải qua phòng quy hoạch đô thị của Sở Công chánh và nơi này phải chịu trách nhiệm về mọi sự xây dựng.

Người Pháp dự định dân số Đà Lạt có thể đến 300.000 người, nhưng cho đến lúc họ rời Việt Nam thì mới chỉ trên 20.000 (người Pháp 2.500) nên việc xây dựng còn ít và dễ kiểm soát.

3. Người Pháp đi tha phương luôn luôn hướng về quê hương, được thể hiện trong kiến trúc và trong cuộc sống. Do đó trên 1.000 biệt thự thì kiến trúc các địa phương Pháp ảnh hưởng nhiều nhất là:

– Kiến trúc Anglo – Normand;

– Kiến trúc miền cao nguyên trung phần Pháp;

– Kiến trúc miền núi Alpes và phía Nam;

– Kiến trúc miền Pyrénées và Basques.

Đặc điểm của các kiến trúc nhà đẹp này là:

– Mái nhà: Loại hai mái ít dốc, ở hai đầu có hai mái ngắn (miền Nam).

Loại hai mái có các mái nhô: nếu các mái nhô tròn là của miền Trung và Bắc Pháp, nếu các mái nhô nhọn và cao có cửa kính lớn (có cũng hai mái) là của miền Nam Paris.

Loại mái dài, mái ngắn dốc nhiều là loại nhà vùng núi, từ vùng Vosges xuống Alpes, mùa tuyết tan dễ tháo nước.

Loại mái dốc xây đá chẻ là loại nhà kiểu Anglo – Normand (nhiều ở vùng biển Normandie).

Loại mái nhà lợp ardoise (đá mài miếng mỏng màu đen) là loại của miền cao nguyên miền Trung nước Pháp.

– Ống khói lò sưởi: ống khói lò sưởi có cái thấp nếu mái ít dốc, có cái cao nếu mái dốc nhiều. Lò sưởi ở miền Bắc Pháp thường có ba ống tròn ở trên đầu chóp để che mưa, tuyết khỏi vào nhiều hoặc chỉ có một ống tròn ở giữa tấm che.

Ống khói, lò sưởi miền Trung và Nam cho khói ra 4 phía có tấm che bên trên.

Ống khói lò sưởi xây có cẩn đá và một phía uốn tròn là kiểu mới cải tiến để cho hợp với nét cao nguyên

– Tường xây: Tường xây có khung cột bằng gỗ là kiến trúc miền Bắc Pháp, Bắc Paris (nhất là vùng Rouen, quê hương của Jeanne d’Arc).

Tường xây bằng đá chẻ là của vùng Trung Pháp hay Đông – Nam Pháp.

– Mái nhô: Mái tròn nhô lên có cửa sổ kính là của vùng Bắc Pháp.

Hai mái cao nhô ra và có cửa kính lớn là của miền Trung Pháp.

Mái nhô ra và có cửa kính dài, kiểu được cải tiến ở Đà Lạt.

Các mái nhô cốt để sử dụng các phòng trên mái nhà mà người Pháp gọi là tầng áp mái (mansarde). Nó cũng làm đẹp cho mái nhà của biệt thự, nhất là những mái nhà quá lớn rộng.

– Lò sưởi trong nhà: Lò sưởi trong nhà là một dạng kiến trúc trang trí vừa là để sưởi những ngày lạnh. Chỉ cần đếm số lượng lò sưởi nhiều hay ít trong biệt thự ở Đà Lạt mà biết nội thất sang trọng hay không.

Những người quen sống ở Đà Lạt ít thấy cái lạnh của Đà Lạt. Nhưng những ai từ xứ nóng đến thì cái lạnh vô cùng thấm thía. Phòng khách biệt thự nào cũng nối liền phòng ăn, nơi đây thường có một lò sưởi và cũng thường để một khúc gỗ để trang trí khi không đốt lửa.

Phòng ngủ của gia đình chủ nhân cũng có lò sưởi. Sở dĩ có lò sưởi mà không làm ngợp thở khi ngủ là nhờ có ống hút đi lẫn khói cả khí cacbonic.

Ở Pháp mỗi biệt thự đều có nơi treo áo, mũ trước khi vào nhà, nhưng ở Đà Lạt rất ít nhà có, mà thường ở lối vào nhà có một khoảng lõm vào hoặc nhô ra để khi trời mưa lạnh khách đến có chỗ trút bỏ áo mưa, nón v.v…

– Vườn cảnh và cổng ra vào:Người Pháp và kiến trúc sư Pháp rất chú ý đến ngoại thất, đặc biệt là vườn cảnh, vì họ biết khí hậu Đà Lạt thích hợp với những loại hoa từ Pháp đưa sang. Từ cổng vào nhà, lối đi trong vườn, vườn trước và sau nhà đều trồng hoa, đem lại cái đẹp cho con người. Thường thiết kế phòng khách sâu về sau để có tầm nhìn ra một vườn hoa rộng, nhìn xuống thung lũng hay rặng thông đẹp. Các biệt thự ít đất thì thường có bồn hoa đúc ở trước các cửa sổ, quanh chân tường nhà. Nó tạo nên màu sắc điểm tô cho căn nhà khi từ ngoài bước vào.

Cổng vào cũng thay đổi tùy ý của mỗi kiến trúc sư hay mỗi chủ nhà. Số nhà có cổng đi thẳng vào mặt trước không nhiều. Cổng vào và lối đi vào thường lệch sang một phía để vườn hoa rộng dễ tạo thành một mảng lớn, khi ra vào nhà có tầm nhìn bao quát vườn hoa. Nhà vườn rộng, có xe ô tô thường làm cổng vào, cổng ra riêng biệt, đường xe vào ra không cần trở đầu.

READ MORE

Dự án xây dựng đền Cẩu Nhi (Hà Nội)

Ngày 20/8, Sở VHTT Hà Nội phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức hội thảo về “Một số vấn đề liên quan tới việc bảo tồn, phát huy tác dụng di tích đền Cẩu Nhi”. Tại buổi hội thảo, nhà sử học Dương Trung Quốc đã kết luận: Việc dựng ngôi đền trên vị trí này nên có quy mô vừa phải. Bởi vì, dù sử dụng nguồn vốn xã hội hóa, thì cũng nên tiết kiệm trong xây dựng, và nhất là ngôi đền đó phải phù hợp với cảnh quan khu vực. Mặt khác, cần phải thận trọng hơn trong việc định danh ngôi đền này, không nhất thiết là phải mang tên “Đền Cẩu Nhi”…

Dự án xây đền Cẩu Nhi (trên hòn đảo nhỏ ở hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) chưa thực sự được phê duyệt nhưng đã gây ra khá nhiều luồng ý kiến tranh luận khác nhau, đặc biệt là từ các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, ngày 20/8, Sở VH-TT Hà Nội, UBND quận Ba Đình cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học với sự tham dự của hơn 40 nhà khoa học đến từ Viện Sử học, Trường ĐH KHXH-VN, Viện Mỹ thuật, Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian, Viện Nghiên cứu Hán – Nôm…

Tại cuộc tọa đàm này, không khí tranh luận đã diễn ra khá căng thẳng về 2 vấn đề: Người Việt Nam có tục thờ chó hay không và đã từng có đền Cẩu Nhi hay không? Đây là 2 vấn đề được xem là xuất phát điểm quan trọng cho việc thực hiện dự án nói trên.

Luồng ý kiến phủ nhận 2 vấn đề trên (như PGS.TS Đỗ Văn Ninh và nhà nghiên cứu Dân tộc học Bùi Xuân Đính…) đã không đưa thêm được chứng cớ mới nào so với trước đây, ngoài việc cho rằng: tác phẩm Tây Hồ Chí là ngụy thư, nội dung trong đó là không đáng tin cậy.

Trong khi đó luồng ý kiến ngược lại (như GS Kiều Thu Hoạch, GS Trần Lâm Biền…) lại đưa ra những bằng chứng mới, khẳng định người Việt Nam có tục thờ chó và nó mang những dấu tích của tín ngưỡng Phật giáo xa xưa. Về tác phẩm Tây Hồ Chí, GS Phan Huy Lê cho rằng, dù có khuyết danh và có nhiều chỗ không đúng với chính sử, nhưng không thể phủ nhận được giá trị của tác phẩm này.

Nhà sử học Dương Trung Quốc (người chủ trì cuộc tọa đàm) cho rằng, với 2 vấn đề trên, khó có thể “ngã ngũ” ai sai, ai đúng ở thời điểm này, vì vậy các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, với cương vị chủ tọa, ông Dương Trung Quốc đã kết luận: Việc dựng ngôi đền trên vị trí này nên có quy mô vừa phải. Bởi vì, dù sử dụng nguồn vốn xã hội hóa, thì cũng nên tiết kiệm trong xây dựng, và nhất là ngôi đền đó phải phù hợp với cảnh quan khu vực. Mặt khác, cần phải thận trọng hơn trong việc định danh ngôi đền này, không nhất thiết là phải mang tên “Đền Cẩu Nhi”…

READ MORE

Thiết kế nhà ống diện tích 3,7 x 21 m2

Yêu cầu:

Xây nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 3,7mx21m, 2 mặt thoáng. Gia đình có ông bà nội, hai vợ chồng và con gái, mọi người đều có không gian riêng và có nơi sinh hoạt chung cho cả gia đình. Thiết kế kiến trúc đơn giản, có nhiều khoảng không gian mở giúp cả gia đình gần gũi nhau hơn.

Trần Anh Đức

Wedo trả lời:

Sau đây là phương án Wedo tư vấn cho anh và gia đình:

Tầng 1: từ cửa vào có một khoảng không gian làm chỗ để xe. Phòng khách được đặt ở cốt cao hơn, có bố trí một bể cảnh trang trí. Bể cảnh này như một gạch nối nối các không gian: phòng khách – bếp – phòng ăn (theo chiều ngang) và các không gian tầng trên (theo chiều đứng). Phòng ngủ dành cho ông bà được bố trí ở tầng 1: rộng rãi và thoáng mát (giáp mặt ngõ phía sau).

tang 1 Duc ww

Tầng 2: bố trí 2 phòng ngủ: phòng ngủ chính của bố mẹ nằm phía trước nhà. Phòng ngủ này có một khu vệ sinh riêng. Phòng ngủ con được bố trí phía sau, phòng này dùng chung khu vệ sinh với không gian sinh hoạt chung. Cầu thang được bố trí dọc nhà, rộng rãi và kết hợp với không gian thông tầng tạo cho cả căn nhà sự thoáng đãng cần thiết.

tang 2 Duc w

Tầng 3: Được bố trí 1 phòng thờ rộng rãi phía trước, khu giặt và chỗ làm việc của chồng. Phía sau là sân phơi và vườn cảnh. Phòng thờ rộng có thể kết hợp làm nơi tụ họp của gia đình trong những ngày lễ tết.

tang 3 Duc w

Các không gian trong nhà đều thoáng và có sự gắn kết với nhau. Cây xanh và ánh sáng chan hòa làm con người sống thoải mái và dễ chịu hơn.

Trên đây là những ý tưởng sơ phác mà Wedo tư vấn cho anh cùng gia đình.

READ MORE

Cái lý của mức phí dịch vụ chung cư ?

Với những cư dân chung cư thì phí dịch vụ đang là một khoản thu cần phải bàn tới của nhiều người. Rất nhiều người cho rằng phí dịch vụ tại Phú Mỹ Hưng hiện nay là cao nhất, so với nhiều nơi khác, thì mức phí đó là không chấp nhận được. Bàn chuyện là vậy, song cư dân PMH lại có cái lý của mình.

Đóng một lần cho nhiều dịch vụ

Mức phí tăng cao dành để duy tu, bảo dưỡng cho các tiện ích của khu phố. Quang cảnh trong khu kênh đào, một tiện ích của khu phố.

Tại PMH, mức phí này từ 160 – 600 ngàn đ/tháng, tuỳ khu phố. Tại khu phố Hưng Vượng, mức phí từ 160.000 – 320.000 đ/tháng.

Ví dụ khu Hưng Vượng 1 phí hàng tháng của căn hộ thấp nhất là 160.000đ/tháng. Đây là toà nhà không có thang máy, mức phí trên được chi cho các khoản: vệ sinh công cộng, giữ xe máy, giữ an ninh, duy tu cảnh quan cây xanh, bảo trì sửa chữa các tiện ích công cộng quy mô nhỏ, chiếu sáng công cộng và một khoản nhỏ trợ cấp Ban tự quản.

Còn với khu phố Mỹ Khánh, mức phí trung bình 450.000đ/tháng. Ngoài những khoản phí giống như khu Hưng Vượng 1, mức phí tăng cao dành để duy tu, bảo dưỡng cho các tiện ích của khu phố: hồ bơi, phòng tập thể dục, phòng sinh hoạt cộng đồng và phòng dành riêng cho trẻ nô đùa

Không đắt

“Với tôi cách phục vụ và mức phí hiện nay là hợp lý…”, ông Đỗ Tế Giang, nhà ở khu phố Mỹ Khánh 4, nhận xét. Ý của ông cũng là ý của nhiều cư dân PMH. Theo ông Giang, sự hợp lý thể hiện trong việc chăm sóc người dân. Ở khu phố Mỹ Khánh, với mức phí đó, họ được hưởng nhiều tiện ích ngay trong toà nhà như: phòng tập thể dục, hồ bơi, bảo vệ, hệ thống chiếu sáng tốt… Nước hồ bơi được giữ vệ sinh tối đa và luôn có một huấn luyện viên túc trực suốt ngày để giữ an toàn cho người dân, đặc biệt là trẻ em.

“Nếu mua vé bơi tháng tại các hồ bơi, chưa chắc tiền phí dịch vụ đóng góp hiện nay đủ để dùng mua vé cho một nhà có 4 người…”, ông Giang lý giải.

“Bỏ ra một khoản phí giữ xe, bạn bè đến nhà chơi cũng không phải trả tiền giữ xe. Tôi thích. Những nơi khác, phải trả tiền giữ xe như một khoản vé để vào thăm người thân…”, ông Giang nói thêm.

Còn với bà Viên Thị Bê, nhà ở khu phố Sky Garden, mức phí dịch vụ 205.000đ/tháng bà phải đóng mỗi tháng cho căn hộ 81m2, 5 thành viên trong gia đình như thế là rẻ. “Nếu ở chỗ khác số tiền đó chỉ vừa đủ trả tiền giữ xe, trong khi ở đây được hưởng nhiều thứ khác như công viên cây xanh. Rác dọn ngày 2 lần. Công trình công cộng bị hư là có người sửa ngay. Chưa kể, khách hàng cần gì chỉ cần ới một tiếng là nhân viên phục vụ khu phố có mặt để giải quyết ngay… Như thế sao gọi mắc được”, bà Bê dẫn chứng.

Lấy cung cách phục vụ hoàn hảo để người dân sử dụng đã khiến cho những chuyện bàn bên ngoài trở nên xa lạ với những cư dân PMH.

Mức phí dịch vụ giờ đây không còn khái niệm cao, thấp, họ dễ dàng chấp nhận nó như họ đã từng dễ dàng chấp nhận một hạ tầng, một môi trường sống tốt mà PMH đem lại cho cư dân sống tại khu đô thị này.

 

READ MORE

Ngôi nhà hướng nội

Ngôi nhà nằm trên bờ đê một làng ngoại thành Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên mà bất kỳ ai khi nhìn thấy căn nhà là một thiết kế khá độc đáo với một chiếc cầu bắc ngang. Toàn bộ không gian được mở rộng vào bên trong và có thể coi là một… ngôi nhà đóng.

Thiết kế: Công ty Kiến trúc Avant (tham dự giải thưởng Kiến trúc Việt Nam 2006)

AT6

Không gian chuyển tiếp liên tục

at4

Cầu bắc qua hai khối nhà

Khi thiết kế căn nhà, các kiến trúc sư đưa ra ý tưởng dùng không gian chuyển tiếp và thay đổi liên tục, khiến ngôi nhà không có mặt đứng, trong và ngoài nhà dường như không có ranh giới. Căn nhà đóng hoàn toàn hướng tiếp cận ra bên đường để mở vào bên trong, khiến nó thực sự trở thành một không gian hướng nội, tạo cảm xúc thẩm mỹ khi di chuyển bên trong.

AT3

Những thiết kế khá tinh tế, tạo ấn tượng.

AT7

Ngôi nhà sáng bừng lên với những ánh đèn.

Theo đuổi kiến trúc đương đại, nên các kiến trúc sư Công ty Avant khá coi trọng không gian. Tổng quan ngôi nhà thể hiện thiết kế mở, tôn trọng tự nhiên và cảm giác hơn là lý thuyết lối mòn. Ở đây, việc tổ chức và sắp xếp phòng ốc không được coi trọng nhất mà cách xử lý không gian, giao thông và ánh sáng mới đòi hỏi sự cầu kỳ. Ngoài ra, phần nội thất và decor phụ thuộc hoàn toàn vào cá tính của chủ nhà.

AT2

Mặt sau của ngôi nhà.

AT1

Khu vực bếp và phòng ăn.

AT8

Phòng ngủ hướng ra vườn sau và sông.

Ngôi nhà được chia thành hai khối, nối với nhau bằng nhà cầu. Lối tiếp cận nằm trên đường đê, mặt sau hướng ra sông. Lối cạnh đường bao gồm garage, phòng khách, bếp ăn và một khu vực phục vụ. Khối phía sau bao gồm thư phòng, phòng ngủ chính hướng ra vườn sau và sông. Ngôi nhà là sản phẩm trên con đường đi tìm một không gian sống đích thực trong xã hội công nghiệp.

 

 

READ MORE

Giá vật liệu xây dựng ngày 17/02/2006 (Phần I)

(Kèm theo Thông báo liên sở số:01/2006/TBVL-LS ngày 30 tháng 12 năm 2005)

(Thực hiện từ 1/1/2006, chưa có thuế VAT)

STT

Danh mục vật liệu

Đơn giá

  THIẾT BỊ SỨ VỆ SINH INAX  
  Bàn cầu

1

C-117VNTENSHI

783.000 đ/bộ

2

C-108VAICHI

1.008.000 đ/bộ

3

C-333VNASAHI

954.000 đ/bộ

4

C-333VPNYUME

1.089.000 đ/bộ

5

C-306V FUJI

1.098.000 đ/bộ

6

C-306VP FUJI

1.233.000 đ/bộ

7

C-504V TAKE

1.350.000 đ/bộ

8

C-522V MATSU

1.215.000 đ/bộ

9

C-711 VNLAN

1.485.000 đ/bộ

10

C-711V

1.377.000 đ/bộ

11

C-702VN BARA (Nắp êm)

1.575.000 đ/bộ

12

C-900VN TOKYO (Nắp êm)

3.600.000 đ/bộ

13

C-991 VHOSHI

2.790.000 đ/bộ

14

C-991- VN

2.790.000 đ/bộ

  Chậu

15

L-282V SHINJU

153.000 đ/c

16

L-284V SAKURA

225.000 đ/c

17

L-286V KIKYO

243.000 đ/c

18

L-289V TSUKI

585.000 đ/c

19

L-290V HASU

900.000 đ/c

20

L-280V (*)

139.500 đ/c

21

L-292V (*)

315.000 đ/c

22

L-2293V SORA

351.000 đ/c

23

L-2394V TAIYO

351.000 đ/c

  Chân chậu

24

L-284VD

225.000 đ/c

25

L-286VC

225.000 đ/c

26

L-289VD

342.000 đ/c

  Tiểu nam

27

U-116 VICHIGO

225.000 đ/c

28

U-114VHIMIKO

630.000 đ/c

29

U-104VYUKI

1.215.000 đ/c

30

U-411V (*)

1.737.000 đ/c

31

U-431V (*)

1.408.500 đ/c

  SẢN PHÂM CỦA CÔNG TY CAESSAR

32

Bàn cầu xổm Trắng CS1230

601.818 đ/c

33

Bàn cầu xổm Trắng CT1230

727.272 đ/c

34

Bàn cầu xổm Trắng C1250

363.636 đ/c

35

Bàn cầu xổm Trắng CT1250

786.364 đ/c

36

Bàn cầu xổm Trắng CT1206

630.000 đ/c

37

Bàn cầu Casanova Trắng CT1325B

804.545 đ/bộ

READ MORE

Kiến trúc của sự tao nhã

Nói đến vẻ đẹp của Sài Gòn, đã có quá nhiều lời trách cứ. Nên chăng phải có một cuộc thi Kiến Trúc cho Sài Gòn, để tìm ra một tổng thể tổng hợp nhất như Lào Cai đã từng làm? Sài Gòn đang lột xác rất nhanh, những trào lưu kiến trúc đang nở rộ, muôn màu muôn vẻ. Trừ những công trình được coi là biểu tượng của Sài Gòn như chợ Bến Thành, trụ sở UBND Thành Phố, nhà thờ Đức Bà… đều do người Pháp thiết kế, mặt bằng kiến trúc chung của Sài Gòn ảnh hưởng khá lớn từ những người lãnh đạo Thành Phố.

Mặc dù vậy, Sài Gòn đang dần vui lên nhờ bàn tay của cư dân và những nhà đầu tư đã chọn Sài Gòn là điểm dừng chân lâu dài. Đẹp nhất, dễ thấy nhất là những quán cà phê sân vườn thơ mộng. Quán cà phê tràn xuống phố, mang theo hơi hướng của thiên nhiên khiến cho những phút giây bên bạn bè trở nên thi vị hơn. Niềm tự hào của người Sài Gòn là một không gian xanh mát của Nam Sài Gòn, Thảo Điền. Nhưng tôi vẫn ước giá như con đường ở Nam Sài Gòn không quá thẳng, quá phẳng như thế, những phòng ốc không quá chật hẹp như thế, mỗi ngôi nhà không thiếu những khuôn viên riêng như thế… hẳn sẽ làm cho con người ta đỡ chán hơn. Để biến một Nam Sài Gòn trong tương lai thành môi trường sống lý tưởng, phải dựa vào điều kiện tự nhiên để đưa ra cách sống phù hợp nhất. Với Thảo Điền cũng vậy, môi trường sống lộn xộn, nhiều đẳng cấp đã làm mất đi tính đặc thù. Càng ở càng thấy khó chịu vì tiếng ồn, nạn ngập nước, xây cất trồi sụt bất thường…

Đang có một sự thay đổi rõ rệt trong quan niệm về nhà ở của người Sài Gòn nói chung và nhất là giới doanh nhân nói riêng. Tôi đánh giá cao những doanh nhân trẻ thành đạt từ 35 tuổi trở xuống, có tri thức, có quan điểm kiến trúc cấp tiến, lại đi nhiều, thấy nhiều, sẵn sàng chấp nhận tốn nhiều công sức và tiền bạc để tối ưu hóa môi trường sống, nâng cao giá trị tinh thần. Rất tiếc, giới kiến trúc hiểu biết vẫn còn nằm ngoài bộ máy công quyền. Phải làm sao cho họ tham gia sâu vào bộ máy nhà nước mới có thể cùng những người lãnh đạo thành phố hiện thực hóa những suy nghĩ cấp tiến, lựa chọn cách đi đón đầu cho kiến trúc mới của Sài Gòn.

Chính họ đã đặt ra cho kiến trúc sư những suy nghĩ đúng đắn hơn về một ngôi nhà. Nó không còn là những khuôn mẫu “sinh sản vô tính”, nơi để “trưng bày” những của cải quí giá, mà là nơi chốn thích hợp nhất với tâm hồn mình, với bạn bè, nơi chốn của mình. Một vị khách hàng doanh nhân đã nói với tôi: “Tôi sẵn sàng bỏ nhiều tiền cho thiết kế, cho không gian mà anh sẽ tạo ra cho tôi, chứ không phải là những đồ đạc mà anh sẽ đặt vào đó”. Càng ngẫm, tôi càng thấy anh ấy có lý. Mỗi ngôi nhà phải là một tác phẩm riêng biệt, là chốn riêng tư, chỗ an toàn nhất để mỗi người quay về, tích trữ năng lượng, nuôi dưỡng tâm hồn để rồi lại đủ sức bước ra cuộc đời. Kiến trúc phải xác định rõ là phục nhu cầu cá nhân.

12313

Đúng là một số kiến trúc sư đang làm mất niềm tin của khách hàng. Người làm kiến trúc lâu năm phải có những nhà thi công “ruột” mới có thể thể hiện được tác phẩm của mình. Một khiếm khuyết phổ biến hiện nay là những tác phẩm kiến trúc dừng lại quá sớm, cái nhìn của kiến trúc sư về chủ nhà quá đơn giản, có người còn không thèm tiếp xúc tới không gian xung quanh nơi mình xây dựng, “nhắm mắt” vẽ đại một hai buổi là xong. Phải dành thời gian công sức thích ứng với số tiền mà chủ nhân bỏ ra mới có thể tạo nên một tác phẩm phục vụ cho chính họ.

Tôi rất coi trọng khoảng thời gian đầu tiên tiếp xúc với chủ nhà và “đi” suốt cùng họ nhiều năm, cả khi công trình đã xây dựng xong, để có thể bổ khuyết cho không gian bên trong. Nếu mình không song hành với chủ nhà mà giao nhà xong là biến mất, sẽ không thể duy trì được môi trường sống lý tưởng mà mình đã tạo ra. Rất nhiều chủ nhà trở thành bạn thân của tôi là vì vậy, và ngược lại, tôi cũng học được rất nhiều từ những khách hàng doanh nhân của mình. Ví dụ ngôi biệt thự mà công ty chúng tôi xây cho chị Hằng, chủ nhân quán Ngon chẳng hạn. Chị là một phụ nữ kín đáo, thích sự đơn giản, dịu dàng. Mọi thiết kế trong nhà chị đều hiện lên ý tưởng chủ đạo là sự dịu dàng.

Hơn 80% doanh nhân trẻ thích phong cách kiến trúc của châu Âu, hình khối đơn giản, tối ưu hóa mọi nhu cầu, nhưng với chất liệu châu Á. Tính toàn cầu, tính dân tộc thể hiện rất rõ qua sự cởi mở, giao hòa này. Từ đó, tôi có thể khẳng định những giá trị truyền thống không hề mất đi, mà mở hơn, đặc thù hơn. Xu hướng giao hòa với thiên nhiên, trở về với thiên nhiên đang ngày càng nở rộ. Thiên nhiên chính là nguồn cảm hứng vô tận cho kiến trúc sư trong sự sáng tạo. Mang nắng, gió hoa dại vào nhà, với những vật liệu không trùng lắp, để tạo nên sự gần gũi, tươi mát cho không gian ở là sở trường của tôi. Tôi đặt biệt yêu thích hoa dại, những loại hoa cỏ mọc tự nhiên trong vườn nhà, những cánh hoa mua, hoa sim…Các ngôi nhà tôi thiết kế đều trồng toàn hoa dại. Tôi thích hòa trộn giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại, để tạo ra ”kiến trúc của sự tao nhã”, với phong cách đơn giản, nhẹ nhàng, trong sáng.

READ MORE