Khi lắp đặt điện nước theo một quy trình khoa học sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên thoáng, không bị chằng chịt bởi dây điện và giúp đảm bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số chú ý khi lắp đặt đường điện nước trong nhà một cách  khoa học và an toàn nhất.

1. Đặt đường dây điện nổi

Đây là kiểu lắp đặt phổ biến nhất từ xưa nhưng hiện nay đối với những nhà thi công mới thì hầu như không còn. Hạn chế của kiểu lắp điện kiểu này thường xấu và làm rối mắt. Tuy nhiên, cách lắp này có ưu điểm là dễ kiểm tra đường dây, công lắp đặt thấp và có thể không cần thiết kế trước khi xây nhà, dễ sửa chữa điện khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tại những nơi có nguy cơ cháy nổ như bếp, nhà tắm (có lắp bình nóng lạnh), nên dùng dây điện có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy, chịu được công suất tối đa. Dây điện hở nằm trên ban công phải có khoảng cách tối thiểu 2,5 m, trên cửa sổ tối thiểu 0,5 m, dưới ban công và cửa sổ tối thiểu 1 m, cách mặt đất 2,75 m. Trong nhà, dây điện phải cao tối thiểu 2,5 m so với mặt sàn và mặt bằng làm việc.

lap-dat-dien-nuoc-2

2. Đặt đường dây điện chìm

Hiện nay, khi thi công xây dựng nhà cửa đường dây điện đều được thiết kế đặt chìm vào trong tường. Mắc kiểu này có ưu điểm là đẹp, sang trọng, gọn gàng nhưng công lắp đặt cao, phải có thiết kế, tính toán đường dây đi cũng như toàn bộ linh kiện, dây dẫn đi chìm phải bảo đảm an toàn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc sửa chữa điện, thi công lắp đặt đường điện, chúng tôi khuyên các bạn chú ý là không đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà, những chỗ có thể đóng đinh hoặc khoan lỗ. Không được đặt đường dây điện ngầm trong tường chịu lực khi bề sâu rãnh chôn quá 1/3 bề dày tường. Không được đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thông hơi. Cấm đặt dây dẫn dọc mái nhà ở cũng như chôn trực tiếp dưới lớp đất ở ngoài nhà. Dây đi xuyên tường vào nhà phải luồn ống cách điện không cháy và phải tránh nước đọng trên đường dây.