Skip to Content

News & Blog

Nhà tiếp tục giảm giá

Các trung tâm môi giới nhà đất ở Hà Nội cho biết chưa bao giờ bán hàng lại èo uột như hiện nay, thậm chí còn tệ hơn rất nhiều so với sau tết năm ngoái. Đã có nhiều người đầu cơ không chịu được áp lực lãi vay ngân hàng bắt đầu mạnh tay giảm giá.

Chờ giảm nữa

Không chỉ chung cư ở những khu thường thường mà cả những nơi được coi là đô thị cao cấp cũng giảm giá khá nhiều. Căn hộ ở tầng 5, khu 9 tầng Trung Hòa Nhân Chính diện tích 67m2 rao bán 650 triệu đồng chấp nhận giảm xuống dưới 600 triệu. Chung cư cao cấp tầng 18, E4 Ciputra rao bán với chênh lệch so với giá gốc chỉ có 10 triệu đồng.

Những quảng cáo có giá cao chất ngất giờ chẳng có ai để ý đến, vì thế các công ty đã nhanh nhẹn thay bằng mẩu tin rao bán với giá gốc + chênh lệch, chẳng hạn bán căn hộ 92m2 khu chung cư CT3 Đô thị mới Mễ Trì Thượng, giá gốc 4,8 triệu/m2 + chênh lệch.

Ông Vũ Văn Tuất, giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản và xây dựng Hà Nội, cho hay do chênh lệch giá bán so với giá gốc không cao như trước, hơn nữa để thu hút khách hàng nên các trung tâm đã chuyển sang quảng cáo như vậy, giá một căn hộ chung cư hiện giảm vài chục triệu đồng so với cách đây 2-3 tháng.

Với một số doanh nghiệp, nằm im giữ đất chờ thời được coi là “thượng sách”. Ông Vũ Văn Tiền, tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, cho hay công ty ông hiện có một số lô đất, với tình hình thị trường diễn tiến ảm đạm như vậy, ông tạm thời chưa đổ tiền vào đầu tư xây dựng chờ cơ hội tốt hơn. Theo vị tổng giám đốc này, nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất lớn, vì thế thị trường chắc chắn sẽ khởi sắc, chỉ có điều giá cả cần được xác định ở mức hợp lý hơn.

Nhà tập thể tại các quận trung tâm thành phố cũng giảm giá khá nhiều. Căn hộ 45m2 tầng 1 khu tập thể 5 tầng Trung Tự rao bán 550 triệu đồng, chủ nhà hứa hẹn có thể thỏa thuận thấp hơn sau khi xem nhà. Cùng thời gian này năm ngoái, căn hộ bên cạnh bán được hơn 700 triệu đồng.

Gỉam giá như vậy song cảnh mua bán vẫn rất vắng vẻ. Ông Tuất cho biết văn phòng ông mở hàng từ mồng 4 tết chủ yếu để lấy ngày đẹp chứ hơn tuần qua không có giao dịch. Ngay trung tâm giao dịch nhà đất của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng chẳng có mấy khách tìm đến. Chị Phạm Thị Phượng, nhân viên Công ty FPT, cho biết: “Vợ chồng tôi hi vọng giá nhà đất sẽ tiếp tục giảm thêm, cứ chờ 2-3 tháng nữa xem sao”. Tâm lý chờ đợi giá giảm phổ biến ở những gia đình trẻ có nhu cầu mua nhà để ở.

Đáng mừng

Nhiều ý kiến lo ngại giá nhà đất giảm sẽ tác động xấu đến nền kinh tế, làm nhiều doanh nghiệp phá sản song Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Đặng Hùng Võ cho biết những gì diễn ra trên thị trường hiện nay là phù hợp qui luật. Ông Võ cho rằng giá nhà chung cư giảm nhiều sẽ kéo giá nhà đất ở các khu vực khác xuống theo. “Thị trường hoàn toàn công khai, nếu giá nhà đất thổ cư quá cao người dân sẽ chuyển sang mua chung cư ngay” – thứ trưởng nhận định.

Giáo sư Lê Đình Thắng, trưởng khoa kinh doanh bất động sản Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, cho rằng giảm giá như vậy là đáng mừng vì đã từ lâu nhà đất bị đội giá quá cao so với thực tế. Với mức thu nhập của các gia đình trẻ khoảng 6 triệu đồng/tháng, giá nhà chung cư ở mức độ trung bình khoảng 5 triệu đồng/m2 là hợp lý.

Diễn biến trên thị trường như hiện nay chưa cần Nhà nước tập trung nhiều nguồn lực can thiệp kích thích sôi động lên. “Quá trình mở rộng và chỉnh trang hệ thống các đô thị, nâng cao chất lượng đời sống người dân cần được ưu tiên hơn” – giáo sư nhận xét.

READ MORE

Đang hình thành một “Hà nội mới”

Theo quyết định của Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội sẽ được mở rộng về phía tây bắc, tây nam và phía bắc. Tại đây, hình thành một HN mới .

Đó là các khu vực Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên, và tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư phát triển tại khu vực Nam Thăng Long”. Phóng viên đã phỏng vấn KTS Hoàng Đình Tuấn – trưởng phòng QH kiến trúc 2 – Sở QH kiến trúc HN.

Xin ông giới thiệu khái quát về QH phát triển HN sang phía bắc sông Hồng trong QH chung thủ đô đến năm 2020?

Theo Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu QH không gian của cả HN sẽ bao gồm thành phố HN trung tâm và các đô thị (ĐT) xung quanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên, diện tích 25.000ha, dân số khoảng 4,5 – 5 triệu người.

Khu phía bắc sông Hồng (gồm địa phận quận Long Biên và huyện Đông Anh), quy mô 12.800ha, dân số khoảng 1 triệu người.

Để Hà Nội “vượt sông Hồng”, hệ thống cầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các cầu Thăng Long và Chương Dương, Long Biên, hiện chúng ta đang thi công cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, và trong tương lai gần sẽ xây dựng thêm cầu Nhật Tân và đường nối cầu với đường 3A và các cơ sở hạ tầng bắc Thăng Long Vân Trì đã được Chính phủ cho phép đầu tư (Nhà máy nước Bắc Thăng Long, trạm điện 110KV, trạm xử lý nước thải…).

Bên cạnh các khu công nghiệp hiện có sẽ được cải tạo, sắp xếp lại, sẽ phát triển nhiều khu công nghiệp mới như Sóc Sơn, Bắc Thăng Long, Sài Đồng A và B, Đông Anh, mở rộng khu công nghiệp Đức Giang. Hệ thống các trung tâm công cộng sẽ có Phương Trạch (Nam Vân Trì), Gia Lâm và trung tâm dịch vụ, văn hoá – thể dục thể thao Cổ Loa.

Các trung tâm chuyên ngành sẽ có các trường đào tạo ở Trâu Quỳ, Bệnh viện đa khoa ở Vân Trì, riêng các bệnh viện chuyên khoa đặc biệt sẽ được xây dựng tại các khu vực Gia Lâm, Sóc Sơn…

Về giao thông bộ, sẽ mở rộng các quốc lộ 3, quốc lộ 5, xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại mạng lưới kết hợp đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, có các bến xe liên tỉnh như Gia Lâm, Đông Anh…

Đường sắt có các ga Gia Lâm, Yên Viên, Bắc Hồng, Cổ Loa, Vân Trì, xây dựng các tuyến đường sắt ĐT, bao gồm cả các tuyến đi trên cao và tuyến ngầm (trước mắt xây dựng các tuyến Gia Lâm- Yên Viên, cầu Thăng Long – Nội Bài.

Về đường hàng không có 2 sân bay Nội Bài và Gia Lâm, về đường sông sẽ tích cực nạo vét, chỉnh trị tiến tới kênh hoá một đoạn sông Hồng, nâng cấp các cảng…

Hệ thống cấp thoát nước, cấp điện cũng được đặc biệt quan tâm, sẽ xây dựng thêm 3 trạm 220 KV ở Đa Phúc, tây bắc đầm Vân Trì…

Chức năng của khu ĐT mới bắc sông Hồng sẽ là gì, nó có gì khác với chức năng của khu ĐT mới phía tây và nam?

Khu vực ĐT mới phía bắc sông Hồng sẽ mang đầy đủ các chức năng hành chính, kinh tế, tài chính, thương mại, du lịch, dịch vụ, là một bộ phận quan trọng của thành phố HN trung tâm. Trung tâm Phương Trạch thuộc khu vực ĐT Bắc Thăng Long sẽ là trung tâm lớn nhất trong 7 trung tâm của HN trung tâm với quy mô 130ha, và có thể nghiên cứu mở rộng các chức năng khác thành 200-280ha, có đầy đủ các loại hình kiến trúc mang tính chất hiện đại…

Còn khu vực ĐT mới phía tây HN (trên đường Láng – Hoà Lạc) là khu vệ tinh, mang đậm tính chất của khu công nghệ cao và du lịch, là đối trọng của khu nam HN (là khu vực nội thành HN hiện nay).

Khu nam HN, với trung tâm chính trị Ba Đình sẽ vẫn là đầu não chính phủ, với các cơ quan cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội. Còn khu vực phía bắc sông Hồng có thể phát triển cả các cơ quan nhà nước, thương mại, kinh tế, nghiên cứu, ngoại giao khác…

Về mặt quy hoạch, khu vực phía nam HN sẽ mang tính chất ĐT truyền thống với kiểu các khu phố được quy hoạch kiểu ô cờ, mật độ dân cư cao. Còn khu vực phía bắc có mô hình thành phố hiện đại, sinh thái, văn hoá với chất lượng sống cao.

Trong các khu dân cư, cơ bản là nhà thấp tầng, mật độ xây dựng thấp. Những khu trung tâm thành phố sẽ có các công trình xây dựng trung và cao tầng hiện đại, song vẫn phải đảm bảo sự khớp nối đồng bộ về hạ tầng cơ sở ĐT với các khu vực làng xóm được cải tạo chỉnh trang và các di sản văn hoá. Giao thông không được bố trí kiểu ô cờ mà theo kiểu tầng bậc.

Về quy hoạch khu ĐT mới bắc sông Hồng, có lẽ sẽ có cuộc thi quốc tế để tìm được những ý tưởng quy hoạch – kiến trúc hiện đại, không lạc bước so với thế giới…

Xin cảm ơn ông.

READ MORE

Nhà cao cấp sẽ tăng giá 20%

Giới kinh doanh bất động sản nhận định, khi Đề án cho phép người nước ngoài mua nhà Việt Nam thành hiện thực, thị trường nhà cao cấp, đặc biệt tại TP HCM, sẽ càng sôi động, giá có thể tăng ít nhất 15-20%.

Theo ông Ngô Trí Long, Viện phó Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), một trong những thành viên ban soạn thảo đề án, ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Đề án này sẽ tạo thêm một cú hích cho thị trường. “Cầu về nhà ở sẽ tăng mạnh từ những người nước ngoài đang làm ăn ở Việt Nam, đặc biệt là nhà cao cấp”, ông Long cho hay.

Cùng chung nhận định, Tổng thư ký hiệp hội bất động sản TP HCM, Tiến sĩ Đỗ Thị Loan cho rằng, việc cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ kích thích thị trường địa ốc cung ứng thêm nhiều sản phẩm chất lượng và làm cho thị trường chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, những bất động sản có vị trí đắc địa, chất lượng cao và giấy tờ hợp lệ sẽ tiếp tục tăng giá.

Cũng theo bà Loan, đề án cho người nước ngoài mua nhà làm càng nhanh càng tốt vì điều này không chỉ kích thích sự phát triển của thị trường bất động sản mà còn tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. “Khi người nước ngoài dễ dàng mua nhà đất, Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư, những người giàu đổ tiền vào đây kinh doanh”, bà Loan phân tích.

Giới kinh doanh địa ốc tỏ ra hào hứng với thông tin người nước ngoài sẽ được mua nhà tại Việt Nam. Theo khảo sát của CBRE, các cao ốc căn hộ dịch vụ cho thuê dài hạn tại Hà Nội và TP HCM hầu như luôn kín chỗ, và nhu cầu về chỗ ở của người nước ngoài được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi ngày càng nhiều người nước ngoài vào Việt Nam. Vì thế, theo ông Leech, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn bất động sản CBRE tại Việt Nam, nhu cầu mua nhà của người nước ngoài tại Việt Nam rất lớn

Hiện lượng khách nước ngoài và Việt kiều thuê căn hộ cao cấp dài hạn tại Bitexco chiếm 50%, tương đương khoảng 600 căn. Trưởng phòng tiếp thị Bitexco khu vực phía Nam, ông Nguyễn Thanh Tùng, cho biết: “Ngay khi nắm thông tin sắp tới người nước ngoài sẽ được phép mua nhà tại Việt Nam, Bitexco đã vạch sẵn chiến lược rà soát, hệ thống lại lượng khách hàng này. Theo dự kiến, chúng tôi sẽ thỏa thuận cùng khách hàng hoán chuyển hợp đồng từ thuê dài hạn sang bán hẳn nếu họ thực sự có nhu cầu”.

Ông Tùng khẳng định, lượng khách hàng đã thuê dài hạn căn hộ cao cấp của Bitexco muốn sở hữu nhà khá nhiều. “Vấn đề là bao giờ sẽ được thực hiện và chính sách cụ thể sẽ hướng đến những đối tượng nào. Tôi tin rằng, nếu cởi mở được vấn đề này, làn sóng đầu tư chọn Việt Nam là điểm đến sẽ tăng đáng kể”, ông Tùng nhấn mạnh.

Phó ban quản lý tòa nhà cho thuê Indochina, Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP HCM, ông Nguyễn Phước Thọ cũng cho biết, lượng khách thuê của công ty là người nước ngoài chiếm tới 60%. “Nếu Chính phủ có chính sách thoáng, cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam và khách hàng có nhu cầu, chúng tôi sẵn sàng bán căn hộ”, ông Thọ cho hay. Cũng theo hướng này, CBRE dự kiến chuyển những hợp đồng thuê nhà dài hạn trong 50 năm sang mua chính các căn hộ đó nếu khách hàng có nhu cầu.

Khách hàng nước ngoài sẽ thận trọng

Ông Richard Leech nhận định, người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam thường là những người làm việc lâu dài, có nhu cầu ở ổn định. Bên cạnh những thủ tục pháp lý thông thoáng, ông này cũng cho rằng, để quyết định mua một căn nhà để ở lâu dài tại Việt Nam, những vị khách nước ngoài sẽ rất chú trọng chất lượng nhà, đồng thời nếu vay thế chấp ngân hàng để mua nhà, họ cũng sẽ quan tâm đến lãi suất.

Dù lạc quan về nhu cầu của thị trường một khi người nước ngoài được mua nhà, nhưng ông Leech cũng cho rằng, sẽ không có chuyện những vị khách quốc tế lập tức đổ xô đi mua. “Việt Nam vẫn là một điểm đến mới, nên nhiều người sẽ tìm hiểu kỹ về cuộc sống ở đây để đảm bảo quyết định của họ là đúng”, ông Leech cho hay. Vì thế, vị phó giám đốc địa ốc này nhận định, sẽ phải mất một khoảng thời gian sau khi Nghị định có hiệu lực, nhiều người nước ngoài mới mua nhà.

Trong khi đó, ông Vương Hữu Hùng, một doanh nhân trong mảng bất động sản, nhận xét, giá trị bất động sản tại Việt Nam sẽ tăng ít nhất 15-20%, tùy thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư. “Tại Singapore, Australia và nhiều nước khác, việc người nước ngoài mua được nhà rất bình thường nhưng Việt Nam chưa có tiền lệ này, vì thế sẽ gây “sốc” tích cực và tác động mạnh mẽ đến các nhà đầu tư”, ông Hùng cho hay.

Tuy nhiên, vị doanh nhân này cũng tỏ ra ái ngại về giá bất động sản. “Giá nhà đất tại Việt Nam hiện nay được nhiều nhà đầu tư nhận xét là cao nhất nhì khu vực. Nếu người nước ngoài có thể mua nhà, thì giá còn chắc chắn sẽ cao ngất ngưởng”, ông Hùng nhận định.

Một điều những vị khách nước ngoài quan tâm nữa, theo các chuyên gia, là thủ tục. Theo bà Đỗ Thị Loan, Singapore, Malaysia đều rất “thoáng” trong việc thu hút người giàu từ nhiều nơi trên thế giới bằng dự án “căn nhà thứ hai của tôi” hoặc bán nền đất. “Với những dự án này, người nước ngoài chỉ cần thông qua luật sư, trong vòng 8 giờ đã mua xong nhà”, bà Loan cho hay.

 

Theo chuyên gia bất động sản Ngô Trí Long, TP HCM sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với người nước ngoài có nhu cầu mua nhà hơn là Hà Nội nhờ môi trường kinh doanh sôi động và thông thoáng hơn. “Nơi nào thủ tục nhanh gọn, kinh doanh thuận lợi sẽ thu hút được nhiều người mua nhà”, ông Long nhận xét.

READ MORE

Thị trường bất động sản: Sẽ thông thoáng và hợp lý hơn

ACB mở sàn giao dịch nhà đất bằng tiền đồng

* Giao nhà không đúng tiến độ, chất lượng, chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại và trả lãi suất phần vốn ứng trước cho khách hàng

“Đóng băng” là ý kiến phổ biến khi đề cập đến thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay. Thế nhưng, trong con mắt của một số nhà đầu tư nước ngoài, thị trường BĐS Việt Nam vẫn đang phát triển, không hề có băng.

Dưới cái nhìn của ông Peter Dinning – Giám đốc phụ trách kinh doanh BĐS của Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, thì thị trường BĐS hiện nay không đóng băng. Theo ông, hai ba năm trước, các nhà đầu tư chỉ việc quy hoạch, xây nhà và bán, có nhiều người mua. Nhưng bây giờ không phải cứ xây lên là bán được và yếu tố lựa chọn của người tiêu dùng đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Những khu căn hộ cao cấp nằm ở vị trí thuận tiện, do các kiến trúc sư nước ngoài thiết kế, trang trí nội thất như The Manor, Phú Mỹ Hưng vẫn bán tốt. Vì thế, các chủ đầu tư cũng phải “chiều lòng” các “thượng đế” của mình bằng cách xây dựng những căn hộ mẫu để người mua có thể nhìn thấy, sờ thấy, đánh giá nó trước khi quyết định mua.

Mặt khác, nhu cầu về tất cả các loại nhà, căn hộ từ thấp, trung bình, đến cao cấp ở Việt Nam đều đang cao, chứ không phải người dân không có nhu cầu mua nhà. Mỗi loại hình BĐS có một thị trường riêng với nhu cầu nhất định và nhu cầu này ngày một mở rộng. Có nghĩa là không chỉ căn hộ, mà những phân khúc khác của thị trường BĐS như văn phòng, khách sạn cũng đang có nhu cầu cao.

Theo ông Peter Dinning, có 3 yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển thị trường

BĐS Việt Nam là:

Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay tới 8%/năm, đứng thứ hai ở châu Á, riêng TP.HCM tốc độ tăng trưởng là 10%/năm. Tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng GDP, tốc độ công nghiệp hóa sẽ kéo theo việc gia tăng dân số ở những đô thị lớn như TP.HCM. Trong 10 -15 năm tới, dân số của Hà Nội, TP.HCM có thể tăng gấp đôi và tất nhiên, họ cần nhà để ở.

 

Thứ hai là đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Năm 2005 Việt Nam thu hút được 5,5 tỉ đô la Mỹ đầu tư nước ngoài, bằng 10% GDP (trong khi đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ chỉ có 3,5 tỉ đô la Mỹ, vào Trung Quốc bằng 3% GDP).

 

Thứ ba là kiều hối gửi về nước cũng tác động đến việc tiêu thụ các căn hộ, các khu nhà ở. Một yếu tố quan trọng khác là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự gia nhập này đòi hỏi Việt Nam nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về BĐS.

 

Đối với câu hỏi nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn điều gì nhất khi đầu tư vào BĐS ở Việt Nam, ông Peter Dinning thẳng thắn phát biểu rằng điều làm họ chưa yên tâm nhất là sự thay đổi chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, với kinh nghiệm 10 năm sống ở Việt Nam, ông cũng rất lạc quan với nhận định các chính sách thuộc lĩnh vực này đang có thay đổi lớn theo chiều hướng ngày một tiến bộ hơn.

Ông Hoàng Thắng, Giám đốc Marketing Công ty cổ phần Hà Đô nhận định, tuy những thay đổi của Nghị định số 17 chưa nhiều, nhưng cũng đủ để các doanh nghiệp đầu tư,

Siêu thị địa ốc Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa tổ chức sàn giao dịch nhà đất bằng VND nhằm thúc đẩy giao dịch nhà đất bị ngưng trệ do giá vàng tăng đột biến. Tại đây, giá nhà, đất được định bằng VND và người mua bán thanh toán bằng VND.

Kinh doanh BĐS trong nước có thêm động lực và hướng đi trong thời gian tới. Đây sẽ là tiền đề tốt để thị trường BĐS tại Việt Nam sôi động và tăng trưởng trở lại theo đúng quỹ đạo thực tế của nó.

Nghị định 02, với quy định các khu đô thị mới (ĐTM) phải rộng ít nhất 20 ha, chủ đầu tư phải có 20% vốn đầu tư cho dự án, đã góp phần sàng lọc những nhà đầu tư không có vốn hoặc thiếu kinh nghiệm ra khỏi thị trường này. Trong khi đó, Nghị định 02 lại tạo ra hướng mở là chủ đầu tư dự án khu ĐTM được chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án cấp 2 khi đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với dự án đã được phê duyệt. Chủ đầu tư cấp 2 phải hoàn thành dự án đúng với mục đích, nội dung xây dựng và tiến độ dự án đã được duyệt. Với hướng mở như vậy, nhiều chủ đầu tư sẽ có cơ hội tránh được các khoản vay ngân hàng rất lớn để duy trì toàn bộ dự án.

Đối với những dự án khu dân cư nhỏ hơn, Nghị định 17 cũng tạo ra lối thoát khi cho phép các nhà đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực tế, việc cấm chuyển nhượng dự án đã gây ách tắc cho nhiều dự án khu dân cư, khu ĐTM, vì nhiều nhà đầu tư không đủ vốn để thực hiện toàn bộ dự án, nhưng lại không thể san sẻ một phần dự án cho các chủ đầu tư khác. Vì thế, việc cho chuyển nhượng dự án sẽ góp phần huy động được các nguồn vốn khác, từ đó khôi phục các hoạt động đầu tư và phát triển nhà ở.

Vấn đề này cách thức huy động vốn – sao cho đảm bảo để nhà đầu tư không chiếm dụng vốn của khách hàng và các quyền lợi của khách hàng được đảm bảo khi hợp đồng góp vốn không được thực hiện theo đúng cam kết – đã được cụ thể hóa trong Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS. Theo điều 19 của Dự thảo, chủ đầu tư dự án khu ĐTM, khu nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp được huy động vốn ứng trước của khách hàng. Tổng số vốn ứng trước không được vượt quá 70% giá trị hợp đồng và việc huy động vốn phải được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được huy động sau khi đã xây xong cơ sở hạ tầng theo dự án. Việc huy động vốn ứng trước lần sau chỉ được thực hiện khi đã hoàn thành khối lượng lần trước. Dự thảo thậm chí còn quy định chặt chẽ hơn, là vốn ứng trước của khách hàng phải sử dụng đúng mục đích và chủ đầu tư và khách hàng có thể thỏa thuận gửi số vốn ứng trước vào ngân hàng để quản lý. Nếu chủ đầu tư dự án giao nhà không đúng tiến độ, chất lượng và các thoả thuận trong hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại và trả lãi suất cho phần vốn ứng trước của khách hàng.

READ MORE

“Bất lực” với bất động sản!

Trong khi hàng loạt các giải pháp từ quản lý vĩ mô đến các giải pháp thị trường dường như vẫn vô hiệu với thị trường nhà đất thì hiện tượng giá vàng tăng chóng mặt càng khiến khu vực này rơi vào thế bế tắc. Câu hỏi đặt ra là, lẽ nào đành chịu bất lực với thị trường bất động sản?

Hoàn toàn đóng băng

Nếu như trước đây, tình trạng đóng băng của thị trường nhà đất vẫn còn ở trạng thái có thể… cứu vãn khi lượng giao dịch và giao dịch thành công vẫn đạt 30-40% so với thời kỳ chưa đóng băng thì nay dường như hoàn toàn bất động.

Một trung tâm giao dịch bất động sản lớn như Hoàng Quân (TP.HCM) mà cả tháng nay không có giao dịch nào thành công thì việc các trung tâm môi giới nhỏ lẻ hơn chịu cảnh “vắng như chùa Bà Đanh” là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Tại Hà Nội, siêu thị địa ốc ACB (thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu) cũng đồng “cảnh ngộ” khi lượng khách ra vào thưa thớt chưa từng thấy.

Thực trạng này trở nên phổ biến tại tuyệt đại đa số các trung tâm giao dịch nhà đất. Họa hoằn lắm mới có vài người đi ra đi vào thì khi được hỏi cũng chỉ ậm ừ “xem thôi”. Có người tỏ ra khá chân thật, “mình thèm một căn nhà quá nhưng đắt thế này, giá vàng lại tăng liên tục nên đành phải dạo qua cho đỡ… thèm”.

“Quýt làm cam chịu”

Một trong những nguyên nhân khiến thị trường nhà đất ngày càng rơi vào tình trạng ảm đạm như hiện nay chính là xuất phát từ cơn lốc vàng tăng giá. Ngay từ khi giá vàng có dấu hiệu tăng và tăng nhẹ, đã có những ý kiến lo lắng cho thị trường nhà đất khi hầu hết các giao dịch trên thị trường đều nêu hình thức thanh toán bằng vàng.

Và, thị trường nhà đất thời gian qua đã bị “cuốn theo chiều… bão” bởi việc giá vàng tăng vùn vụt. Trong khi đó, hiện vẫn còn trên 70% các giao dịch nhà đất giữ hình thức thanh toán bằng vàng. Rốt cuộc, những căn nhà, những thửa đất trước đây vốn đã phải nằm “bất động”, không được mấy ai ngó ngàng đến bởi mức giá quá cao thì nay nó càng trở nên đắt hơn bao giờ hết, khi giá vàng vọt lên mức ngất ngưỡng trên dưới 14 triệu đồng/lượng.

Với mức giá vàng tăng như hiện nay, số tiền chênh lệch có thể tăng khó tưởng tượng. Ví dụ một căn nhà tại quận 10 (TP.HCM) trước đây được rao bán tại siêu thị địa ốc ACB với mức giá 380 lượng (khi giá vàng ở mức dưới 10 triệu đồng/lượng) thì nay khoản tiền chênh lệch đã lên đến trên dưới 1,4 tỷ đồng, một con số quá lớn so với nhu cầu mua nhà của bất cứ người dân nào.

Giải pháp nào?

Trước tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng nên chuyển hình thức thanh toán mua bán nhà đất từ vàng sang tiền đồng. Thực tế, cả Hà Nội và TP.HCM đều đã cho biết sẽ thay đổi hình thức thanh toán đối với nhà tái định cư để không bị ảnh hưởng lớn từ giá vàng.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực cũng bày tỏ quan điểm, nên chấm dứt mua – bán nhà bằng vàng bởi hiện nay đồng tiền Việt Nam đã thể hiện được tính ổn định.

Xét về thực tế, các đề xuất này đều đã thể hiện được tính khả thi của mình khi lượng giao dịch đã tăng lên bằng hình thức thanh toán trả góp và tiền đồng. Ông Phạm Văn Thiệt, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB cho biết, qua một tháng, sàn giao dịch bằng tiền đồng đã tăng từ 20 – 60%, giao dịch thành công của nhà giao dịch bằng tiền đồng chiếm 60% trong tổng giao dịch.

Tuy nhiên, cũng có không ít những ý kiến cho rằng, việc thay đổi hình thức thanh toán giữa vàng và tiền đồng không hề đơn giản. Bởi lẽ, những biến động đối với giá vàng (hay USD và thậm chí là VND) đều khó có thể dự đoán trước.

Về vấn đề này, theo quan điểm của ông Trịnh Huy Thục, Cục trưởng Cục quản lý nhà (Bộ Xây dựng), thì phải xem xét vấn đề một cách thấu đáo. Giả sử trong trường hợp giá vàng giảm mạnh chứ không phải tăng như hiện nay thì sao? Giá vàng tăng thì người bán được lợi, nhưng giá vàng hạ thì tất nhiên là người mua sẽ được lợi. Do đó, vấn đề là cả người mua lẫn người bán phải chấp nhận những biến động trên thị trường, và cứ theo những điều khoản trong hợp đồng mà thực hiện.

Vậy là, thị trường nhà đất vốn đã “bất kham” trước hàng loạt các giải pháp thì nay, chỉ với hình thức thanh toán bằng vàng hay không bằng vàng cũng gặp nhiều bất cập, không thống nhất được giải pháp.

READ MORE

Giá vật liệu xây dựng ngày 14/02/2006 (Phần III)

Giá vật liệu xây dựng ngày 14/02/2006

(Kèm theo Thông báo liên sở số:01/2006/TBVL-LS ngày 30 tháng 12 năm 2005)

(Thực hiện từ 1/1/2006, chưa có thuế VAT)

 

59

Chùm CH04-4 nhôm

1.614.486 đ/c

60

Chùm CH04-5 nhôm

2.471.214 đ/c

61

Chùm CH011-4

2.016.753 đ/c

62

Chùm CH011-5

2.984.909 đ/c

63

Chùm CH011-2

1.358.699 đ/c

64

Tay ARLE QUYN – 4 nhánh

953.737 đ/c

65

Tay ARLE QUYN – 2 nhánh

660.857 đ/c

66

Cột bát giác, tròn côn 6m – O62 – 3mm

1.979.821 đ/c

67

Cột bát giác, tròn côn 7m – O78 – 3mm

2.565.959 đ/c

68

Cột bát giác, tròn côn 8m – O78 – 3mm

3.040.127 đ/c

69

Cột bát giác, tròn côn 8m – O78 – 3,5mm

3.380.926 đ/c

70

Cột bát giác, tròn côn 9m – O78 – 3,5mm

3.843.324 đ/c

71

Cột bát giác, tròn côn 10m – O78 – 3,5mm

4.255.904 đ/c

72

Cột bát giác, tròn côn 10m – O78 – 4mm

4.790.318 đ/c

73

Cột bát giác, tròn côn 11m – O78 – 4mm

5.493.596 đ/c

74

Cột đa giác 12m – O157 – 5mm

6.018.264 đ/c

75

Cột đa giác 14m – O157 – 5mm

12.909.358 đ/c

76

Cột đa giác 25m – O260 – 6mm

44.352.029 đ/c

77

Cột đa giác 30m – O260 – 6mm

56.082.429 đ/c

78

Cột bát giác,tròn liền cần đơn 7m – D2 = 148mm

3.024.922 đ/c

79

Cột bát giác,tròn liền cần đơn 8m – D2 = 164mm

3.683.411 đ/c

80

Cột bát giác,tròn côn liền cần đơn 9m

4.488.481 đ/c

81

Cột bát giác,tròn côn liền cầnđơn 10m

5.079.043 đ/c

82

Cột bát giác,tròn côn liền cầnđơn 11mm – 4mm

5.583.400 đ/c

83

Cột bát giác,tròn côn liền cần kép 8m -D2 = 160mm

4.144.385 đ/c

84

Cột bát giác,tròn côn liền cần kép9m

4.972.131 đ/c

85

Cột bát giác,tròn côn liền cần kép10m

5.666.063 đ/c

86

Cột bát giác,tròn côn liền cầnkép 11mm – 4mm

5.993.652 đ/c

 

READ MORE

Nhà đất ào ạt hạ giá

Không chỉ các chung cư thường thường như Linh Đàm, Định Công, Mễ Trì Thượng giảm giá vài chục triệu đồng mỗi căn, chung cư cao cấp như Ciputra, Ngọc Khánh cũng bán giá gốc. Nếu như 2 tuần trước, các căn hộ ở Ciputra rao bán với chênh lệch so với giá gốc 10 triệu đồng/m2 thì hiện tại có khá nhiều căn bán giá gốc như nhà E01 tầng 17, nhà E04 tầng 12, song cũng vắng khách hỏi thăm.

Khu Ngọc Khánh được quảng cáo giá gốc 10 triệu đồng + chênh lệch hấp dẫn. Những căn hộ giá khoảng 400-500 triệu đồng trước kia rất khó tìm thì nay xuất hiện nhan nhản.

Ngay nhà thổ cư vốn rất chắc giá nay cũng hạ từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Nhà khu Định Công diện tích 35m2, đường ôtô đi vào được, sổ đỏ chính chủ tháng trước bán 12 triệu đồng/m2, hiện chủ nhà chấp nhận 10 triệu đồng.

Các đại gia như Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng giảm giá 300.000 đồng/m2 căn hộ cao tầng khu đô thị mới Việt Hưng (giá 6,2 triệu đồng). Khách hàng mua lô đất diện tích 200m2 tại các khu Việt Hưng, Văn Quán, Pháp Vân thanh toán ngay sẽ được giảm giá khoảng 100 – 200 triệu đồng. Hiện HUD có hơn 3.000 căn hộ và gần 600 lô đất chưa bán được.

Giá liên tiếp giảm là cơ hội tốt cho người có nhu cầu mua nhà song cũng tạo cho họ tâm lý chần chừ. Chị Nguyễn Thị Nga, bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai cho hay gia đình chị có nhu cầu bán căn nhà tập thể cũ kỹ đang ở, đổi sang căn hộ rộng rãi hơn, nhưng cứ chờ vài tháng nữa, giá cả chắc sẽ “mềm” hơn.

READ MORE

Giá vật liệu xây dựng ngày 16/02/2006(Phần IV)

Giá vật liệu xây dựng ngày 16/02/2006

(Kèm theo Thông báo liên sở số:01/2006/TBVL-LS ngày 30 tháng 12 năm 2005)

(Thực hiện từ 1/1/2006, chưa có thuế VAT)

 

116

Ống nước lạnh PN10 d75

133.000 đ/m

117

Ống nước lạnh PN10 d90

188.600 đ/m

118

Ống nước lạnh PN10 d110

280.000 đ/m

119

Ống nước lnóng PN20 d16

9.500 đ/m

120

Ống nước nóng PN20 d20

16.400 đ/m

121

Ống nước nóng PN20 d25

25.000 đ/m

122

Ống nước nóng PN20 d32

40.300 đ/m

123

Ống nước nóng PN20 d40

59.500 đ/m

124

Ống nước nóng PN20 d50

92.800 đ/m

125

Ống nước nóng PN20 d63

144.500 đ/m

126

Ống nước nóng PN20 d75

205.500 đ/m

127

Ống nước nóng PN20 d90

297.500 đ/m

128

Ống nước nóng PN20 d110

468.500 đ/m

129

Vòng đệm d63

60.000 đ/c

130

Vòng đệm d75

92.000 đ/c

131

Vòng đệm d90

148.000 đ/c

132

Vòng đệm d110

230.000 đ/c

133

Măng sông ren ngoài d50*1 1/2

194.800 đ/c

134

Măng sông ren ngoài d63*2

520.000 đ/c

135

Măng sông ren ngoài d75*2 1/2

760.000 đ/c

136

Măng sông ren ngoài d90*3

1.120.000 đ/c

137

Măng sông ren ngoài d110*4

1.610.000 đ/c

138

Măng sông ren ngoài d150*1 1/2

133.000 đ/c

139

Măng sông ren ngoài d63*2

366.000 đ/c

140

Măng sông ren ngoài d75*2 1/2

818.000 đ/c

141

Măng sông ren ngoài d90*3

900.000 đ/c

142

Măng sông ren ngoài d110*4

1.360.000 đ/c

Sản phẩm ống PP-R REHAU Ф 20- Ф60
Ống nước lạnh PN 10/SDR11

143

Ф20×1,9

13.692 đ/m

144

Ф25×2,3

21.494 đ/m

145

Ф32×2,9

27.545 đ/m

146

Ф40×3,7

36.620 đ/m

147

Ф50×4,6

53.336 đ/m

148

Ф63×5,8

84.703 đ/m

149

Ф75×6,8

119.412 đ/m

150

Ф90×8,2

169.565 đ/m

151

Ф110×10,0

301.425 đ/m

Ống nước lạnh dùng cho nhà tầng PN 16/SDR

152

Ф20×2,3

15.062 đ/m

153

Ф25×2,8

23.643 đ/m

154

Ф32×3,6

30.299 đ/m

155

Ф40×4,5

40.282 đ/m

 

READ MORE

Cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Hôm nay, tỉnh Bình Định sẽ khánh thành cây cầu Thị Nại và khởi công các dự án thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội. Thị Nại dài gần 2,5 km, được xem là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 300 năm hình thành, Bình Đình bắt đầu công cuộc chinh phục biển cả, mở không gian đô thị ra tận Phước Hoà, Phước Sơn, Cát Tiến, Cát Hải; khi Bình Định, với điểm nhấn là Khu kinh tế Nhơn Hội và tổ hợp cầu đường Thị Nại.

Chưa đầy 2 năm, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập, Khu kinh tế Nhơn Hội đã thu hút tới 40 dự án với tổng vốn đăng ký 3,3 tỷ USD.

Tổ hợp cầu đường Thị Nại khởi công tháng 11/2002, quy mô 6.960 m gồm đường dẫn, 5 cầu ngắn và cầu Thị Nại 2.477 m, chi phí 582 tỷ đồng (chưa tính nút giao thông Hang Dơi). Riêng cầu Thị Nại dài bắc qua đầm Thị Nại, nối thành phố Quy Nhơn với Khu kinh tế Nhơn Hội thuộc bán đảo Phương Mai, mở ra một giai đoạn mới phát triển Khu kinh tế tổng hợp Nhơn Hội.

Thị Nại hiện hữu hôm nay chính là nhờ Khu kinh tế Nhơn Hội ra đời gần 3 năm sau đó. Theo Quyết định 141, Nhơn Hội là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, là hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị-công nghiệp-du lịch-dịch vụ của Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây cũng là đầu mối giao lưu quốc tế, góp phần mở rộng thị trường Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; làm cầu nối với thị trường Đông Bắc Campuchia, Nam Lào, Trung Thái Lan và tiểu vùng sông Mê Kông.

Hiện, ngoài việc bắt tay với TP HCM, Hà Nội, Bình Định đã ký kết hợp tác toàn diện với Phú Yên, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum nhằm hỗ trợ nhau thế mạnh. Với Lào, Bình Định đạt được cam kết trồng 90.000 ha caosu tại Attapư, Sêkông, Chămpasak cùng vai trò một đầu mối, một cửa ngõ xuất, nhập khẩu hàng hoá thông qua cảng Quy Nhơn và cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Mới đây, danh sách các nhà đầu tư còn được bổ sung bằng tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu của Kazakhstan BTA với dự định đầu tư xây dựng tại Khu kinh tế Nhơn Hội nhà máy lọc dầu công suất từ 3-5 triệu tấn/năm. Khởi động Nhơn Hội, do vậy, còn là khởi động cho một quá trình liên kết.

Khu kinh tế Nhơn Hội có tổng diện tích 12.000 ha, gồm các xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, một phần phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn) và một phần các xã Phước Hoà, Phước Sơn, Cát Tiến, Cát Hải, Cát Chánh thuộc 2 huyện Tuy Phước, Phù Cát.

Các dự án khởi công dịp này gồm:

1. Dự án xây dựng-kinh doanh hạ tầng Nhơn Hội A: Quy mô 630 ha, vốn đầu tư 678 tỷ đồng do Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn-Nhơn Hội làm chủ đầu tư.

2. Dự án khu du lịch Rainbow resort Trung Lương-Phù Cát: 16 ha, 80 tỷ đồng, Công ty TNHH Mỹ Tài làm chủ đầu tư.

3. Dự án khu trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch Nhơn Hội: 75 ha, 181 tỷ đồng, của Công ty TNHH Quốc Thắng.

4. Dự án hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông của Công ty thông tin viễn thông điện lực: 105 tỷ đồng.

5. Dự án đường trục chính khu kinh tế 394 tỷ đồng. Ban quản lý Khu Kinh tế Nhơn Hội làm chủ đầu tư.

6.Dự án cấp nước Khu kinh tế Nhơn Hội giai đoạn 1 của Công ty cấp thoát nước Bình Định: 12.000 m3/ngày, 45,6 tỷ đồng.

7. Dự án cấp điện Khu kinh tế Nhơn Hội (Điện lực Bình Định): 213 tỷ đồng.

READ MORE

Đất Hà Nội có bị “làm giá”?

65,9 triệu đồng/m2 là mức giá của lô đất TT3 (đất xây dựng nhà vườn, biệt thự) tại khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì (huyện Từ Liêm, Hà Nội) trong phiên đấu giá quyền sử dụng đất mới đây.

Sau 37 vòng bỏ giá, Công ty TNHH Hợp Nhất đã khiến các nhà đầu tư có mặt trong phiên đấu giá này phải “ngả mũ chào” bởi cái giá mà công ty này đưa ra cho khu đất có tổng diện tích 1.586,9 m2, mật độ xây dựng từ 40% – 70%, cao 3 – 4 tầng. Đây là mức giá khiến không ít nhà đầu tư hoang mang đặt câu hỏi, doanh nghiệp này sẽ đầu tư gì trên mảnh đất đắt đỏ đó.

 

Theo bảng giá đất năm 2007 của UBND TP Hà Nội, vị trí đất số một của Hà Nội là các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm), cũng chỉ có giá 50- 54 triệu đồng/m2.

 

Năm 2006, nơi có mức giá đất được coi là “kỷ lục” là Khu đô thị mới Cầu Giấy với mức giá 59 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đây là giá của lô đất có diện tích hơn 100 m2 mà một cá nhân có ý định xây nhà để ở, còn lô đất này có diện tích đến 1.586,9m2 với mục đích xây nhà để bán.

 

Theo nhiều nhà đầu tư, mức giá 65,9 triệu đồng/m2 rất không bình thường, bởi giá đất tại các khu đô thị quanh khu vực Mỹ Đình – Mễ Trì chỉ từ 25 – 35 triệu đồng/m2. Ngay tại những vị trí được coi là đẹp nhất, sổ đỏ chính chủ, giá rao bán (chưa thỏa thuận) cũng chỉ dừng ở mức xấp xỉ 40 triệu đồng/m2.

 

Về mặt quản lý nhà nước, kỷ lục 65,9 triệu đồng/m2đất là tiền đề hoàn toàn bất lợi cho việc quản lý đất đai sau này. Theo các nhà phân tích, tại Việt Nam, trong khi tỷ lệ đô thị hóa mới dừng ở mức trên dưới 30%, thu nhập bình quân đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới thì giá bất động sản đang ở mức cao nhất thế giới là điều hoàn toàn vô lý. Dường như đang có những bàn tay vô hình cố tình bóp nguồn cung, đẩy giá bất động sản lên thật cao để trục lợi.

 

Trao đổi với phóng viên báo Đầu tư, bà Nguyễn Hồng Thục,Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư cho rằng: giá bất động sản bị đẩy lên quá cao khiến chi phí sản xuất và chi phí gia nhập thị trường trở nên đắt đỏ, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Giá đất cao cũng đưa các cơ quan quản lý nhà nước vào một vòng luẩn quẩn: đấu giá đắt – chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cao.

 

Thực tế, số tiền hơn 2.100 tỷ đồng mà UBND TP Hà Nội thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất của thành phố năm 2006 không đủ chi cho nhu cầu xây dựng nhà tái định cư cho các hộ dân phải di dời.

 

Điều này khiến những người lao động bình thường mất đi cơ hội tiếp cận về nhà ở, chi phí giải phóng mặt bằng trở thành gánh nặng tại các dự án cơ sở hạ tầng (sử dụng vốn ngân sách), còn bất động sản đang trở thành một cỗ máy in tiền khổng lồ chảy vào túi một số cá nhân! Khiếu kiện và các vấn đề xã hội khác cũng phát sinh từ đây.

 

Theo Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm – Viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, thị trường bất động sản hiện đang nóng lên do nguồn vốn chảy sang từ thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư sau khi kiếm lợi từ thị trường chứng khoán đã rút bớt vốn đưa sang bất động sản để bảo toàn vốn. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế quản lý thị trường chặt chẽ, nạn đầu cơ bất động sản có thể sẽ lại tái phát và gây những hậu quả khó lường như những năm trước đây.

 

Những cảnh báo của các chuyên gia về hiện tượng đầu cơ bất động sản đang manh nha tái phát, tỏ ra có cơ sở khi thông tin mà chúng tôi có được từ Sở Kế hoạch- Đầu tư TP Hà Nội cho thấy, vốn điều lệ của Công ty TNHH Hợp Nhất chỉ là 5 tỷ đồng. Dư luận đặt câu hỏi, tại sao và làm thế nào để Hợp Nhất có được số tiền khổng lồ đầu tư vào mảnh đất này?

READ MORE

Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội

Thời gian qua, dư luận ở Hà Nội bức xúc trước việc chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14-12-2004 – duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (KĐTNTL) sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai (ngày 1-1-2005) – mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn CIPUTRA.

Đây là một dự án Khu đô thị lớn nhất Hà Nội đầu tư liên doanh với nước ngoài (tập đoàn Ciputra, Indonesia) được triển khai ven Hồ Tây, nơi giá đất cao nhất, nhì thành phố. Dự án KĐTNTL với diện tích 323 ha là một “siêu dự án” của Hà Nội. Quyết định số 1106/TTg do Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn ký ngày 19-12-1997 đã xác định: “Thu hồi 3.231.367m2 đất, trong đó 2.296.011m2 đất thuộc quận Tây Hồ và 935.356m2 đất thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội và cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội thuê toàn bộ diện tích đất thu hồi trên để góp vốn liên doanh trong Công ty TNHH Phát triển KĐTNTL (thời hạn thuê đất 50 năm)”.

Sau khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng 9,2 ha đất giai đoạn 1, năm 2005, việc Dự án KĐTNTL tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng 92,7 ha giai đoạn 2 (trên địa bàn quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã gây bức xúc, khiếu kiện khá lớn của hàng ngàn hộ dân địa phương.

Quyết định số 4622/UB-NNĐC (QĐ 4642) ngày 14-12-2004 của UBND TP Hà Nội – mà dư luận cho rằng đã tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài “lách luật” hưởng siêu lợi nhuận 3.000 tỉ đồng trong việc nộp tiền sử dụng 92,7 ha đất – nói rõ: “Xét đề nghị của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên, môi trường & nhà đất, Cục Thuế TP tại tờ trình liên ngành số 29050/TT-LN tháng 11-2004 về giá thu tiền sử dụng đất giai đoạn II của Dự án KĐTNTL, ý kiến của UBND quận Tây Hồ, UBND TP Hà Nội có ý kiến chỉ đạo như sau: Chấp thuận mức giá và hệ số để thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thuộc dự án KĐTNTL giai đoạn 2 như sau: Đối với lô đất cách đường Nguyễn Hoàng Tôn trong phạm vi 200m là 1.540.000 đồng/m2; đối với các lô đất ở các vị trí còn lại là 620.000 đồng/m2. Áp dụng hệ số K=1 để thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở chung cư cao tầng; K=1,8 đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc quận Tây Hồ và 1,5 đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc địa bàn huỵện Từ Liêm”.

Có một điều bất bình thường là mức giá đất nói trên ở dự án KĐTNTL thấp hơn nhiều lần so với giá đất thị trường ngay tại thời điểm cuối năm 2004. Nhưng điều bất ngờ lớn nhất là chỉ sau QĐ 4622 có 16 ngày, chiếu theo Luật Đất đai, giá đất mới được TP Hà Nội công bố và áp dụng từ ngày 1-1-2005 trong “Bảng giá đất thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội” xác định giá đất ở tại đường Nguyễn Hoàng Tôn là 12.000.000 đồng/m2 và ở các vị trí khác là 6.480.000 đồng/m2, cao gấp 8 -10 lần giá đất mà QĐ 4622 cho nhà đầu tư dự án KĐTNTL được hưởng.

Điều đáng nói là trước thời điểm UBND TP Hà Nội ký QĐ 4622 gần 1 tháng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/CP về khung giá đất và phương pháp tính giá đất làm cơ sở cho các địa phương ban hành giá đất trên địa bàn, với tinh thần là phải sát giá thị trường. Vậy một câu hỏi đặt ra, vì “động cơ” gì mà UBND TP Hà Nội thời điểm cuối năm 2004 dù biết chắc chắn rằng bảng giá đất công bố theo Luật Đất đai (có hiệu lực từ ngày 1-1-2005) sẽ cao hơn giá cũ rất nhiều nhưng vẫn ký duyệt cho dự án KĐTNTL được hưởng giá đất thấp hơn từ 8-10 lần so với giá đất được công bố sau đó 16 ngày?

Phải chăng đây là một động thái “lách luật” rất cao tay của nhà đầu tư dự án KĐTNTL đã được UBND TP Hà Nội “bật đèn xanh” tiếp tay với hậu quả là số tiền thiệt hại từ 927.000m2 (92,7 ha) đất lên tới 3.000 tỉ đồng – hay nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền của TP Hà Nội đã giúp cho liên doanh CIPUTRA tránh được khung giá đất mới để khỏi phải trả khoản tiền sử dụng đất hàng ngàn tỉ đồng?

Việc UBND TP Hà Nội cho dự án KĐTNTL được hưởng giá đất quá thấp như vậy đã dẫn đến những bất hợp lý và không công bằng trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng ở khu vực 92,7 ha (cùng một dự án nhưng có 2 mức giá đề bùn khác nhau). Trong đó có việc trong các tháng 11, 12-2004 có gần 700 hộ dân ở khu vực này chỉ được hưởng mức đền bù 128 triệu đồng 1 sào (360m2) theo khung giá cũ, trong khi 170 hộ dân còn lại được phê duyệt đền bù sau thời điểm công bố khung giá đất mới lại được hưởng 182 triệu đồng 1 sào (360m2). Hai mức giá đền bù chênh lệch nhau 54 triệu đồng/sào là nguyên nhân khiến cả ngàn hộ dân ở đây bức xúc khiếu kiện.

Đề cập tới QĐ 4622 của UBND TP Hà Nội đã “làm lợi” hàng ngàn tỉ đồng cho liên doanh đầu tư dự án KĐTNTL nói trên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Hùng Võ cho biết: “Tại sao các anh ấy lại ký vào thời điểm nhạy cảm như vậy ? Một chữ ký mà nhà nước thiệt, người dân thiệt, chỉ có nhà đầu tư có lợi, vậy thì tại sao người đại diện cho Nhà nước lại ký vào thời điểm đó, tôi cũng thấy dự án CIPUTRA có cái gì đó không bình thường ?”.

Theo thông tin mới nhất mà chúng tôi vừa nhận được, một số quan chức của TP Hà Nội và quận Tây Hồ đã mua một số ngôi nhà biệt thự có vị trí đẹp nhất ở dự án KĐTNTL, mà theo một số người dân ở gần đấy cho biết có ngôi biệt thự trị giá tới hơn 1 triệu USD.

READ MORE

IDEERS – cuộc thi thiết kế nhà chịu động đất tại Đài Loan

TTO – Cuộc thi “Thiết kế nhà chịu động đất – IDEERS 2006” (Introducing and Demonstrating Earthquake Enginerring Research in Schools) sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 24-9-2006 tại Đài Bắc, Đài Loan.

Đây là một cuộc thi quốc tế dành cho tất cả học sinh THPT, sinh viên ĐH chuyên ngành kỹ thuật và các sinh viên đã tốt nghiệp ĐH đến từ Vương quốc Anh, các nước thành viên APEC và những nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Từ năm 2001, cuộc thi IDEERS được tổ chức thường niên bởi Hội đồng Anh Đài Loan, Trường ĐH Bristol (Vương quốc Anh) và Trung tâm quốc gia nghiên cứu về động đất của Đài Loan.

Để tham gia cuộc thi, các bạn học sinh, sinh viên sẽ phải thành lập một nhóm gồm 4 thành viên và có thể mời một thầy (cô) giáo hướng dẫn đi cùng. Các thí sinh sẽ phải thiết kế và xây dựng một mô hình nhà chịu được động đất sử dụng những nguyên liệu do nhà tổ chức cung cấp.

Để biết thêm thông tin chi tiết, những quy định và luật của cuộc thi, những ví dụ về các mô hình nhà chịu động đất đã được làm, phương pháp lập kế hoạch và thực hiện các mô hình, những kiến thức tham khảo về xây dựng nhà chịu động đất, các bạn có thể tham khảo các website http://w3.ncree.org/ideers/2006, www.britishcouncil.org/taiwan và www.ideers.bris.ac.uk

Mục đích của IDEERS nhằm giúp cho các bạn trẻ quan tâm và say mê nghiên cứu khoa học, giúp học sinh sinh viên học tập phương pháp làm việc theo nhóm, có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, gặp gỡ và kết bạn với các sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên khắp thế giới.

Giải thưởng của cuộc thi gồm giải nhất 30.000 đôla Đài Loan, giải nhì 20.000 đô la Đài Loan, giải ba 10.000 đôla Đài Loan và nhiều giải khuyến khích.

Đối với những thí sinh nước ngoài, Hội đồng Anh Đài Loan sẽ đài thọ toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại của đội tại Đài Loan, gồm năm ngày ăn ở tại khách sạn, chi phí đi lại và vận chuyển của đội tại Đài Loan, xe đưa đón đoàn từ sân bay về khách sạn và ngược lại. Các đội tham gia sẽ phải chịu chi phí vé máy bay đi và về.

READ MORE