Skip to Content

Category Archives: Quy hoạch xây dựng

Đô thị 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam

Dự án phát triển hồ điều hòa Xương Rồng và khu đô thị mới tại thành phố Thái Nguyên đã được tập đoàn Intra (Nhật Bản) khởi công cuối tuần qua. Đây là dự án 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT).

Tổng kinh phí đầu tư của dự án lên tới 130 triệu USD, khu đất phát triển xây dựng 18.84ha. Theo ông Woo Puh Sun, Tổng giám đốc Tập đoàn Intra, việc xây dựng theo hình thức BT tại Việt Nam còn khá mới nhưng đã khá phổ biến ở nước ngoài. Đây không phải là hình thức được lựa chọn từ ban đầu, nhưng trong quá trình trao đổi với các đối tác Việt Nam, các cơ quan liên quan đã khuyên Intra xây dựng dự án này theo hình thức BT, tức là xây dựng cơ sở hạ tầng cho phía Việt Nam trước, đổi lại Intra sẽ có mảnh đất cạnh đó để xây dựng và phát triển khu đô thị.

1 ho xuong rong

Với việc hạng mục phát triển hạ tầng quanh hồ Xương Rồng được thực hiện dưới hình thức BT, Intra sẽ đầu tư 30 triệu USD để có một hồ điều hòa nhằm giải quyết hệ thống cung cấp và thoát nước, tránh lụt lội, góp phần tạo cảnh quan và môi trường. Sau khi xây dựng xong, Intra sẽ chuyển giao công trình đó cho Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện Intra đang lo lắng về vấn đề giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án không thực hiện theo hình thức BT, nhà đầu tư nước ngoài và đối tác Việt Nam sẽ cùng đầu tư ngay từ đầu, cùng tham gia giải quyết mặt bằng nhưng trong dự án BT, chính quyền địa phương sẽ giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng. Trong dự án này có khoảng hơn 400 hộ gia đình sẽ phải di dời, trong đó có khoảng 20-30 hộ chưa sẵn sàng cho việc này nhưng tôi tin sẽ giải quyết được ổn thỏa. Những người dân đó họ thực sự yêu mảnh đất quê hương của mình nhưng việc họ di chuyển sẽ làm cho Thái Nguyên phát triển.

Cuối tháng 8, đường cao tốc Bắc Nam sẽ thi công và giai đoạn 1 của dự án cũng sẽ tiến hành. Riêng khu căn hộ chung cư, Intra cần điều tra thông qua mạng Internet (www.Intra-corporation.com) để biết được số lượng người có nhu cầu sử dụng. Tùy thuộc vào số lượng khách hàng quan tâm đến dự án, để tiến hành việc xây dựng chung cư

READ MORE

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm

UBND TP.HCM vừa tái xác định khu A (khu tứ giác được giới hạn bởi các đường Lê Thánh Tôn – Pasteur – Lý Tự Trọng – Đồng Khởi thuộc quận 1) là khu trung tâm hành chính TP.HCM.

Đồng thời với quyết định này, trong một văn bản vừa gửi Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ, UBND TP khẳng định không di dời khu trung tâm hành chính TP về khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trong khi đó, đối với khu B (tứ giác Lê Thánh Tôn – Đồng Khởi – Lý Tự Trọng – Hai Bà Trưng), UBND TP cho biết sẽ đầu tư sử dụng vào mục đích khác để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất sau khi thu hồi trụ sở số 66-68-70 Lê Thánh Tôn.

Riêng trụ sở 86 Lê Thánh Tôn (trụ sở UBND TP hiện nay), UBND TP sẽ thực hiện sắp xếp bố trí các cơ quan, đơn vị cho phù hợp với yêu cầu, đảm bảo an ninh trật tự. Các địa chỉ 59-61 Lý Tự Trọng, sau khi rà soát lại sẽ xác định qui hoạch ổn định từ nay đến năm 2010. Đối với khu nhà 213 Đồng Khởi sẽ xây dựng phương án bồi thường, tái định cư, triển khai áp giá bồi thường, tiến hành khảo sát, thiết kế, lập phương án cải tạo, nâng cấp.

Khu đô thị Thủ Thiêm vẫn còn sức hấp dẫn

Vào năm 2002, khi bắt đầu qui hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM có ý định dời khu hành chính sang khu đô thị mới này. Dự kiến khu hành chính sẽ tập trung dọc đại lộ đông – tây, đây là một trong những tuyến lớn nhất của khu đô thị.

Vậy sắp tới chức năng chính của khu đô thị được xác định ra sao? Theo Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP đã xác định Thủ Thiêm là “hành lang tri thức” với ngành công nghệ phần mềm, viện nghiên cứu… Tại đây cũng hình thành các khu vực tài chính, thương mại – dịch vụ, văn hóa, công viên, khu nhà ở cho các chuyên gia…

Theo một cán bộ nghiên cứu qui hoạch, mặc dù không di dời khu hành chính sang Thủ Thiêm nhưng đây vẫn là khu đô thị mới gần nhất và đối trọng với khu trung tâm TP hiện hữu. Do vậy Thủ Thiêm vẫn có thế mạnh, có sức hút riêng của mình. Đến nay đã có hàng chục nhà đầu tư tìm hiểu, muốn đầu tư vào Thủ Thiêm, phần nào chứng tỏ sức hút của khu đô thị này trong tương lai.

Liệu giá đất có biến động sau khi TP xác định khu đô thị mới Thủ Thiêm không còn là trung tâm hành chính? Theo ông Lâm Văn Chúc, giám đốc Công ty TNHH địa ốc Phúc Đức, do TP mới công bố chủ trương nên giá đất tại Thủ Thiêm chưa ảnh hưởng.

Nhưng ông Chúc cũng cho rằng khách hàng đầu tư vào đây phần nhiều quan tâm đến tiến độ các dự án hạ tầng, tiến độ triển khai khu đô thị và định hướng qui hoạch khu Thủ Thiêm ra sao. Do vậy việc di dời khu hành chính qua Thủ Thiêm hay không sẽ khó ảnh hưởng đến giá đất tại khu vực này trong thời gian tới.

thu thiem 2

Khẩn trương giải phóng mặt bằng

Cũng liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân vừa chỉ đạo: đến ngày 31-12-2007 phải hoàn tất việc thu thập hồ sơ pháp lý và áp giá bồi thường hỗ trợ cho 9.297 hồ sơ đối với diện tích đất còn lại phải thu hồi (hơn 285ha).

Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chia làm hai giai đoạn: từ ngày 1-8 đến 31-12-2007 trả cho 4.667 hồ sơ mới (ưu tiên sáu khu vực trọng điểm theo kế hoạch của Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm), đồng thời chi trả cho 1.956 hồ sơ điều chỉnh chính sách để thu hồi, bàn giao 142,18ha.

Từ ngày 31-12-2007 đến trước 31-3-2008 chi cho 4.630 hồ sơ mới còn lại để thu hồi và bàn giao 143,12ha còn lại trong khu qui hoạch. Chủ tịch UBND TP cũng chấp thuận cho UBND quận 2 áp dụng phương thức hoán đổi đất theo tỉ lệ phù hợp để giải quyết dứt điểm bồi thường, giải phóng mặt bằng, sớm thi công tuyến đường số 2, không ảnh hưởng đến việc đi lại giữa các lô chung cư A1, A4 và B1 thuộc dự án khu chung cư Thạnh Mỹ Lợi.

Ông Quân nhấn mạnh: về việc nhận chuyển nhượng quĩ nhà, đất phục vụ tái định cư, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phải khẩn trương triển khai đúng tiến độ đã cam kết. Mọi việc chậm trễ, kéo dài gây thiệt hại, các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm.

READ MORE

5 quy chuẩn xây dựng cơ bản trong quy hoạch nhà ở bạn cần biết

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – quy hoạch xây dựng đề cập cụ thể đến diện tích thửa đất, chiều cao xây dựng công trình, mật độ xây dựng, khoảng lùi trong xây dựng, độ vươn của ban công, vật kiến trúc, không gian ranh giới…

Chúng tôi xin trích lược giới thiệu đến bạn đọc quy chuẩn – quy hoạch xây dựng này.

Quy chuẩn xây dựng: Khoảng cách giữa hai dãy nhà ít nhất là 7m

Theo quy chuẩn xậy dựng Việt Nam, khoảng cách tối thiểu giữa các công trình xây dựng riêng lẻ hoặc dãy nhà liên kế (gọi chung là dãy nhà) trong khu vực quy hoạch mới được qui định như sau:

  • Khoảng cách giữa hai mặt tiền đối diện của hai dãy nhà có chiều cao dưới 46m phải bằng hoặc lớn hơn 1/2 chiều cao công trình nhưng không được nhỏ hơn 7m. Chẳng hạn nhà xây cao 40m thì chừa khoảng cách với mặt tiền nhà đối diện ít nhất 20m. Trong trường hợp nhà xây thấp hơn thì khoảng cách giữa hai nhà có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu phải là 7m. Với công trình có chiều cao từ 46m trở lên thì khoảng cách giữa hai mặt tiền đối diện của hai dãy nhà phải từ 25m trở lên.
  • Riêng khoảng cách hai đầu hồi (mặt hông) của hai dãy nhà có chiều cao dưới 46m phải bằng hoặc lớn hơn 1/3 chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 4m. Nếu công trình có chiều cao bằng hoặc lớn hơn 46m thì khoảng cách giữa hai mặt hông của hai dãy nhà phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn 15m.

Bạn hãy lưu ý quy chuẩn xây dựng nhà ở này để triển khai xây dựng công trình của mình cho phù hợp nhé!

Theo Quy chuẩn xây dựng: Xây nhà cao, phải lùi vào bao nhiêu mét?

Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới của đường qui hoạch tùy thuộc việc tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới nhưng tối thiểu phải theo các quy định sau của quy chuẩn xây dựng:

  • Nếu công trình có chiều cao từ 19m trở xuống, xây ở tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 19m thì không cần chừa khoảng lùi, tức được xây dựng sát vỉa hè. Cũng với lộ giới trên nhưng xây dựng công trình cao 22m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè. Trường hợp công trình có chiều cao đến 25m khi xây dựng phải lùi vào 4m. Nếu xây dựng công trình có chiều cao từ 28m trở lên thì theo quy chuẩn xây dựng phải lùi vào 6m. Điều này có nghĩa nhà xây càng cao thì công trình phải lùi vào càng sâu và diện tích đất xây dựng càng bị thu hẹp lại.
  • Trong trường hợp lộ giới tuyến đường từ 19m đến dưới 22m và công trình xây dựng cao 22m trở xuống thì không phải chừa khoảng lùi. Nếu xây cao đến 25m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè. Còn khi xây dựng cao từ 28m trở lên phải lùi sâu vào 6m. Với lộ giới tuyến đường từ 22m trở lên, xây dựng công trình cao đến 25m không phải chừa khoảng lùi. Nhưng nếu xây từ 28m trở lên công trình phải lùi vào bên trong 6m.
Quy chuẩn xây dựng: KHOẢNG LÙI TỐI THIỂU (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình.
Chiều cao xây dựng công trình (m) ≤16 19 22 25 ≥ 28
Lộ giới đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)
< 19 0 0 3 4 6
19 ÷ < 22 0 0 0 3 6
22 ÷ < 25 0 0 0 0 6
≥ 25 0 0 0 0 6

quy-chuan-xay-dung-nha-o

Theo Bộ Xây dựng, quy chuẩn xây dựng trên chỉ là cái khung. Trong thực tế sẽ có những trường hợp lộ giới tuyến đường hoặc chiều cao công trình lệch so với quy chuẩn trên. Khi đó tùy từng trường hợp mà cơ quan chức năng sẽ xem xét.

Ngoài ra cũng theo Bộ Xây dựng, việc cấp phép cho xây cao bao nhiêu tầng, khoảng lùi ra sao còn phụ thuộc diện tích của từng khu đất cụ thể.

Tham khảo thêm các mẫu kiến trúc nhà đẹp tại đây: 100+ Mẫu Thiết Kế Nhà Đẹp nhất, Mới nhất hiện nay

Mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ và chung cư, công trình cao tầng theo quy chuẩn xây dựng là thế nào?

Mật độ xây dựng tối đa đối với nhà ở liên kế, nhà vườn, biệt thự… theo quy chuẩn xây dựng được quy định theo nguyên tắc diện tích lô đất càng rộng thì mật độ xây dựng càng giảm. Cụ thể như sau:

– Nếu diện tích lô đất từ 50m2 trở xuống thì mật độ xây dựng là 100%, tức được xây dựng hết diện tích lô đất. Lô đất có diện tích 75m2 thì xây 90%, trường hợp lô đất là 100m2 thì xây dựng 80%. Tương tự với lô đất 200m2 mật độ xây dựng là 70%, 300m2 xây dựng 60%, 500m2 được xây dựng 50% và từ 1.000m2 trở lên chỉ được xây dựng 40%. Chẳng hạn lô đất 100m2 được xây dựng 80m2 nhưng nếu lô đất 1.000m2 thì chủ nhà chỉ được xây dựng 400m2. Như vậy theo quy chuẩn xây dựng trên, diện tích lô đất càng lớn mật độ xây dựng càng bị thu hẹp.

Bảng tra cứu nhanh mật độ xây dựng tối đa cho nhà ở riêng lẻ, nhà vườn, biệt thự theo quy chuẩn xây dựng
Diện tích lô đất (m2/căn nhà) ≤50 75 100 200 300 500 ≥1000
Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 80 70 60 50 40
Với các mảnh đất có Diện tích không chính xác với các số trên thì mật độ xây dựng tối đa được tính nội suy từ mật độ xây dựng của 2 diện tích gần sát trên và dưới (theo quy chuẩn xây dựng nhà ở Việt Nam).

Đối với chung cư, mật độ xây dựng tùy theo diện tích của lô đất và chiều cao công trình: Cụ thể nếu chiều cao của công trình xây dựng từ 16m trở xuống và diện tích khu đất xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 3.000m2 thì mật độ xây dựng tối đa là 75%. Nhưng cũng với chiều cao trên mà xây dựng trên khu đất 10.000m2 chỉ xây dựng được tối đa 65%, diện tích 18.000m2 được xây 63%, diện tích từ 35.000m2 trở lên được xây 60%.

– Với công trình có chiều cao 31m xây dựng trên đất có diện tích 3.000m2 trở xuống mật độ xây dựng là 75%, nếu xây trên đất 10.000m2 mật độ chỉ còn 48%, còn xây trên đất 18.000m2 là 46% và đất từ 35.000m2 trở lên thì 43%. Với công trình cao 46m xây trên diện tích đất tương ứng như trên thì mật độ xây dựng là 75%, 41%, 39% và 36%. Trường hợp công trình cao trên 46m xây ở đất có diện tích từ 3.000m2 trở xuống mật độ xây dựng là 75%, xây trên đất 10.000m2 mật độ là 40%, trên đất 18.000m2 mật độ 38%, đất từ 35.000m2 trở lên mật độ 35%…

Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình
Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất
≤3.000m2 10.000m2 18.000m2 ≥35.000m2
≤16 75 65 63 60
19 75 60 58 55
22 75 57 55 52
25 75 53 51 48
28 75 50 48 45
31 75 48 46 43
34 75 46 44 41
37 75 44 42 39
40 75 43 41 38
43 75 42 40 37
46 75 41 39 36
>46 75 40 38 35
Với các mảnh đất có Diện tích không chính xác với các số trên thì mật độ xây dựng tối đa được tính nội suy từ mật độ xây dựng của 2 diện tích gần sát trên và dưới.

Đối với các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT, chợ được xây dựng trong các khu vực xây dựng mới, mật độ xây dựng tối đa là 40%.

Riêng phần diện tích trồng cây xanh tại các khu đất xây dựng công trình được qui định như sau: đối với nhà biệt thự, nhà vườn, nhà chung cư thì diện tích đất tối thiểu dành trồng cây xanh là 20%. Nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa phải dành tối thiểu 30% đất để trồng cây xanh. Còn với nhà máy xây dựng phân tán hoặc xây trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đều phải dành diện tích cho cây xanh ít nhất 20%.

Quy chuẩn xây dựng: Độ vươn tối đa của ban công, mái đua, ô văng và các phần nhà được phép nhô ra

Trường hợp 1: Chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ:

1) Các bộ phận cố định của nhà:

  • Theo quy chuẩn xây dựng, trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
    • Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
    • Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
  • Theo quy chuẩn xây dựng, trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:
    • Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng tra độ vươn của ban công, ô văng dưới đây:
QUY CHUẨN XÂY DỰNG: BẢNG TRA ĐỘ VƯƠN TỐI ĐA CỦA BAN CÔNG, Ô VĂNG, MÁI ĐUA
Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa của ban công (m) Yêu cầu khác
Dưới 7m 0 – Nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m;
– Đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện;
– Tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
– Vị trí độ cao và độ vươn phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu, không gian kiến trúc tổng thể toàn khu vực;
– Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng;
7÷12 0,9
>12÷15 1,2
>15 1,4
  • Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
  • Mái đón, mái hè phố (**): khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:
    • Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;
    • Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
    • Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;
    • Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;
    • Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…).

2) Phần nhô ra không cố định:

  • Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
  • Các quy định theo quy chuẩn xây dựng về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng độ vươn của các bộ phận của công trình:
QUY CHUẨN XÂY DỰNG: BẢNG TRA ĐỘ VƯƠN PHẦN KHÔNG CỐ ĐỊNH ĐƯỢC PHÉP
Độ cao so với mặt hè (m) Bộ phận được nhô ra Độ vươn tối
đa (m)
Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
≥ 2,5 Gờ chỉ, trang trí 0,2
≥ 2,5 Kết cấu di động:
Mái dù, cánh cửa
1,0m
≥ 3,5 Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy
định trong tổng thể kiến trúc khu vực):
– Ban công mái đua
– Mái đón, mái hè phố
1,0m
0,6m

Trường hợp 2: Chỉ giới xây dựng lùi vào sâu so với chỉ giới đường đỏ:

  • Theo quy chuẩn xây dựng, không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ.
  • Các bộ phận của công trình sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng trong các trường hợp sau:
    • Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô-văng, mái đua, mái đón, móng nhà;
    • Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia.

Các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình xây dựng:

Theo quy trình xây dựng, bạn cần lưu ý thêm một số yêu cầu kỹ thuật khác:

  • Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố.
  • Máy điều hòa nhiệt độ không khí nếu đặt ở mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ phải ở độ cao trên 2,7m và không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
  • Biển quảng cáo đặt ở mặt tiền ngôi nhà, không được sử dụng các vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%.
  • Ở mặt tiền các ngôi nhà dọc các đường phố không được bố trí sân phơi quần áo.
  • Hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực, trừ những trường hợp có nhu cầu bảo vệ, ngăn cách với đường phố (cơ quan cần bảo vệ, trường học, trạm biến thế điện…).

Không được lấn ranh giới nhà bên cạnh:

  • Quy chuẩn yêu cầu: không bộ phận nào của ngôi nhà, kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất của công trình như móng, đường ống…, được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh.
  • Ngoài ra cũng không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

Ghi chú:

(*) chỉ giới đường đỏ: là ranh giữa lô đất xây công trình và đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật.
(**) Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà  và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà;
(**)Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

Tải toàn bộ Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng (.pdf 715kb)

READ MORE

Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Viện Quy hoạch đô thị – nông thôn biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3 tháng 4 năm 2008. Quy chuẩn này được soát xét và thay thế phần II, tập I, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

QUY HOẠCH XÂY DỰNG

VietnamBuilding Code.

Regional and Urban Planning and Rural Residental Planning

Tải toàn bộ Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng (.pdf 715kb)

MỤC LỤC

CHƯƠNGI. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1.1Phạm vi áp dụng

1.2Giải thích từ ngữ

1.3Khu vực bảo vệ công trình và khoảng cách ly vệ sinh, an toàn

1.4Yêu cầu đối với công tác quy hoạch xây dựng

CHƯƠNG II. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN

2.1Quy hoạch không gian vùng

2.2Tổ chức không gian trong quy hoạch chung xây dựng đô thị

2.3Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

2.4Quy hoạch các đơn vị ở

2.5Quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị

2.6Quy hoạch cây xanh đô thị

2.7Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng

2.8Thiết kế đô thị

2.9Quy hoạch không gian ngầm

2.10Quy hoạch cải tạo các khu vực cũ trong đô thị

2.11Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

CHƯƠNG III. QUY HOẠCH CHUẨN BỊ KỸ THUẬT

3.1Các quy định chung đối với quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

3.2Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật vùng

3.3Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đô thị

3.4Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật điểm dân cư nông thôn

CHƯƠNG IV. QUY HOẠCH GIAO THÔNG

4.1Các quy định chung về quy hoạch giao thông

4.2Quy hoạch giao thông vùng

4.3Quy hoạch giao thông đô thị

4.4Quy hoạch giao thông điểm dân cư nông thôn

CHƯƠNG V. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC

5.1Khu vực bảo vệ công trình cấp nước

5.2Quy hoạch cấp nước vùng

5.3Quy hoạch cấp nước đô thị

5.4Quy hoạch cấp nước điểm dân cư nông thôn

CHƯƠNG VI. QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI, QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NGHĨA TRANG

6.1Các quy định chung

6.2Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang vùng

6.3Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang đô thị

6.4Quy hoạch thoát nước, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang điểm dân cư nông thôn

CHƯƠNG VII. QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN

7.1Các yêu cầu đối với qui hoạch cấp điện

7.2Quy hoạch cấp điện vùng

7.3Quy hoạch cấp điện đô thị

7.4Quy hoạch cấp điện điểm dân cư nông thôn

PHỤ LỤC

READ MORE

Hà Nội tạm dừng quy hoạch phía Bắc sông Hồng

UBND TP Hà Nội vừa giao Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chỉ đạo việc tạm dừng nghiên cứu và lập quy hoạch chi tiết khu vực Bắc sông Hồng.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội sẽ được mở rộng về phía Tây Bắc, Tây Nam và phía Bắc và ưu tiên đầu tư phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng. Tại đây sẽ hình thành một Hà Nội mới, gồm các khu vực Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên… Quy hoạch chi tiết khu vực phía Bắc sông Hồng được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ tháng 11 năm 2006.

quy-hoach-song-hong-1

Ông Tô Anh Tuấn, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho hay, trước nhiều biến động quy hoạch toàn thủ đô, sở đã kiến nghị thành phố cho phép tạm dừng quy hoạch chi tiết khu vực phía Bắc sông Hồng. Theo ông Tuấn, khu đô thị mới Bắc sông Hồng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về phương án tổ chức cũng như qui chế triển khai để phù hợp với sự phát triển chung của toàn thành phố.

“Quy hoạch tổng thể toàn thành phố chưa xong thì không thể lập quy hoạch chi tiết của một vùng cho thống nhất. Cho đến khi quy hoạch chung thủ đô được hoàn thiện, quy hoạch chi tiết phía Bắc sông Hồng mới được tiếp tục triển khai”, ông Tuấn nói.

Cuối năm 2008, Hà Nội đã tổ chức triển lãm Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng, đoạn qua Hà Nội. Thống kê cho thấy, 37,8% người trả lời phiếu đồng ý toàn bộ dự án. 30,5% đồng ý hầu hết thành phần dự án và 27% chỉ đồng ý một phần dự án. Có 4,6% không đồng ý triển khai dự án.

READ MORE

Đà Nẵng – sôi động thị trường bất động sản

Đà Nẵng, một thành phố trẻ năng động đang trên đà phát triển và xây dựng. Theo định hướng quy hoạch đô thị, nhiều công trình,khu đô thị mới đã mọc lên và song song với nó thị trường bất động sản cũng nóng lên và phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy, tạo thế cân thị trường này:

 

Giảm giá và bán tự do nhiều lô đất

UBND TP Đà Nẵng vừa giảm giá đồng thời chuyển phương thức từ bán đấu giá sang bán tự do hàng trăm lô đất.

 

Theo đó, sáu khu đất công trình công cộng đường 33m (từ Nguyễn Tri Phương (nối dài) đến đường dẫn vào cầu Tuyên Sơn) giảm từ 4,5 triệu đồng/m2 xuống còn 4,05 triệu đồng/m2, 94 lô biệt thự mặt tiền đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc (giáp tường rào sân bay Nước Mặn) với diện tích 255m2/lô(10m x 25,5m) giảm từ 6,2 triệu đồng/m2 xuống còn 5,58 triệu đồng/m2, tám lô đất mặt tiền đường Trần Hưng Đạo (nối dài) thuộc khu đô thị phía nam cầu Trần Thị Lý (khu B4, từ lô 21-28, mỗi lô 100m2) giảm từ 5,85 triệu đồng/m2 xuống còn 5,265 triệu đồng/m2.

 

Ngoài ra, 15 lô mặt tiền đường 30m khu tái định cư Mân Thái 85 (diện tích từ 90 – 145m2/lô) giảm từ 4 triệu đồng/m2 xuống còn 3,6 triệu đồng/m2 và 37 lô mặt tiền đường 30m khu tái định cư Nại Hiên Đông (mỗi lô 100m2) giảm giá từ 4 triệu đồng/m2 xuống còn 3,6 triệu đồng/m2. Liên hệ Trung tâm Giao dịch bất động sản thành phố, 1A Quang Trung, Đà Nẵng, ĐT: 0511.840188 để biết thêm chi tiết.

 

22 chung cư đang xuống cấp

Theo Sở Tài nguyên – môi trường Đà Nẵng, hiện toàn thành phố có 253 hộ dân đang sống tại 22 khu tập thể đã xuống cấp trầm trọng, không thể sửa chữa.

 

Điển hình như các khu tập thể ở 18 Hùng Vương (ảnh), 13 Nguyễn Chí Thanh, 83 Hải Phòng, 9 Nguyễn Thái Học, 110 Hoàng Diệu… Trong số đó có khoảng 13 khu tập thể đã xuống cấp quá nặng, có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào, do vậy cần di dời khẩn cấp.

 

Sở đã đề xuất phương án sẽ đưa một số hộ dân nằm trong diện di dời khẩn cấp trên bố trí vào ở tại một số khu chung cư mới mà thành phố vừa xây dựng. Số còn lại đơn vị này kiến nghị với UBND TP bán 50 lô đất tái định cư với giá ưu đãi. Đã gần bốn tháng trôi qua, đến nay những kiến nghị về mua đất giá ưu đãi vẫn chưa được xem xét giải quyết.

 

* Ông Nguyễn Công Lang – giám đốc Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng – nói UBND TP Đà Nẵng vừa đồng ý để đơn vị này lập phương án xây dựng khu chung cư cao tầng tại đường Đống Đa, quận Hải Châu với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỉ đồng. Dự kiến chung cư này cao 9-12 tầng, vận hành bằng thang máy.

 

Ông Nguyễn Công Lang cũng cho hay một khu chung cư năm tầng khác vừa được khởi công tại chợ Hòa Thuận, quận Hải Châu nhằm bố trí cho 60 hộ dân (bình quân mỗi căn hộ rộng 45-50m2). Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 10 tỉ đồng.

 

Theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 1-2007, khu chung cư này sẽ tiếp nhận những người dân vùng giải tỏa và các hộ đang sống tại một số khu chung cư xuống cấp.

 

Qui định về xây dựng công trình tại KDC hồ Đầm Rong

Theo qui định về quản lý xây dựng công trình tại khu dân cư hồ Đầm Rong (phường Thanh Bình và phường Thuận Phước, quận Hải Châu) của UBND TP Đà Nẵng, tất cả các công trình phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với qui hoạch chi tiết được duyệt, do Công ty Vật liệu xây dựng – xây lắp và kinh doanh nhà giao mốc và cao trình xây dựng.

 

Các công trình không được miễn giấy phép xây dựng theo qui định phải được UBND quận Hải Châu cấp phép trước khi khởi công. Đối với các chủ sử dụng đất có nhu cầu xây dựng khác với những qui định này thì phải được Sở Xây dựng xem xét thống nhất về giải pháp kiến trúc công trình trước khi thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng.

 

Chỉ giới xây dựng đối với tất cả nhà ở chia lô thuộc khu dân cư hồ Đầm Rong lùi vào tối thiểu là 1m so với chỉ giới đường đỏ các đường qui hoạch, các lô đất tại góc các đường qui hoạch khoảng lùi được áp dụng cho cả hai mặt tiền. Từ tầng 2 trở lên, công trình được phép đưa bancông ra 1m so với chỉ giới xây dựng.

 

Riêng đối với các lô đất có mặt tiền đường Lương Ngọc Quyến: phía mặt tiền đường hiện trạng phía tây nam khu đất lùi vào 0,5m so với ranh giới khu đất và được phép đưa bancông ra 0,5m. Đối với các công trình xây dựng, cải tạo thuộc khu vực giữ lại chỉnh trang: chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ nhưng không được đưa bất kỳ chi tiết kiến trúc công trình nào vượt ra khỏi chỉ giới đường đỏ. Trong trường hợp chừa sân trước, hàng rào được phép xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.

 

Các công trình xây dựng khu vực này được phép xây dựng nhà từ 2 đến 5 tầng (tầng hầm, tầng lửng, tầng áp mái cũng được tính là một tầng). Chiều cao tầng 1 là 3,9m; từ tầng 2 trở lên chiều cao từng tầng là 3,6m. Trong trường hợp có tầng lửng (hoặc tầng hầm): chiều cao tầng 1 cộng lửng (hoặc tầng hầm) cao 5,4m so với cao độ vỉa hè tại chỉ giới đường đỏ, và độ cao sảnh đón là 3,9m (nếu có).

 

Hàng rào phải được thiết kế xây dựng thoáng, phần xây đặc không được cao hơn 0,4m so với cao trình tại chỉ giới đường đỏ. Các lô đất mặt tiền đường Lương Ngọc Quyến: không được bố trí nhà vệ sinh ra phía mặt tiền đường phía tây nam khu đất làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân trên tuyến đường này. Không được sử dụng quá ba màu trên mặt đứng công trình (kể cả trắng và đen).

 

Không được sử dụng các màu đen, cam, đỏ, màu đậm và màu tối sẫm làm màu chủ đạo bên ngoài công trình. Phải có biện pháp che chắn hoặc thiết kế bảo đảm mỹ quan các thiết bị lắp đặt kèm theo như: máy điều hòa, bồn nước mái, các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời… Sân phơi quần áo không được bố trí ra các mặt ngoài công trình.

 

Không được xây các kiến trúc bằng vật liệu tạm (tranh, tre, nứa, lá), trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc và được phép của Sở Xây dựng. Khuyến khích trồng hoa, cây xanh góp phần xanh hóa cho khu vực. Các bảng hiệu, bảng biểu, bảng quảng cáo, tranh, tượng phải được bố trí và thiết kế bảo đảm mỹ quan và phải được cơ quan chức năng cấp phép xây dựng theo qui định.

 

Nhận hồ sơ bán nhà nhà nước đến tháng 12

Ông Nguyễn Công Lang – giám đốc Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng – khẳng định: công ty sẽ nhận hồ sơ mua nhà diện 61 cho đến đầu tháng 12-2006. Hiện công ty còn trên 1.000 căn nhà sở hữu nhà nước bán theo diện nhà 61, trong đó chiếm 40% là nhà tập thể.

 

Trái hẳn với thị trường đất và nhà ở Đà Nẵng, nhà 61 vẫn giao dịch bình thường. Lý do, nhà 61 bán theo tiền đồng VN, ngoại trừ lý do người mua nợ mới qui ra vàng 98% trả trong 10 năm, còn nếu trả tiền một lần sẽ được giảm 10%. Nguyên do thứ hai là nhà tập thể, trong đó có nhiều căn nhà xuống cấp nên giá trị thấp, phù hợp với khả năng thanh toán của cán bộ, công chức.

 

Công ty Tư vấn thiết kế Kiến trúc & Xây dựng Wedo

 

READ MORE

Hà Nội sẽ bãi bỏ quy định dành 50% diện tích chung cư bán cho người thu nhập thấp

Ngày 22/12, Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Quý Đôn cho biết, kể từ năm 2006, Hà Nội sẽ bãi bỏ quy định trong Quyết định 123 về việc yêu cầu các chủ đầu tư dự án kinh doanh nhà phải dành 20% quỹ đất cho thành phố xây dựng nhà chính sách, dành 50% diện tích nhà chung cư bán cho cán bộ, công nhân viên, người có thu nhập thấp (danh sách và giá bán do UBND thành phố phê duyệt).

Đồng thời với sự bãi bỏ này, thành phố sẽ dành khoản kinh phí thích đáng để xây dựng quỹ nhà xã hội, bán ưu đãi cho những hộ gia đình chính sách, người thu nhập thấp. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục dành ưu đãi cho các chủ đầu tư để phát triển quỹ nhà cho thuê của thành phố.

Được biết, quy định kể trên được xem là một trong những nguyên nhân khiến các chủ đầu tư đẩy giá nhà lên cao một cách bất hợp lý trong thời gian vừa qua.

Hiện, giá nhà chung cư thương mại của Hà Nội tại các khu đô thị mới rẻ nhất trung bình ở mức 5,3 triệu đồng/m2, đa phần ở mức 8-10 triệu đồng, có những khối nhà nằm trong nội đô giá tới 12 – 15 triệu đồng/m2.

READ MORE

Nhà ở xã hội: Không phải muốn là được!

Được biết, TP Hà Nội dự kiến xây dựng 1.000 căn hộ (bằng 20% quỹ đất trong dự án khu đô thị mới Việt Hưng) và dự kiến động thổ vào tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, tại thời điểm này lãnh đạo TP đã tạm lùi thời gian khởi công đến cuối năm và rút xuống 600 căn hộ vì thiếu kinh phí.

TP HCM cũng vào cuộc rất rốt ráo, dự kiến xây 2.000 căn hộ. Bình Dương dự kiến xây dựng 80.000 phòng ở cho trên 200.000 công nhân. Tuy vậy tất cả tới nay chưa có dấu hiệu khả quan. Trong khi việc triển khai các dự án giậm chân tại chỗ thì lượng công nhân và người có khó khăn về nhà ở ngày càng tăng. Theo dự báo, lượng lao động đến làm việc tập trung tại các KCN sẽ còn tăng và chi phí cho nhà ở của công nhân sẽ tiếp tục gia tăng cùng với hàng loạt chi phí khác khiến cho công nhân và người lao động khó bề trụ được.

Giá hợp lý?

Trong buổi đối thoại với dân gần đây, lãnh đạo TP HCM cũng thừa nhận, đã có chính sách nhưng chưa đủ mạnh, chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Tình trạng trên cũng giống với Hà Nội. Các DN xây dựng đều cho rằng không có lãi. Sau khi xuống thang tới 2 lần bằng nhiều cơ chế ưu đãi kêu gọi đầu tư, để giải quyết tình trạng lãi lỗ trên, TP Hà Nội đã quyết định chi ra 100 tỷ đồng từ ngân sách TP để xây dựng 600 căn hộ. Theo Phó Chủ tịch TP Hà NộiĐỗ Hoàng Ân, các căn hộ sẽ có diện tích 30 – 60 m2, chất lượng và giá thành đều vừa phải, đầu tư thông qua Quỹ đầu tư phát triển của TP. Qua quỹ, người dân có thể vay tiền để mua nhà hoặc DN vay tiền để đầu tư xây dựng.

Mặc dù vấn đề xem ra có vẻ được tháo gỡ bước đầu để có thể bắt đầu thí điểm song một số DN trong lĩnh vực xây dựng vẫn còn nhiều ý kiến e dè và chưa thực sự mặn mà. Một giám đốc DN xây dựng đề nghị không nêu tên cho biết, thực ra vẫn có thể có lãi nhưng là lãi thấp do đó không hấp dẫn. Hơn nữa, chính tên gọi “nhà ở xã hội” và lại là thí điểm nên không ít người ngại vì chắc chắn sẽ bị “soi”. Ông giám đốc này cũng rất đồng tình với quyết định bỏ tiền tự làm của TP Hà Nội nói trên và còn quả quyết: đã thí điểm thì Nhà nước nên làm, sau này nhân rộng lúc ấy hãy kêu DN. Ông cũng thừa nhận chính vì cái gọi là “thí điểm” nên các tỉnh, TP được thí điểm đều “rón rén” .

Cho tới nay, vấn đề quan trọng nhất là vốn có vẻ bước đầu khai thông. Đối tượng được mua nhà cũng đã được xác định và giá cũng được lãnh đạo TP quyết là sẽ hợp lý mặc dù chưa thể cụ thể. Tuy vậy tất cả các nội dung trên đều là thí điểm và hàng trăm nghìn người đang có khó khăn về nhà ở sẽ còn phải tiếp tục phấp phỏng đợi.

Muốn nhưng chưa được làm

Trong khi các tỉnh, TP được Thủ tướng cho phép thí điểm đang rất bí trong việc tìm kinh phí và tìm nhà đầu tư xây dựng thì không ít các DN đang có nhiều công nhân thiếu nhà ở muốn làm cũng lại bí.

Ông Bùi Ngọc Huyên – Giám đốc DN tư nhân Xuân Kiên cho biết, hiện 70% cán bộ công nhân nhà máy không có nhà ở. Mới đây khi nhà máy sản xuất ôtô do Cty đầu tư tại Vĩnh Phúc đi vào hoạt động thì hàng trăm người đã phải thuê nhà dân ở xung quanh. Đây là nhà máy được đánh giá là đầu tư bài bản nhất về sản xuất ôtô hiện nay và có công suất mỗi năm khoảng trên 30.000 xe các loại. Ông Huyên cũng cho biết, bên cạnh việc chi khoảng trên 1 tỷ đồng để đào tạo công nhân, DN sẵn sàng chi 10 tỷ đồng mỗi năm để xây dựng nhà ở cho công nhân và sẽ thực hiện theo phương pháp bán trả góp trong vòng 15 – 20 năm. Phương án này vừa giúp công nhân ổn định chỗ ở đồng thời cũng tạo sự gắn bó của công nhân với DN. Đây cũng là một yếu tố giúp DN cạnh tranh trong việc thu hút nhân lực chất lượng cao sẽ ngày càng gay gắt trong thời gian tới.

DN tư nhân Xuân Kiên chỉ là một trong nhiều DN sẵn sàng đầu tư tiền xây nhà ở cho công nhân. Các DN này không mong lợi nhuận từ việc xây nhà bởi các hoạt động sản xuất kinh doanh chính đã mang lại lợi nhuận. Điều cơ bản mà họ cần là sự ổn định về nhân lực và hoạt động sản xuất. Nhưng cái khó lớn nhất là các TP chưa có dự kiến về quỹ đất để các DN tự đầu tư theo kiểu này và điều đó dẫn đến: người muốn vẫn chưa thể làm.

Xem ra chưa bắt tay thí điểm đã bất cập. Tại sao không để các DN đang có nhu cầu xây nhà cho chính công nhân của họ cùng làm?

READ MORE

Đua ký gửi dự án nhà đất chờ ngày chuyển nhượng

Nghị định 17 đang chờ thông tư hướng dẫn mới có thể triển khai được. Song, để đón đầu thị trường chuyển nhượng dự án dự báo sẽ sôi động khi chính thức được pháp luật bật đèn xanh, một số chủ đầu tư TP HCM đã cấp tốc ký gửi dự án của mình vào các siêu thị địa ốc để tìm khách hàng.

Trong vòng 1 tuần qua, siêu thị địa ốc ACB nhận được 3 dự án ký gửi chuyển nhượng, Trung tâm giao dịch địa ốc Phúc Đức, siêu thị căn hộ Sài Gòn cũng nhận được lời đề nghị của một số dự án khác. Hầu hết đều là những dự án nhỏ với tổng giá trị chuyển nhượng khoảng 25-30 tỷ đồng.

Theo các nhà môi giới, để tránh cạnh tranh, các chủ đầu tư dự án nhỏ đang lo tìm đường chuyển nhượng trước. Trong khi đó, các khách hàng có khả năng tài chính để nhận chuyển nhượng dự án không nhiều nên việc mua bán sẽ không dễ dàng gì. Khách hàng cũng cần có thời gian dài để thẩm định tính khả thi, chi phí đầu tư của dự án… trước khi quyết định mua với giá hợp lý. Do đó, để một giao dịch chuyển nhượng dự án thành công, phải mất vài tháng, thậm chí cả năm trời.

Trao đổi với PV hôm qua, chủ đầu tư một dự án tại TP HCM hy vọng chỉ cần chuyển nhượng dự án bằng giá vốn đầu tư đã bỏ ra chứ không cần có lời. Ông cho biết, chỉ muốn đẩy dự án đang bùng nhùng về vốn, thủ tục… từ 3 năm nay đi nhanh cho rảnh để làm việc khác. Trước đây ông muốn bán nó đi nhưng không được phép.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc cũng dự đoán, sắp tới lượng dự án chuyển nhượng sẽ tăng ồ ạt. Trong khi nhu cầu thấp, có thể xảy ra tình trạng cạnh tranh phá giá, lôi kéo thu hút khách hàng… “Vấn đề là phải chọn dự án vừa có thịt vừa có xương để mua lại, chứ va phải dự án xấu thì chắc chắn đó không phải là cuộc làm ăn tốt”, một nhà đầu tư đang có ý định tìm mua lại dự án cho PV biết. Đó cũng là lý do hiện vài khách hàng muốn nhận chuyển nhượng dự án nhưng lại cực kỳ cẩn trọng trong lựa chọn.

Định bệnh nhà đất chưa đúng

Chuyện giá nhà đất sẽ giảm sau Nghị định 17 và thị trường bất động sản có thể tan băng, vẫn chỉ là giấc mơ của giới kinh doanh. Giao dịch tại các siêu thị địa ốc có ồn ào hơn trước Tết nhưng lại tẻ nhạt so cùng kỳ năm ngoái. Các giao dịch thành công chủ yếu là với nhà có giá trị thấp, khoảng 250-300 cây vàng/căn. Nhà giá trị lớn hơn hoặc căn hộ dự án… đều giao dịch chậm.

Phân tích kỹ hơn nội dung Nghị định 17, các nhà môi giới bất động sản cười méo mặt, bởi quy định mới chỉ tháo đầu cung là các dự án được chuyển nhượng hay phân lô bán nền, chỉ có lợi cho chủ đầu tư; còn phía cầu vẫn xảy ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu như cũ nên không giải quyết được thực chất đòi hỏi của thị trường.

Giới môi giới nói vui mà thật rằng, cho người dân mượn vốn để mua nhà sẽ giải quyết được tình trạng có cầu, rất cao là khác. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một giải pháp. Dân thiếu tiền, giá vàng “nhảy lambada”, giấy tờ thủ tục chưa được tháo gỡ… gây cản trở thị trường không nhỏ, chứ không chỉ vì nguyên nhân “cấm phân lô bán nền” như nhiều doanh nghiệp vẫn than phiền.

Xu hướng giao dịch tiền đồng tăng cao

2/3 giao dịch mới tại các siêu thị địa ốc TP HCM hiện nay chọn thanh toán bằng tiền. Đặc biệt, theo thống kê từ một số siêu thị địa ốc như ACB, Phúc Đức, NHPc, Đô thị mới…, nhà đất tư nhân rao bán càng xa khu vực nội thành thì tỷ lệ sử dụng giao dịch tiền đồng càng tăng. Nhà đất tại các tỉnh như Bình Dương, Long An, Tiền Giang chỉ thông báo thanh toán bằng đồng Việt Nam. Riêng nhà quận 1, 3 TP HCM thì vẫn giao dịch bằng vàng.

Giám đốc siêu thị địa ốc ACB Nguyễn Đình Chiểu Võ Đình Quốc cho rằng, giá vàng lên xuống thất thường là nguyên nhân chính khiến người mua bán e ngại khi sử dụng giá trị thanh toán truyền thống. Nguy cơ lỗ nặng khi giá vàng thời điểm tăng và giảm chênh nhau đến vài trăm nghìn mỗi lượng, làm cho người bán mua cảm thấy bấp bênh. Vì vậy, giao dịch bằng tiền đồng được đa số người lựa chọn.

Hiện tại rao mua bán nhà bằng tiền đồng lại thành công hơn thanh toán bằng vàng. Ông Thái Văn Ân, rao bán căn nhà tại quận Bình Thạnh với giá 105 cây vàng, dự tính giá thực bán khoảng 100 cây. 2 tháng rao bán, khách đến rồi đi ngay, trong khi ông cần tiền cho việc làm ăn của gia đình. Suy đi tính lại, ông nghĩ ra kế đổi giá trị giao dịch thành tiền đồng, vẫn tương đương với giá trị 105 cây vàng. Kết quả ông bán được nhà ngay trong vòng 2 tuần, giá 1 tỷ đồng, tức khoảng 98 cây vàng.

Một vài siêu thị địa ốc đang đưa ra các chương trình khuyến mãi để khuyến khích các giao dịch tiền đồng. Đi đầu là siêu thị địa ốc ngân hàng ACB. Dự kiến đầu tháng 3, siêu thị này sẽ tung ra chương trình khuyến mãi giảm phí dịch vụ cho khách hàng ký gửi nếu áp dụng loại hình thanh toán giao dịch bằng tiền đồng. Siêu thị này cũng sẽ mở riêng một sàn giao dịch rao bán, ký gửi, cho thuê bằng tiền đồng để phục vụ nhu cầu thanh toán mua bán đang tăng cao.

READ MORE

Chỉ cấp phép khi có quy hoạch

Nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong ngành xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã cùng lãnh đạo các viện trực thuộc đi thực tế tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Cà Mau.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông ngay sau chuyến đi này.

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về tình hình quy hoạch xây dựng tại những địa phương có đặc thù miền sông nước và tốc độ phát triển đô thị còn hạn chế?

Tùy theo tình hình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương mà những công tác này có sự khác nhau, trong đó, việc thực hiện quy hoạch cũng khác nhau. Tôi nhận thấy các địa phương đã rất chú trọng đến việc lập quy hoạch xây dựng. Có địa phương thực hiện với ý thức rất tốt và cần tiếp tục phát huy như Cà Mau.

Tuy nhiên, việc lập quy hoạch vẫn còn có nhiều khiếm khuyết, chưa phát huy được hết tiềm năng, đặc điểm của vùng đất. Nguyên nhân của tình trạng này là thiếu sự đóng góp tích cực của đội ngũ kiến trúc sư giỏi, cũng như vốn để thực hiện. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị mà còn có tác động xấu tới việc xây dựng trên địa bàn, nhất là gây phản ứng tiêu cực từ phía người dân có nhu cầu xây dựng và là đối tượng nằm trong diện giải toả.

Bộ trưởng có thể cho biết cụ thể những tác động từ quy hoạch đô thị tới quá trình xây dựng?

Trong quy hoạch, các địa phương phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ là quy hoạch tổng thể (1/2000) và quy hoạch chi tiết (1/500). Việc lập quy hoạch chi tiết lại liên quan tới các yếu tố địa lý, tập quán của nguời dân.

Trong khi đó, yêu cầu của quy hoạch chi tiết phải rõ ràng, không chỉ thể hiện mặt bằng mà còn phải vẽ được mặt đứng của các con đường đô thị. Điều này sẽ giúp các nhà làm quy hoạch thấy được những ưu khuyết điểm và đưa ra những tiêu chí cho việc xây dựng. Nói cách khác, đây là cơ sở cho việc cấp phép xây dựng.

Có một nguyên tắc trong Luật Xây dựng là các sở xây dựng chỉ được cấp phép xây dựng khi đã có quy hoạch chi tiết. Đây là mấu chốt của vấn đề vì nếu không để quy hoạch đi trước một bước sẽ gây ra tình trạng khó giải quyết những trường hợp người dân đã xây dựng xong nhà, đặc biệt là xuất hiện tình trạng xây dựng bừa bãi, lộn xộn.

Có địa phương cho rằng nhiều địa điểm cần thiết phải lập quy hoạch để quản lý xây dựng và kêu gọi đầu tư chưa được làm kịp thời. Bộ trưởng nhận định về vấn đề này như thế nào?

Thực tế, vốn cho công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch ở địa phương còn hạn chế. Mặt khác, quy hoạch xây dựng là quy hoạch vật thể. Điều này khác với quy hoạch kinh tế – xã hội và phải được thể hiện rõ trên bản vẽ. Trong việc quy hoạch xây dựng, cần phải nhìn nhận công tác của người lãnh đạo ở địa phương đó đóng vai trò hết sức quan trọng. Ví dụ, quy hoạch thị xã thì chủ tịch UBND thị xã phải quan tâm.

Về chi phí xây dựng quy hoạch thì tiền trả cho khảo sát chiếm khá nhiều. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục được khi các đơn vị quản lý xây dựng địa phương phối hợp chặt chẽ với sở tài nguyên và môi trường. Vừa qua, Chính phủ đã cấp khoảng 600 tỷ đồng để Bộ Tài nguyên và Môi trường làm bản đồ. Do đó, các đơn vị có thể lấy thông tin từ nguồn này và không phải trả chi phí. Điều này cũng giúp giảm chi phí thiết kế quy hoạch vì chi phí khảo sát trong công tác này khá lớn.

 

Thưa Bộ trưởng, trong công tác quản lý xây dựng, vấn đề cải cách hành chính ở các đơn vị quản lý xây dựng địa phương được đánh giá như thế nào?

Đúng là năm 2005, Chính phủ ban hành nhiều chính sách mới có liên quan tới ngành xây dựng. Chính vì thế, với năng lực của nhiều địa phương còn hạn chế vẫn còn tồn tại không ít lúng túng trong việc triển khai, nhất là đã xuất hiện tình trạng nhiều cơ quan quản lý nhà nước không hiểu thấu đáo tinh thần của Luật Xây dựng. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định rằng các địa phương đã có ý thức rất tốt trong việc triển khai. Điều này sẽ là yếu tố khắc phục những tồn tại.

Hiện có 3 vấn đề tôi cần nhấn mạnh đối với các đơn vị quản lý xây dựng địa phương.

Thứ nhất, năng lực của các địa phương. Theo đó, hoạt động xây dựng là hoạt động chuyên môn và mang tính chuyên nghiệp. Luật đã quy định về chứng chỉ hành nghề cho những người làm nghề có đủ năng lực và không cấp cho các tổ chức. Vì vậy các đơn vị quản lý phải lập ra những hội đồng xét duyệt. Đáng nói là hội đồng này phải linh hoạt để đánh giá cho đúng hồ sơ của những người đăng ký, nếu đủ thì phải cấp cho họ. Riêng những người làm nghề ở vùng sâu, vùng xa có trình độ cao đẳng mà có đủ kinh nghiệm, năng lực thì cũng phải linh hoạt cấp cho họ.

Thứ hai, Nghị định 16 đã phân cấp mạnh đến cơ sở. Các đơn vị phải hiểu tinh thần của Nghị định này là phân cấp trách nhiệm và quyền hạn cho chủ đầu tư nhưng lại đề cao vai trò quản lý Nhà nước.Thứ ba, hồ sơ thủ tục xây dựng, các địa phương phải phân biệt thủ tục quản lý đầu tư xây dựng và thủ tục quản lý của nhà đầu tư.

READ MORE

Những đô thị mới – bộ mặt TP.HCM trong tương lai

Khu đô thị (KĐT) Nam thành phố đang tăng tốc, KĐT mới Thủ Thiêm chuẩn bị khởi động, KĐT Tây Bắc vừa được duyệt quy hoạch chung và KĐT Cảng Hiệp Phước mới có… đầu bài về ý tưởng. Tất cả sẽ hình thành nên những đô thị vệ tinh thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nguồn nhân lực và giải quyết vấn nạn đô thị hiện hữu cho bộ mặt TP.HCM hướng đến tương lai. Xin giới thiệu phác thảo 4 khu đô thị mới để bạn đọc tham khảo.

1. KĐT mới Thủ Thiêm có vị trí đặc biệt quan trọng vì cùng với trung tâm hiện hữu Thủ Thiêm hình thành nên một trung tâm mới, là lõi trung tâm của cả TP phát triển hai bên bờ sông Sài Gòn vì vậy cần được ưu tiên đầu tư. Nằm trong bán đảo Thủ Thiêm, đối diện với trung tâm quận 1 qua sông Sài Gòn, gồm các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, một phần phường Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2. Diện tích khu đất quy hoạch 770 ha. Công việc đang nghiên cứu hiện nay là sơ phác hàng loạt quy hoạch về tổng mặt bằng (tỉ lệ 1/5000), giao thông, không gian mở, cao độ, phương án mặt cắt đường… Theo Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm, hiện đã giải tỏa hơn 50% diện tích đất ở đây nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp. Thủ Thiêm cũng đã kiến nghị TP về chính sách bồi thường, tái định cư; quy chế đầu tư… Hiện Viện Kinh tế TP đã hoàn tất tờ trình gửi UBND TP về đề xuất bổ sung những mặt chưa hợp lý của KĐT mới Thủ Thiêm, nhất là quá trình bồi thường hỗ trợ, tái định cư.

2. KĐT Cảng Hiệp Phước ngoài khu công nghiệp 300 ha, toàn bộ diện tích còn lại của xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (khoảng 3.600 ha) trong tương lai sẽ được quy hoạch thành KĐT Cảng Hiệp Phước. Tại hội thảo góp ý cho đề án “nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để xây dựng KĐT Công nghiệp Cảng Hiệp Phước” do UBND TP tổ chức đầu tháng 1/2006, đặt ra nhiều vấn đề mới như: Làm thế nào để người dân tự nguyện góp vốn? Chỉ có nông dân hay tất cả người dân có đất trong khu quy hoạch được góp vốn? Quyền lợi của những cổ đông là nông dân khác gì với những cổ đông khác?…

Theo Chủ tịch UBND huyện Nhà bè Võ Minh Thành, số hộ là nông dân thực thụ ở xã Hiệp Phước chỉ khoảng 50%, còn lại là những hộ từ các quận, huyện khác đến, thậm chí không ít trường hợp đã mua đất với mục đích đầu cơ. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực ủng hộ cách làm táo bạo của TP.HCM trong việc giải quyết bài toán về kinh tế – xã hội khi chuyển một khu vực rộng lớn chủ yếu thuần nông thành một KĐT công nghiệp cảng và hứa sẵn sàng làm đầu mối giúp TP.HCM xây dựng đề án này như một mô hình điểm của cả nước.

3. KĐT Nam TP (thuộc phường Tân Phong, Tân Phú, quận 7 và các xã An Phú Tây, Phong Phú, Bình Hưng, Hưng Long thuộc huyện Bình Chánh và một phần phường 7, quận 8) hiện đã có 17 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép và chấp thuận đầu tư, với tổng vốn đăng ký lên đến 884 triệu USD và 79 dự án trong nước được ghi vốn đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 10.900 tỉ đồng. Vừa qua, UBND TP đã chính thức điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu Nam từ 2.612 ha lên hơn 2.975 ha với quy mô dân số khoảng 500.000 dân.

Khu Nam hiện có nhiều thuận lợi do đã đưa vào sử dụng các cây cầu như Tân Thuận 2, Nguyễn Tri Phương, Kinh Tẻ, Nhị Thiên Đường và tới đây là cầu Nguyễn Văn Cừ… Bà Võ Thị Hiệp, Trưởng Ban Quản lý khu Nam, cho biết trong năm 2006 sẽ ưu tiên hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/5000 và điều chỉnh quy hoạch các dự án trên địa bàn, đẩy nhanh việc bồi thường và giải phóng mặt bằng ở những dự án đã có quyết định thu hồi đất.

4. KĐT Tây Bắc thuộc một phần diện tích xã Tân Thới Nhì (Hóc Môn), xã Tân Phú Trung, xã Tân Thông Hội, Tân An Hội, thị trấn Củ Chi và xã Phước Hiệp (Củ Chi) có chiều dài khoảng 18km, rộng từ 3km đến 5km. KĐT Tây Bắc là KĐT mới hiện đại, KĐT sinh thái, là trung tâm khu vực cấp TP về phía Tây – Bắc, là khu công nghiệp tập trung, kho bãi trung chuyển của TP và là đầu mối giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị của TP cửa ngõ Tây – Bắc. Do là KĐT sinh thái nên trong 6.000 ha đất quy hoạch TP dành 1.300 ha đất cho cây xanh, 700 ha đất hồ điều tiết kênh rạch. Đất dân dụng cũng chiếm diện tích đáng kể là 2.300 ha. Dân số hiện trạng chỉ 30.000 người nhưng sau khi quy hoạch thành KĐT Tây- Bắc sẽ tăng gấp 10 lần là 300.000 người.

 

READ MORE

Đua ký gửi dự án nhà đất chờ ngày chuyển nhượng

Nghị định 17 đang chờ thông tư hướng dẫn mới có thể triển khai được. Song, để đón đầu thị trường chuyển nhượng dự án dự báo sẽ sôi động khi chính thức được pháp luật bật đèn xanh, một số chủ đầu tư TP HCM đã cấp tốc ký gửi dự án của mình vào các siêu thị địa ốc để tìm khách hàng.

Trong vòng 1 tuần qua, siêu thị địa ốc ACB nhận được 3 dự án ký gửi chuyển nhượng, Trung tâm giao dịch địa ốc Phúc Đức, siêu thị căn hộ Sài Gòn cũng nhận được lời đề nghị của một số dự án khác. Hầu hết đều là những dự án nhỏ với tổng giá trị chuyển nhượng khoảng 25-30 tỷ đồng.

Theo các nhà môi giới, để tránh cạnh tranh, các chủ đầu tư dự án nhỏ đang lo tìm đường chuyển nhượng trước. Trong khi đó, các khách hàng có khả năng tài chính để nhận chuyển nhượng dự án không nhiều nên việc mua bán sẽ không dễ dàng gì. Khách hàng cũng cần có thời gian dài để thẩm định tính khả thi, chi phí đầu tư của dự án… trước khi quyết định mua với giá hợp lý. Do đó, để một giao dịch chuyển nhượng dự án thành công, phải mất vài tháng, thậm chí cả năm trời.

Trao đổi với PV hôm qua, chủ đầu tư một dự án tại TP HCM hy vọng chỉ cần chuyển nhượng dự án bằng giá vốn đầu tư đã bỏ ra chứ không cần có lời. Ông cho biết, chỉ muốn đẩy dự án đang bùng nhùng về vốn, thủ tục… từ 3 năm nay đi nhanh cho rảnh để làm việc khác. Trước đây ông muốn bán nó đi nhưng không được phép.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc cũng dự đoán, sắp tới lượng dự án chuyển nhượng sẽ tăng ồ ạt. Trong khi nhu cầu thấp, có thể xảy ra tình trạng cạnh tranh phá giá, lôi kéo thu hút khách hàng… “Vấn đề là phải chọn dự án vừa có thịt vừa có xương để mua lại, chứ va phải dự án xấu thì chắc chắn đó không phải là cuộc làm ăn tốt”, một nhà đầu tư đang có ý định tìm mua lại dự án cho PV biết. Đó cũng là lý do hiện vài khách hàng muốn nhận chuyển nhượng dự án nhưng lại cực kỳ cẩn trọng trong lựa chọn.

Định bệnh nhà đất chưa đúng

Chuyện giá nhà đất sẽ giảm sau Nghị định 17 và thị trường bất động sản có thể tan băng, vẫn chỉ là giấc mơ của giới kinh doanh. Giao dịch tại các siêu thị địa ốc có ồn ào hơn trước Tết nhưng lại tẻ nhạt so cùng kỳ năm ngoái. Các giao dịch thành công chủ yếu là với nhà có giá trị thấp, khoảng 250-300 cây vàng/căn. Nhà giá trị lớn hơn hoặc căn hộ dự án… đều giao dịch chậm.

Phân tích kỹ hơn nội dung Nghị định 17, các nhà môi giới bất động sản cười méo mặt, bởi quy định mới chỉ tháo đầu cung là các dự án được chuyển nhượng hay phân lô bán nền, chỉ có lợi cho chủ đầu tư; còn phía cầu vẫn xảy ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu như cũ nên không giải quyết được thực chất đòi hỏi của thị trường.

Giới môi giới nói vui mà thật rằng, cho người dân mượn vốn để mua nhà sẽ giải quyết được tình trạng có cầu, rất cao là khác. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một giải pháp. Dân thiếu tiền, giá vàng “nhảy lambada”, giấy tờ thủ tục chưa được tháo gỡ… gây cản trở thị trường không nhỏ, chứ không chỉ vì nguyên nhân “cấm phân lô bán nền” như nhiều doanh nghiệp vẫn than phiền.

Xu hướng giao dịch tiền đồng tăng cao

2/3 giao dịch mới tại các siêu thị địa ốc TP HCM hiện nay chọn thanh toán bằng tiền. Đặc biệt, theo thống kê từ một số siêu thị địa ốc như ACB, Phúc Đức, NHPc, Đô thị mới…, nhà đất tư nhân rao bán càng xa khu vực nội thành thì tỷ lệ sử dụng giao dịch tiền đồng càng tăng. Nhà đất tại các tỉnh như Bình Dương, Long An, Tiền Giang chỉ thông báo thanh toán bằng đồng Việt Nam. Riêng nhà quận 1, 3 TP HCM thì vẫn giao dịch bằng vàng.

Giám đốc siêu thị địa ốc ACB Nguyễn Đình Chiểu Võ Đình Quốc cho rằng, giá vàng lên xuống thất thường là nguyên nhân chính khiến người mua bán e ngại khi sử dụng giá trị thanh toán truyền thống. Nguy cơ lỗ nặng khi giá vàng thời điểm tăng và giảm chênh nhau đến vài trăm nghìn mỗi lượng, làm cho người bán mua cảm thấy bấp bênh. Vì vậy, giao dịch bằng tiền đồng được đa số người lựa chọn.

Hiện tại rao mua bán nhà bằng tiền đồng lại thành công hơn thanh toán bằng vàng. Ông Thái Văn Ân, rao bán căn nhà tại quận Bình Thạnh với giá 105 cây vàng, dự tính giá thực bán khoảng 100 cây. 2 tháng rao bán, khách đến rồi đi ngay, trong khi ông cần tiền cho việc làm ăn của gia đình. Suy đi tính lại, ông nghĩ ra kế đổi giá trị giao dịch thành tiền đồng, vẫn tương đương với giá trị 105 cây vàng. Kết quả ông bán được nhà ngay trong vòng 2 tuần, giá 1 tỷ đồng, tức khoảng 98 cây vàng.

Một vài siêu thị địa ốc đang đưa ra các chương trình khuyến mãi để khuyến khích các giao dịch tiền đồng. Đi đầu là siêu thị địa ốc ngân hàng ACB. Dự kiến đầu tháng 3, siêu thị này sẽ tung ra chương trình khuyến mãi giảm phí dịch vụ cho khách hàng ký gửi nếu áp dụng loại hình thanh toán giao dịch bằng tiền đồng. Siêu thị này cũng sẽ mở riêng một sàn giao dịch rao bán, ký gửi, cho thuê bằng tiền đồng để phục vụ nhu cầu thanh toán mua bán đang tăng cao.

READ MORE